Bàng quang là một trong những cơ quan quan trọng của hệ bài tiết, bàng quan có nhiệm vụ chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi nước tiểu bài tiết thông qua niệu đạo.

daydreaming distracted girl in class

BÀNG QUANG

Bàng quang nằm dưới phúc mạc, ở sau khớp mu. Trong trạng thái rỗng, bàng quang có vị trí ở hoàn toàn trong phần trước vùng chậu, đằng sau bàng quang là trực tràng và cơ quan sinh dục. Một khi bàng quang chứa đầy nước tiểu thì nó sẽ căng lên thành hình cầu, vượt lên trên khớp mu và nằm trong ổ bụng.

Vị trí bàng quang ở nam giới

Vị trí bàng quang ở nữ giới

Bàng quang là một bộ phận của cơ thể bao gồm 4 mặt:

- Mặt phía trên của bàng quang được phúc mạc phủ lên, ở trạng thái không chứa nước thì mặt trên của bàng quang sẽ lõm xuống, ngay khi bàng quang đầy nước thì mặt trên sẽ lồi ra.

- Hai mặt dưới bên nằm trên hoành chậu

- Mặt sau dưới (ở đáy bàng quang), có hình dạng phẳng, thỉnh thoảng lồi ra

Bàng quang của trẻ em phần lớn nằm trong ổ bụng, có hình dáng giống quả lê, phần cuống là ống niệu rốn. Khi trẻ em lớn lên, bàng quang sẽ di chuyển xuống vùng chậu, ống niệu rốn thu nhỏ dần và bít hẳn lại.

Cấu tạo và chức năng của bàng quang:

Cấu tạo của bàng quang

Bàng quang gồm 4 lớp, theo thứ tự từ trong ra ngoài:

- Lớp niêm mạc

- Lớp hạ niêm mạc: Có cấu tạo không chắc chắn, đây là nguyên nhân dễ khiến lớp cơ và lớp hạ niêm mạc trượt vào nhau

- Lớp cơ: Có cấu tạo gồm lớp cơ vòng ở trong, lớp cơ dọc ở ngoài và lớp cơ chéo ở giữa

- Lớp thanh mạc



Cấu tạo của bàng quang
Cấu tạo của bàng quang

Lòng trong của bàng quang được che phủ bởi một lớp niêm mạc. Bàng quang được kết nối với bể thận bằng 2 niệu quản. Hai lỗ niệu quản cùng với cổ bàng quang tạo thành hình tam giác. Gờ liên niệu đạo là đường gờ cao nối 2 lỗ niệu quản. Ở phía dưới, bàng quang được mở thông ra ngoài qua niệu đạo.

Ở người trưởng thành, bàng quang có thể chứa tới khoảng 300 – 500ml nước tiểu. Tuy nhiên, với một số trường mắc bệnh lý thì dung tích chứa nước bàng quang có thể tăng lên đến đơn vị lít hoặc giảm xuống còn khoảng vài chục ml.

Chức năng của bàng quang

– Là nơi chứa đựng nước tiểu chưa bài tiết ra ngoài cơ thể.

– Dự trữ nước tiểu cho cơ thể. Khi 3 lớp cơ của bàng quang hoạt động, nước tiểu sẽ được đẩy ra ngoài cơ thể theo từng đợt theo các bước sau:

+ Lớp cơ trơn bàng quang nhận sự chi phối thần kinh phó giao cảm từ tủy, là cơ tống nước tiểu

+ Cơ vòng trong và lỗ niệu đạo trong nhân sự chi phối thần kinh giao cảm, kiểm soát quá trình đi tiểu. Ở nam giới, cơ vòng trong giúp ngăn chặn tinh dịch không bị trào ngược khi xuất tinh.

+ Cơ vân ở vòng ngoài điều khiển việc tiểu tiện theo ý muốn của bản thân

Chức năng đào thải nước tiểu  của bàng quang được kiểm soát bởi cơ chế thần kinh phức tạp của hệ phó giao cảm tủy, các sợi giao cảm tủy ngực và một phần của thân não, tủy sống. Một khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, các dây thần kinh gửi tín hiệu thần kinh về não thông qua các dây liên lạc của tủy sống. Khi nhận tín hiệu, não gửi phản hồi xuống bàng quang khiến thành bàng quang co lại và cơ thắt, van gần đầu niệu đạo thả lỏng và dần mở ra để nước tiểu đào thải xuống và  thoát ra ngoài cơ thể.

 

Chức năng của bàng quang

Các bệnh thường gặp ở bàng quang

- Sỏi bàng quang

- Ung thư bàng quang

- Viêm bàng quang

Sỏi bàng quang

 Ung thư bàng quang

Những cách giữ gìn sức khoẻ bàng quang

Bàng quang là một cơ quan vô cùng quan trọng của cơ thể con người. Thế nên để tránh mắc các bệnh liên quan tới bàng quang. Chúng ta cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa cho bản thân sau đây để giữ gìn sức khoẻ bàng quang một các hiệu quả nhất:

  • Uống đủ nước mỗi ngày

  • Phải đi ngay khi mắc tiểu

  • Tắm rửa nên bằng vòi hoa sen, tuyệt đối không ngâm mình quá lâu trong bồn tắm 

  • Không nên  dùng các loại thuốc thụt rửa âm đạo hoặc thuốc vệ sinh phụ nữ ở dạng xịt

  • Tiểu ngay sau khi quan hệ

  • Giữ gìn sạch sẽ bộ phận sinh dục hằng ngày, nhất là những người đang có các bệnh liên quan tới bàng quang 

  • Ăn uống khoa học, tạo lập một thói quen sinh hoạt lành mạnh.

  • Mặc đồ thoáng mát, rộng rãi, tránh cọ xát bộ phận sinh dục.

  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao

 

 
Có thể bạn quan tâm?
HỆ NGOẠI TIẾT

HỆ NGOẠI TIẾT

Hệ thống ngoại tiết của chúng ta bao gồm một loạt các tuyến trên khắp cơ thể. Các tuyến này tiết ra các chất giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động, bao gồm mồ hôi, sữa mẹ, chất nhờn và dầu. Hệ thống ngoại tiết khác với hệ thống nội tiết của bạn, ở chỗ nó tiết ra các chất này thông qua các ống dẫn. Các tình trạng ảnh hưởng đến hệ thống ngoại tiết của bạn bao gồm ung thư, viêm và rụng lông.
administrator
LƯỠI

LƯỠI

Lưỡi là một cơ quan trong miệng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về lưỡi và các tình trạng liên quan tới lưỡi nhé.
administrator
XƯƠNG CHÀY

XƯƠNG CHÀY

Xương chày là xương dài thứ hai trong cơ thể đóng một vai trò quan trọng trong cách bạn đứng, di chuyển và giữ thăng bằng. Xương chày thường chỉ bị chấn thương nghiêm trọng như tai nạn xe hơi. Nhưng nếu xương bị suy yếu do loãng xương, bạn sẽ có nguy cơ bị gãy xương cao hơn mà bạn có thể không biết.
administrator
HỆ THỐNG BẠCH HUYẾT

HỆ THỐNG BẠCH HUYẾT

Hệ thống bạch huyết, một phần của hệ thống miễn dịch, có nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể, bao gồm bảo vệ cơ thể bạn khỏi những kẻ xâm lược gây bệnh, duy trì lượng chất lỏng trong cơ thể, hấp thụ chất béo trong đường tiêu hóa và loại bỏ chất thải tế bào. Sự tắc nghẽn, bệnh lý hoặc nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến chức năng hệ thống bạch huyết của bạn.
administrator
AXIT URIC

AXIT URIC

Tăng axit uric trong máu là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh lý gout. Sau đây hãy cũng tìm hiểu về axit uric và các biện pháp để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gout nhé.
administrator
CƠ THẮT LƯNG

CƠ THẮT LƯNG

Cơ thắt lưng là một cơ rộng, dẹt, phủ gần hết phần dưới của lưng. Chúng có vai trò quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cơ thắt lưng nhé.
administrator
COLLAGEN

COLLAGEN

Collagen là một loại protein có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về collagen nhé.
administrator
DÂY THẦN KINH TAY

DÂY THẦN KINH TAY

Dây thần kinh tay (dây thần kinh giữa) cung cấp các chức năng vận động (chuyển động) cho cẳng tay, cổ tay và bàn tay. Nó cũng gửi cảm giác chạm, đau và nhiệt độ từ cánh tay và bàn tay đến não. Dây thần kinh tay bị chèn ép có thể gây ra hội chứng ống cổ tay. Nếu điều đó xảy ra, bạn có thể bị đau cổ tay và gặp khó khăn khi cầm nắm các vật dụng.
administrator