CƠ VUÔNG THẮT LƯNG

Cơ vuông thắt lưng là một trong những nhóm cơ đặc biệt quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Chúng có một vai trò đặc biệt quan trọng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cơ vuông thắt lưng và các bệnh lý liên quan nhé.

daydreaming distracted girl in class

CƠ VUÔNG THẮT LƯNG

Cơ vuông thắt lưng là gì

Cơ thắt lưng là phần cơ rộng, dẹt, phủ gần hết phần dưới của lưng. Chúng phát triển từ mỏm gai của 9 đốt sống ngực dưới, 5 đốt sống thắt lưng và 1/3 sau mào chậu. Kín các thớ cơ chạy chếch lên trên tới góc dưới xương bả vai tụm lại đi ra phía trước và bám vào mép trong rãnh nhị đầu của xương cánh tay.

Cấu tạo của cơ vuông thắt lưng được chia làm 2 lớp cơ bao gồm:

Lớp nông

  • Cơ lưng rộng: bám từ mỏm gai T6 - xương cùng, 1/3 sau mào chậu, 4 xương sườn cuối. Bám tận là rãnh gian củ xương cánh tay

  • Cơ răng sau dưới: bám từ mỏm gai T11- L3. Bám tận đến mặt ngoài 4 xương sườn cuối

Lớp sâu bao gồm 2 cơ nằm sát xương sườn:

  • Cơ răng bé sau trên: bám từ mỏm gai đốt sống cổ VII và 3 đốt sống ngực (I - III) tới bám vào bờ trên, đầu sau của 4 xương sườn trên (I - IV). Khi cơ co có tác dụng nâng xương sườn là cơ thở vào.

  • Cơ răng bé sau dưới: bám từ mỏm gai của 2 đốt sống ngực (XI - XII), 3 đốt sống thắt lưng (I - III), tới bám vào bờ dưới của 4 xương sườn cuối (IX, X, XI XII), có tác dụng keo 4 xương sườn cuối xuống dưới là cơ

Vai trò của cơ vuông thắt lưng

Cơ vuông thắt lưng có vai trò:

  • Khép và xoay cánh tay vào trong

  • Góp phần thực hiện động tác hít vào của hoạt động hô hấp ở con người.

  • Vấn đề sức khỏe liên quan tới cơ vuông thắt lưng

Có hai bệnh lý thường gặp đối với cơ vuông thắt lưng bao gồm:

  • Hội chứng đau cơ thắt lưng (đau lưng vùng thấp)

  • Thoái hóa cột sống thắt lưng

Đau cơ vuông thắt lưng gồm đau và có cảm giác khó chịu ở vùng phía dưới lưng. 

Ngoài ra, vùng lưng dưới thường có cảm giác đau sâu, đau âm ỉ và nhói lên từng cơn. Đau trở nên nặng hơn khi chúng ta vận động và chuyển động. 

Cơn đau có thể tăng lên khi chạy nhảy, vặn mình, nằm nghiêng,…. Ngoài ra, động tác ho và hắt hơi cũng làm đau tăng lên.

Xoa bóp và mát xa là những biện pháp có thể thực hiện đối với trường hợp đau cơ vuông thắt lưng

Nguyên nhân gây đau cơ vuông thắt lưng

Những nguyên nhân thường gặp của tình trạng đau cơ vuông thắt lưng bao gồm:

Ngồi quá lâu ở một tư thế: Dây thần kinh cơ vuông thắt lưng co thắt liên tục khi ngồi ở một tư thế quá lâu,  hoạt động liên tục này dễ gây ra sự mỏi cơ và làm lượng máu chảy vào cơ sẽ giảm xuống gây co cứng và giác đau.

Tư thế sai: Đau cơ do hoạt động co cơ quá mức khi ở tư thế ngồi hoặc đứng sai

Chấn thương: cơ vuông thắt lưng cũng có thể bị chấn thương, tương tự như các loại cơ khác có thể do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt hoặc lao động.

Tình trạng yếu các cơ xung quanh: Khi các cơ ở vùng lưng và vùng chậu suy yếu, cơ vuông thắt lưng sẽ phải hoạt động nhiều hơn để hỗ trợ vận động ở các vị trí này. Về lâu dài, cơ vuông thắt lưng hoạt động quá sức dẫn đến đau cơ.

Điều trị

Việc điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc hoặc các biện pháp không dùng thuốc. 

Đối với phương pháp không dùng thuốc, chúng ta nên thay đổi thói quen duy trì tư thế xấu. Đồng thời nên thay đổi thường xuyên tư thế ngồi hoặc đứng. Không nên duy trì một tư thế quá lâu.

Bên cạnh đó, chúng ta nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhằm tăng sức mạnh và sức dẻo dai cho hầu hết các cơ của cơ thể. 

Ngoài ra, một số phương pháp đông y cũng được áp dụng bao gồm:

  • Xoa bóp, mát xa

  • Giác hơi

  • Bấm huyệt

  • Châm cứu

  • Sử dụng đèn hồng ngoại

  • Chườm nóng, chườm lạnh.

Các biện pháp sử dụng thuốc có thể bao gồm các loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol hoặc kháng viêm Non Steroid.

  • Thuốc giãn cơ: Mephenesin, Tolperison,…

  • Vitamin B1.

  • Thuốc hỗ trợ tuần hoàn: Ginkgo biloba.

  • Thuốc giảm đau thần kinh: Encorate, Gabapentin,…

Một số lưu ý đối với sức khỏe của cơ vuông thắt lưng

  • Cần tránh các tư thế sai như đứng khom, ngồi không thẳng, rướn người mang xách vật nặng sẽ gây ra tình trạng chấn thương cơ thắt lưng

  • Cần thăm khám đi khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị kịp thời.

  • Cần kiểm soát tư thế làm việc, sinh hoạt và tư thế nằm ngủ hằng ngày phù hợp

  • Thay đổi tư thế thường xuyên khi làm việc, thực hiện các bài tập vươn vai giữa giờ nhằm phòng ngừa đau lưng do tư thế gây nên.

  • Đảm bảo một tư thế ngủ thoải mái, không trở mình khiến một phần cơ thể máu huyết lưu thông kém, cơ bắp bị chèn ép, có nguy cơ dẫn đến đau lưng. Nằm nghiêng, nằm ngửa là tư thế tốt nhất, tuy nhiên cần phải thay đổi tư thế thường xuyên.

  • Loại bỏ những thói quen xấu như rụt cổ, khom lưng hoặc co hông... sẽ dẫn đến tình trạng co rút lâu, làm cơ mệt mỏi, thậm chí bị tổn thương.

  • Từ khi còn trẻ mỗi người nên chú ý uốn nắn, sửa chữa tư thế làm việc sinh hoạt cho đúng. Có một số người không thể thay đổi tư thế do tính chất công việc, giữa giờ làm việc nên nghỉ ngơi, thư giãn, làm một số động tác ngược với tư thế làm việc.

  • Không nên thay đổi tư thế đột ngột

 
Có thể bạn quan tâm?
DÂY RỐN

DÂY RỐN

Dây rốn là bộ phận được hình thành trong cơ thể của thai nhi và có nhiều vai trò đặc biệt quan trọng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cấu trúc, chức năng và các vấn đề sức khỏe liên quan tới dây rốn nhé.
administrator
ĐỘNG MẠCH ĐÙI

ĐỘNG MẠCH ĐÙI

Động mạch đùi là mạch máu chính cung cấp máu cho phần dưới cơ thể của bạn. Nó bắt đầu ở đùi trên, gần háng của bạn và chạy xuống phía sau đầu gối. Chức năng của động mạch đùi và các nhánh của nó là cung cấp máu cho phần dưới cơ thể. Các mô trong phần dưới của cơ thể chúng ta cần máu để lấy oxy và chất dinh dưỡng.
administrator
RUỘT GIÀ

RUỘT GIÀ

Ruột già hay còn gọi là đại tràng, bộ phận của hệ tiêu hóa, có chức năng vô cùng quan trọng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về ruột già và các bệnh lý liên quan nhé.
administrator
AXIT DẠ DÀY

AXIT DẠ DÀY

Axit dạ dày có nhiều vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ tiêu hóa. Tình trạng thừa axit dạ dày có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về axit dạ dày và các cách để giải quyết tình trạng thừa axit dạ dày nhé.
administrator
TUYẾN TÙNG

TUYẾN TÙNG

Tuyến tùng là một tuyến nội tiết nhỏ ở giữa não giúp điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể bằng cách tiết ra hormone melatonin.
administrator
BÀN CHÂN

BÀN CHÂN

Bàn chân là cơ quan mà bạn sử dụng hàng ngày. Vậy sau đây hãy cùng tìm hiểu cấu tạo, chức năng của bàn chân và cách giữ gìn sức khỏe bàn chân
administrator
HÀNH NÃO

HÀNH NÃO

Hành não là phần dưới cùng của não bộ. Vị trí của hành não là nơi não và tủy sống của chúng ta kết nối, khiến nó trở thành một đường dẫn chính cho các tín hiệu thần kinh đến và đi từ cơ thể. Hành não cũng giúp kiểm soát các quá trình quan trọng như nhịp tim, nhịp thở và huyết áp của bạn.
administrator
ĐỘT BIẾN MẮC PHẢI VÀ ĐỘT BIẾN DI TRUYỀN

ĐỘT BIẾN MẮC PHẢI VÀ ĐỘT BIẾN DI TRUYỀN

Đột biến di truyền là những thay đổi đối với DNA của cơ thể mà bạn thừa hưởng từ trứng và tế bào tinh trùng trong quá trình thụ thai. Đột biến mắc phải (hay xôma) là những thay đổi đối với DNA của cơ thể xảy ra sau khi thụ thai đối với các tế bào không phải trứng và tinh trùng. Các đột biến có thể dẫn đến các tình trạng di truyền ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
administrator