Xương quay nằm ở chi trên, là một trong 2 xương chính của cẳng tay được kết nối với xương trụ bởi lớp dây chằng chéo và màng liên kết. Xương quay có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của cánh tay, đảm bảo khớp với các xương xung quanh để thực hiện hoạt động cần thiết.

daydreaming distracted girl in class

XƯƠNG QUAY

Xương quay là gì?

Xương quay nằm ở chi trên, là một trong 2 xương chính của cẳng tay được kết nối với xương trụ bởi lớp dây chằng chéo và màng liên kết.

Chiều dài và kích thước của xương quay nhỏ hơn so với xương trụ (khoảng 2.5cm). Xương quay có dạng hình lăng trụ, hơi cong theo chiều dài, khớp với rãnh xương quay, chỏm con của xương cánh tay và đầu xương trụ. Khi để tay buông thõng bình thường, lòng bàn tay hướng về phía trước thì xương này nằm ở phía ngoài và song song với xương trụ cẳng tay.

Đầu xa của xương kết nối với cổ tay ngay trước ngón tay, đầu gần của xương quay tạo nên cạnh bên ngoài của khớp khuỷu tay. Chuyển động của xương giúp cổ tay và tay chuyển động, tạo ra sự ổn định cho khớp ở khuỷu tay. 

 

Trong một số trường hợp, xương quay có thể kém phát triển, ngắn, hoặc thậm chí là không có. Tình trạng này hiếm khi xảy ra sau chấn thương, mà có thể hình thành do bẩm sinh.

Cấu tạo xương quay

Ở người trưởng thành có chiều dài xương quay khoảng từ 22 – 26.7cm, ở phụ nữ thường là khoảng 22.35cm và ở nam giới là khoảng 24.13cm. 

Xương quay có cấu tạo bao gồm thân xương và đầu xương trên, dưới. 

Thân xương

Thân xương có hình lăng trụ với kết cấu bởi 3 mặt và 3 bờ. 3 mặt gồm mặt trước, mặt ngoài và mặt sau. 3 bờ gồm bờ trước, bờ sau và bờ gian cốt. Cụ thể:

  • Mặt trước: Là phần lồi củ quay có lỗ nuôi xương ở khoảng giữa và hình dáng rộng dần phía dưới. Ở dưới có phần cơ sấp vuông bám và ở trên có cơ dài gấp của ngón cái bám, ở giữa có lỗ dưỡng cốt.

  • Mặt sau: Có kết cấu hơi lõm, tròn, ở dưới lõm thành rãnh, có cơ dạng dài và cơ duỗi ngắn ngón cái bám.

  • Mặt ngoài: Tròn, với phần giữa gồ ghề để cơ sấp tròn, ở trên mặt ngoài có cơ ngửa ngắn bám.

Đầu trên xương

Phần đầu trên của xương bao gồm cổ xương, chỏm xương và lồi củ. Trong đó:

  • Chỏm xương: Có chức năng xoay quanh xương trụ để hỗ trợ quá trình sấp ngửa của cẳng tay. Chỏm xương dạng hình trụ, mặt lõm và có chiều hơi hướng lên phía trên.

  • Lồi củ quay: Đây là vị trí bám của phần cơ nhị đầu, nhìn từ vị trí bên ngoài sẽ thấy xương quay có phần cong.

  • Cổ xương quay: Có dạng hình ống với chiều dài trung bình từ 10 – 12mm.

Đầu dưới xương

Phần đầu dưới xương quay to hơn đầu trên, có 5 mặt, bè ra 2 bên và dẹt từ trước ra sau. Mặt trên dính vào thân xương, mặt dưới tiếp khớp với xương thuyền và xương nguyệt ở cổ tay. Đặc điểm như sau:

  • Mặt trong: Mặt trong hơi lõm, có hình tam khác, được tạo thành từ bờ gian cốt chia đôi, có diện khớp nhỏ ở dưới được gọi là phần khuyết trụ của xương quay.

  • Mặt ngoài: Có hình dáng mở rộng ở phía dưới phần mỏm trâm quay, xuống thấp hơn mỏm trâm trụ 1 cột.

  • Mặt sau: Có kết cấu dạng lồi, có nhiều rãnh giúp cho gân cơ duỗi dễ dàng hơn.

  • Mặt trước: Có kết cấu bề mặt trơn láng, có gờ rõ rệt, có cơ sấp vuông bám.

  • Mặt dưới: Có hình tam giác, có mấu nhỏ nhô xuống dưới gọi là mỏm trâm, ở ngay bên dưới phần da cổ tay.

3 bộ phận này giúp tạo thành xương quay dài, cứng và hỗ trợ các hoạt động của cánh tay. Tuy nhiên, các phần của đầu xương quay thường có kết cấu xốp và cứng dần theo sự lão hóa của cơ thể.

Chức năng của xương quay

Xương quay có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của cánh tay, đảm bảo khớp với các xương xung quanh để thực hiện hoạt động cần thiết.

Chức năng hỗ trợ hoạt động sấp ngửa của cánh tay

  • Tạo nên các hoạt động như duỗi tay, gấp cánh tay, quay, nghiêng tay và cổ tay.

Giúp nâng và chuyển động cơ thể

Hỗ trợ điều khiển các hoạt động của xương

  • Phần xương cổ tay và ngón tay, giúp vận động khớp khuỷu thông qua khớp cánh tay quay. Vì vậy nếu xương quay bị tổn thương thì có thể khiến phần cổ tay và cẳng tay cũng gặp vấn đề.

Thực hiện hỗ trợ các hoạt động sinh hoạt

  • Cầm nắm, vận động, chịu áp lực khi bê vác, khiêng và vận chuyển đồ bằng tay

Chống sự vẹo ngoài của khuỷu

  • Chỏm xương quay có vai trò như một yếu tố giữ vững thứ phát, giúp chống lại sự vẹo ngoài của khuỷu tay, đồng thời chống bán trật ra sau khi khuỷu gấp.

Chịu lực

Phần chỏm quay có tác dụng chịu 60% lực qua khớp khuỷu, khi khuỷu duỗi và gấp thì lực này gia tăng nhiều hơn. Trong một số trường hợp, chỏm quay có thể phải chịu lực lên đến 90% trọng lượng cơ thể.

Một số vấn đề và bệnh lý xương quay thường gặp

Gãy xương thường xảy ra do chấn thương, dùng tay đỡ cơ thể khi bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc tai nạn khi tập luyện thể thao… Tuy gãy xương quay không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến người bệnh bị hạn chế vận động phần tay. 

Đây là vấn đề thường gặp nhất ở xương quay, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và giới tính, tình trạng gãy xương này thường xảy ra ở trẻ em và người lớn từ 40 tuổi trở lên.

Khi gãy xương, người bệnh sẽ mất cảm giác tay, các vùng xung quanh tay cũng bị bầm tím, tụ máu. Ở một số trường hợp khác có thể bị biến dạng tay, nhạy cảm, lạo xạo xương, sưng, mất cơ năng hoặc cảm giác,…

Gãy đầu dưới của xương quay là loại phổ biến nhất trong các tình trạng gãy xương quay, thường gặp khi bệnh nhân ngã chống tay cổ tay duỗi. 

người bệnh cũng không thể tự xử lý dù mức độ gãy xương nặng hay nhẹ mà cần được điều trị y tế càng sớm càng tốt, để tránh những biến chứng nguy hiểm sau này. Cách điều trị gãy xương thông thường nhất là bó nẹp phục hồi chức năng kết hợp vật lý trị liệu để tăng cường khả năng phục hồi cho người bệnh. 

Tuy nhiên, tùy vào mức độ gãy xương và cơ địa, sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Ở một số trường hợp gãy xương nặng, người bệnh có thể phải phẫu thuật để khắc phục tổn thương. Sau khi phẫu thuật cần phải thực hiện tập phục hồi chức năng, thông thường sau khi phẫu thuật sẽ cần khoảng 2-3 tháng để xương tay có thể khôi phục và hoạt động như bình thường.

Cách chăm sóc và bảo vệ xương luôn khỏe mạnh

Việc gãy xương quay thường xảy ra do các chấn thương hay tai nạn không mong muốn xảy ra, ở một số trường hợp chúng ta không thể ngăn chặn tình trạng gãy xương nhưng có thể chăm sóc và giữ cho xương được khỏe mạnh. Để giúp xương có khả năng chống chịu và ít gặp tổn thương nhất, bạn có thể thực hiện những biện pháp như sau:

  • Luyện tập thể dục thường xuyên: vận động hằng ngày, luyện tập thể dục thể thao là cách rèn luyện xương hiệu quả nhất. Các bài tập thể dục hữu ích cho việc duy trì độ bền xương nhất là đi bộ, đi bộ đường dài, chạy, khiêu vũ,…

  • Chú ý trong các hoạt động sinh hoạt: Cần chú ý để phòng tránh té ngã và các tai nạn khác, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ gãy xương quay.

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Thực hiện bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin D – chất dẫn truyền giúp cơ thể hấp thu canxi hiệu quả. Cần lưu ý chỉ bổ sung lượng canxi vừa đủ vì quá nhiều canxi vì có thể dẫn đến tích tụ lắng cặn có hại cho tim, nếu bạn không có nguy cơ bị loãng xương thì việc bổ sung nhiều canxi cũng không quá cần thiết.

  • Nên tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng: Điều này giúp cơ thể tổng hợp vitamin D hiệu quả (có thể tổng hợp 90% nhu cầu vitamin D cần thiết cho cơ thể).

 

Có thể bạn quan tâm?
TRUNG BÌ

TRUNG BÌ

Trung bì là lớp ở giữa của vùng da trên cơ thể. trung bì có nhiều chức năng khác nhau, bao gồm bảo vệ cơ thể bạn khỏi bị tổn hại, hỗ trợ lớp biểu bì bạn, giúp cảm nhận các cảm giác khác nhau, tiết ra mồ hôi và mọc lông.
administrator
MAO MẠCH LIÊN TỤC

MAO MẠCH LIÊN TỤC

TỔNG QUÁT Mao mạch liên tục là gì? Mao mạch là những mạch máu nhỏ vận chuyển máu, chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào trong các cơ quan và hệ thống cơ thể của bạn. Mao mạch là những mạch máu nhỏ nhất trong hệ thống mạch máu (mạch máu) của bạn. Mao mạch liên tục là loại mao mạch phổ biến nhất trong cơ thể bạn. Giống như các mạch máu khác, chúng có một lớp lót được tạo thành từ một loại tế bào gọi là tế bào nội mô. Chúng được gọi là liên tục vì các tế bào này nằm gần nhau, nối tiếp nhau. Các loại mao mạch liên tục Có hai loại mao mạch liên tục: Mao mạch có một vài túi vận chuyển, có một lớp lót chứa các lỗ rỗng (còn gọi là khe hở nội bào) chỉ cho phép các phân tử nhỏ đi qua. Các phân tử này bao gồm nước, glucose, hormone và khí. Loại mao mạch này tồn tại trong hệ thần kinh, da và phổi của bạn. Mao mạch có nhiều túi vận chuyển có các khe hở lớn hơn giữa các tế bào cho phép trao đổi nhanh các chất. Những chất này bao gồm chất dinh dưỡng và máu. Loại mao mạch này nằm trong thận, ruột non và các tuyến nội tiết của bạn. Loại mao mạch thứ ba, mao mạch hình sin, không liên tục. Các mao mạch này có những khoảng trống và lỗ thậm chí còn lớn hơn. Các mao mạch hình sin nằm trong gan, lá lách, các hạch bạch huyết, tủy xương và các tuyến nội tiết của bạn. CHỨC NĂNG Các mao mạch liên tục có chức năng gì? Các mao mạch liên tục kết nối động mạch với tĩnh mạch trong hệ thống tuần hoàn của bạn. Chúng là một phần quan trọng trong hoạt động máu lưu thông qua cơ thể bạn. Các mao mạch liên tục giúp cơ thể bạn vận chuyển các chất vào và ra khỏi dòng máu đến và đi từ các cơ quan. Các động mạch vận chuyển máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan của bạn. Các tĩnh mạch giúp cơ thể bạn loại bỏ chất thải và máu nghèo oxy. Mao mạch liên tục giúp và các cơ quan khác Các mao mạch liên tục rất quan trọng đối với một số cơ quan và hệ thống cơ thể. Chúng giúp hỗ trợ: Não, bằng cách hình thành hàng rào máu não. Hệ thống nội tiết, bằng cách phân phối hormone đến các cơ quan cụ thể. Thận, nơi các mao mạch phúc mạc lọc máu, tạo nước tiểu, hấp thụ natri và nước. Phổi, bằng cách loại bỏ carbon dioxide và lấy oxy. Ruột non, bằng cách giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng đã tiêu hóa để nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. Vai trò của mao mạch trong hàng rào máu não là gì? Các mao mạch có vài túi vận chuyển tạo nên hàng rào máu não của bạn. Tại đây, các mao mạch kiểm soát sự vận chuyển của nước, oxy và các chất thiết yếu khác giữa máu và não của bạn. Chúng ngăn chặn chất độc xâm nhập vào não của bạn, bảo vệ não khỏi bị tổn thương và bệnh tật. GIẢI PHẪU HỌC Cấu trúc của mao mạch liên tục Các mao quản liên tục chỉ có đường kính khoảng 8 đến 10 micromet (một micromet là 0,001 mm). Đó là khoảng 4/10000 của một inch, hoặc chiều rộng của một sợi bông. Các tế bào hồng cầu phải đi qua các mao mạch liên tục chỉ theo 1 dòng. Các mao mạch liên tục bao gồm: Tế bào nội mô lót thành mao mạch. Màng đáy, một lớp mô tế bào liên tục hỗ trợ các tế bào nội mô. Pericytes, tế bào chấm bên ngoài thành mao mạch và có thể co lại để hạn chế lưu lượng máu. TÌNH TRẠNG VÀ RỐI LOẠN Tình trạng di truyền nào ảnh hưởng đến mao mạch liên tục? Các tình trạng ảnh hưởng đến các mao mạch liên tục có thể là do di truyền. Các tình trạng này bao gồm: Dị dạng động mạch (AVM): Một đám rối của động mạch và tĩnh mạch trong não hoặc tủy sống có thể ảnh hưởng tới các mao mạch. U mạch máu mao mạch: Ung thư tế bào nội mô có thể tác động đến các mao mạch. Telangiectasia xuất huyết di truyền (hội chứng Osler-Weber-Rendu): Một rối loạn mạch máu di truyền gây ra sự phát triển bất thường (telangiectases), có thể gây bùng phát. Thoái hóa điểm vàng: Tổn thương mắt trong do rò rỉ mao mạch. Hội chứng dị dạng đầu nhỏ mao mạch: Gây ra tình trạng các mao mạch rộng ở những người có đầu nhỏ bất thường do tình trạng bẩm sinh hoặc chấn thương khi còn bé. Tình trạng không do di truyền nào ảnh hưởng đến các mao quản liên tục? Các tình trạng không di truyền có thể ảnh hưởng đến các mao mạch liên tục bao gồm: Vỡ mao mạch: Tổn thương các mạch máu nhỏ dưới da, đôi khi do ho hoặc nôn mửa. Hội chứng rò rỉ mao mạch: Gây tụt huyết áp đột ngột và đôi khi phải điều trị khẩn cấp. Bệnh u mạch nhện (u mạch máu hay bệnh giãn mạch máu nhện): Các mạch máu nhỏ phân nhánh từ một vị trí trung tâm, thường ở mặt, cổ hoặc ngực. U máu có dạng dâu (Strawberry hemangiomas): Các cụm mạch máu màu đỏ tươi trên bề mặt da. Viêm mạch máu: Tình trạng viêm mạch máu có thể ảnh hưởng đến các mao mạch và gây ra các biến chứng như vỡ hay tắc nghẽn. Các tình trạng ở mao mạch liên tục có thể dẫn đến các bệnh hoặc tình trạng khác không? Các nhà khoa học đang nghiên cứu xem liệu rối loạn chức năng mao mạch liên tục có thể góp phần vào: Bệnh Alzheimer. Đột quỵ. Chứng sa sút trí tuệ mạch máu. CHĂM SÓC Làm cách nào để chăm sóc sức khỏe mao mạch liên tục? Bạn có thể chăm sóc các mao mạch của mình bằng cách: Lựa chọn bỏ thuốc lá hoặc sử dụng các sản phẩm từ thuốc lá. Có một lối sống năng động. Duy trì cân nặng hợp lý. Theo dõi mức độ tiêu thụ rượu của bản thân. Bạn cũng có thể làm việc với bác sĩ của mình để quản lý các tình trạng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mạch máu của bạn. Các tình trạng này bao gồm: Bệnh tiểu đường. Huyết áp cao. Cholesterol cao. Căng thẳng. CÁC C U HỎI THƯỜNG GẶP Làm cách nào để ngăn ngừa vỡ mao mạch dưới da? Bạn có thể ngăn ngừa tổn thương các mao mạch dưới da bằng cách: Giảm mức tiêu thụ rượu của bạn. Ngừng hút thuốc. Điều trị các tình trạng tiềm ẩn, chẳng hạn như chứng đỏ mặt. Sử dụng kem chống nắng phổ rộng UVA và UVB. Rửa mặt nhẹ nhàng. LƯU Ý Các mao mạch liên tục là những mạch máu nhỏ cung cấp máu, chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào của bạn. Mao mạch liên tục có hai loại với các chức năng khác nhau. Nhiều tình trạng di truyền và không di truyền có thể ảnh hưởng đến các mao mạch liên tục của bạn.
administrator
XƯƠNG MÁC

XƯƠNG MÁC

Xương mác là xương dài thứ ba trong cơ thể. Nó không có chức năng chịu trọng lượng của cơ thể nhưng xương mác hỗ trợ cơ bắp, gân và dây chằng. Nếu xương mác bị suy yếu do loãng xương, bạn có thể tăng nguy cơ gãy xương mà thậm chí bạn có thể không biết.
administrator
TINH TRÙNG

TINH TRÙNG

Tinh trùng là tế bào được sản xuất ở tinh hoàn. Hai yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới là số lượng tinh trùng và khả năng di chuyển của tinh trùng.
administrator
GIÁC MẠC

GIÁC MẠC

Giác mạc là “cửa sổ” mở ra ở phía trước mắt của bạn. Nó đóng một vai trò quan trọng trong tầm nhìn của bạn. Bạn có thể giữ cho giác mạc và thị lực của mình luôn khỏe mạnh bằng cách bảo vệ mắt khi chơi thể thao, làm việc cũng như khám mắt thường xuyên. Các vấn đề có thể gặp phải ở về giác mạc bao gồm giác mạc bị trầy xước, dày sừng và loạn dưỡng giác mạc, bao gồm chứng loạn dưỡng Fuchs.
administrator
HỆ THỐNG MIỄN DỊCH

HỆ THỐNG MIỄN DỊCH

Một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt sẽ ngăn chặn vi trùng xâm nhập vào cơ thể bạn, tiêu diệt chúng hoặc hạn chế tác hại của chúng. Để giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh, có giấc ngủ ngon, vận động, ăn thực phẩm lành mạnh, giữ cân nặng trong tầm kiểm soát, giảm căng thẳng và thực hiện các thói quen lành mạnh khác.
administrator
TUYẾN NƯỚC BỌT

TUYẾN NƯỚC BỌT

Tuyến nước bọt thuộc loại tuyến ngoại tiết, có ống tuyến và nang tuyến. Có tất cả 3 cặp tuyến nước bọt chính và đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể.
administrator
TUYẾN GIÁP

TUYẾN GIÁP

Tuyến giáp là một tuyến hình bướm nằm thấp ở phía trước cổ với hai thùy bên, có ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, tăng trưởng, phát triển và nhiệt độ cơ thể.
administrator