Tủy răng là một tổ chức liên kết chứa nhiều mạch máu và thần kinh nằm ở giữa răng, thân răng và chân răng, nhiệm vụ dẫn truyền dây thần kinh và nuôi dưỡng răng.

daydreaming distracted girl in class

TỦY RĂNG

Tủy răng là gì?

Tủy răng là một tổ chức liên kết chứa nhiều mạch máu và thần kinh nằm ở giữa răng, thân răng và chân răng, nhiệm vụ dẫn truyền dây thần kinh và nuôi dưỡng răng. Tủy thân răng và tủy chân răng đều được bao bọc bởi ngà răng, ngoài ra còn có men răng bao phủ tủy thân răng và cement răng bao phủ tủy chân răng. 

Tủy răng được bảo vệ trong một môi trường kín và hoàn toàn vô trùng, được bao bọc bởi lớp ngà răng và men răng. Khi tủy bị lộ, môi trường trong tủy bị vi khuẩn bên ngoài xâm nhập khiến viêm tủy răng. Viêm tủy răng nếu không được làm sạch vi khuẩn bên trong chân răng hoặc chỉ trám mà không lấy tủy sẽ làm lây lan vi khuẩn vào xương bên dưới gây đau nhức, ê ẩm, thậm chí là sưng mặt, nguy hiểm đến sức khỏe.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của răng, đặc biệt ngăn ngừa được một số tình trạng viêm gây ảnh hưởng đến tủy răng

Cấu tạo của tủy răng

Ống tủy chân răng là những nhánh rất nhỏ và mỏng, từ buồng tủy phía trên phân nhánh xuống đến chóp chân răng.

Đối với răng có nhiều chân tủy buồng sẽ bao gồm trần buồng tủy và sàn buồng tủy.

  • Trần buồng tủy: có thể thấy những sừng tủy tương ứng với các núm răng ở mặt nhai

  • Sàn buồng tủy: là ranh giới phân định giữa tủy buồng và tủy chân. 

Tủy răng gồm có mạch máu, động mạch, tĩnh mạch, thần kinh và các mao mạch bạch huyết của răng. Răng có thể có từ 1 đến 4 ống tủy, ở răng cửa thường có một ống tủy, răng cối nhỏ có 2 ống tủy và răng cối lớn có 3 đến 4 ống tủy. Mỗi ống tuỷ chỉ có một lỗ cuống răng nhưng rất nhiều nghiên cứu trên kính hiển vi lập thể cho thấy một chân răng, một ống tủy, có nhiều lỗ cuống răng. 

Chức năng của Tủy răng

  • Chức năng tạo ngà: tạo ngà phản ứng khi các tổn thương mô cứng xảy ra, đồng thời nuôi dưỡng và sửa chữa ngà răng

  • Chức năng dinh dưỡng: mô tủy chứa hệ thống mạch máu giúp nuôi dưỡng toàn bộ thành phần sống của phức hợp tủy - ngà

  • Chức năng thần kinh: dẫn truyền cảm giác và thần kinh vận mạch. Cảm giác của tủy răng mang lại bao gồm ê buốt, nóng, lạnh và đau (khi chấn thương, sâu răng)

  • Chức năng bảo vệ: duy trì sự sống và khỏe mạnh của răng qua hai quá trình là tái tạo ngà răng và đáp ứng miễn dịch 

Nguyên nhân viêm tủy răng?

  • Nguyên nhân do các loại vi khuẩn tồn tại trong miệng, đặc biệt là sâu răng. 

  • Vi khuẩn xuất phát từ cơ thể xâm nhập theo máu đến tủy răng, gây viêm tủy răng.

  • Tổn thương từ ngoài gây nên vỡ răng hoặc mẻ răng, tạo tổn thương ở răng. 

  • Răng bị mài mòn do quá trình ăn nhai nhiều làm mòn men răng và xương hàm, thường gặp ở những người lớn tuổi.

  • Do cách chăm sóc vệ sinh răng miệng không tốt và không đúng cách như chải răng quá mạnh hoặc lông bàn chải cứng dễ làm tổn thương đến cổ răng

  • Dị tật bẩm sinh: thường gặp khi tủy răng bị hoại tử ở những răng nhọn dị dạng ở giữa và những răng lõm phía dưới. Răng nhọn dị dạng ở giữa dễ bị mài mòn, còn răng có hốc lõm ở phía dưới dễ bị tồn thức ăn, gây viêm tủy răng.

  • Lợi bị viêm nhiễm hoặc nhiệt độ trong khoang miệng thay đổi như ăn uống đồ nóng, lạnh. Điều này nhiều người không lưu ý sẽ dễ làm cho răng sung huyết và gây ra bệnh viêm tủy răng.

  • Vôi răng và nha chu cũng chính là hai nguyên nhân gây viêm tủy 

Dấu hiệu của bệnh viêm tủy răng

Mỗi mức độ khác nhau của bệnh sẽ có các dấu hiệu khác nhau. Bệnh viêm tủy răng ở mức độ nhẹ (có thể hồi phục) sẽ có những dấu hiệu như:

  • Cơn đau thường nhói

  • Cảm giác đau nhói kéo dài trong thời gian ngắn (5-10 phút)

  • Răng có phản ứng khi ăn thực phẩm nóng, lạnh hoặc ngọt

Bệnh viêm tủy răng ở mức độ nặng hơn sẽ có những dấu hiệu như:

  • Cảm giác đau nhói kéo dài từ vài phút đến vài giờ

  • Lúc đầu, cơn đau đến từ các kích thích do nóng hoặc lạnh. Về sau, xuất hiện cơn đau khi gặp nóng nhưng lại bớt dần khi gặp lạnh

  • Đặc biệt cơn đau sẽ nhói hơn về đêm

Khi nào cần lấy tủy răng?

Khi bị viêm tủy răng thì không thể tự khỏi được. Nếu không chữa trị, vi khuẩn sẽ lan rộng khiến vùng xương quanh răng bị thoái hóa và có thể gây rụng răng.

Nhiều bệnh nhân tìm cách chữa viêm tủy tại nhà nhưng như vậy là không hợp lý vì răng bị viêm tủy cần được điều trị đúng cách bởi các nha sĩ tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Khi răng xuất hiện các dấu hiệu như trên, hãy đi thăm khám để được điều trị sớm nhất có thể vì nhức răng nhẹ cũng là một vấn đề vô cùng nguy hiểm. 

Những điều cần lưu ý

Tủy chết đồng nghĩa với răng chết nên tủy răng được coi như là “trái tim” của răng và nó quyết định sự sống, sự khỏe mạnh của răng. Khi răng không còn tủy để nuôi dưỡng thì nó sẽ mất cảm nhận với mùi vị thức ăn, mất cảm giác ăn, nhai, nhiệt độ và mất các phản ứng với những kích thích từ bên ngoài.

Điều trị tủy răng là lấy bỏ một phần tủy. Sau khi lấy hết mô tủy bị hủy hoại, bị bệnh hay đã chết sẽ dư một khoảng trống bên trong răng. Khoảng trống này được làm sạch, tạo dáng và trám bít kín ống tủy. 

Nếu không điều trị sẽ gặp nhiều biến chứng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt như đau nhức kéo dài, buốt lên tận óc, áp xe xương ổ răng, mất răng, rụng răng, nhiễm trùng lây lan sang mô mềm, răng kế cận, xương hàm và các bộ phận khác trong cơ thể như não bộ, tim, phổi.

Có thể bạn quan tâm?
THẬN

THẬN

Thận là một phần của hệ tiết niệu, có nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố và chất thải ra khỏi máu. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thận và các bệnh lý liên quan nhé.
administrator
HỆ TIÊU HÓA

HỆ TIÊU HÓA

Thực phẩm bạn ăn vào có một hành trình đáng kinh ngạc trong cơ thể chúng ta, từ trên (miệng) xuống dưới (hậu môn). Trên đường đi, các thành phần có lợi trong thức ăn của bạn sẽ được cơ thể hấp thụ, giúp cung cấp cho chúng ta năng lượng và chất dinh dưỡng. Dưới đây là những thông tin từng bước về hoạt động của hệ tiêu hóa.
administrator
MÀNG TRINH

MÀNG TRINH

Màng trinh là một mảnh mô bao phủ hoặc một phần xung quanh cửa âm đạo của bạn. Nó được hình thành trong quá trình phát triển bào thai và hiện diện trong quá trình sinh ra. Nó mỏng dần theo thời gian và sẽ bị rách. Một số người sẽ cảm thấy đau hoặc chảy máu khi màng trinh của họ bị rách, nhưng hầu hết sẽ không có tình trạng này.
administrator
VÔI RĂNG

VÔI RĂNG

Vôi răng bao gồm các vi khuẩn trong miệng trộn lẫn với protein và các sản phẩm phụ của thức ăn để tạo thành một lớp màng dính. Sau đây hãy cùng tìm hiểu các vấn đề về vôi răng nhé.
administrator
TẾ BÀO T GÂY ĐỘC

TẾ BÀO T GÂY ĐỘC

Tế bào T gây độc là một trong những loại tế bào miễn dịch chính được tạo ra trong tuyến ức của bạn. Khi bạn bị nhiễm trùng, các tế bào T hỗ trợ của bạn sẽ kích hoạt các tế bào T gây độc. Các tế bào T gây độc có chức năng chống lại nhiễm trùng. Các tế bào T này là một phần quan trọng trong khả năng miễn dịch đáp ứng của cơ thể.
administrator
DÂY THẦN KINH TRỤ

DÂY THẦN KINH TRỤ

Dây thần kinh trụ giúp chúng ta cầm nắm đồ vật bằng tay và hỗ trợ các kỹ năng vận động như viết. Nó cũng giúp bàn tay và các ngón tay của bạn cảm nhận được cảm giác như nóng, mềm và đau. Hội chứng đau dây thần kinh trụ là một tình trạng đau đớn ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm đồ vật của bạn. Cảm giác ngứa ran có thể xảy ra khi có va chạm với dây thần kinh trụ ở khuỷu tay.
administrator
TẾ BÀO LYMPHO

TẾ BÀO LYMPHO

Tế bào lympho là một loại tế bào bạch cầu. Chúng giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn chống lại ung thư cũng như vi rút, vi khuẩn lạ. Số lượng tế bào lympho trong cơ thể có thể được kiểm tra trong quá trình xét nghiệm máu bình thường tại bệnh viện hoặc phòng khám của bác sĩ. Nồng độ tế bào lympho thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, chủng tộc, giới tính, vị trí địa lý sinh sống và lối sống của bạn.
administrator
LƯỠI

LƯỠI

Lưỡi là một cơ quan trong miệng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về lưỡi và các tình trạng liên quan tới lưỡi nhé.
administrator