Môi lớn là một bộ phận của cơ quan sinh dục nữ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về môi lớn và các tình trạng có thể gây sưng môi lớn nhé.

daydreaming distracted girl in class

MÔI LỚN

Môi lớn là gì?

Môi lớn là bộ phận kéo dài từ gò vệ nữ xuống vị trí trước hậu môn, nằm bao bọc môi bé bởi 2 lớp da. Tuy nhiên trong thực tế thì có những trường hợp môi bé dài bao trùm cả môi lớn. Môi lớn cùng với môi bé tạo thành lớp môi âm hộ.

Ở nữ giới môi lớn có cấu trúc tương đương với bìu dái ở nam giới.

Cấu tạo của môi lớn

Vùng da bên ngoài của môi lớn và môi bé có màu tương tự như màu da của người, còn phần bên trong có thể là màu hồng, màu nâu hoặc màu xám,... tùy theo cơ thể của mỗi người.

Khi quan sát cơ quan sinh dục của phụ nữ, nhìn từ ngoài vào sẽ thấy cả môi lớn và môi bé vì đó là hai bộ phận rất dễ quan sát. Môi lớn và môi bé đều giúp che chắn và bảo vệ các cơ quan sinh dục bên trong, đặc biệt là chúng đều có hình đôi môi.

  • Môi lớn là cặp môi phía ngoài của cơ quan sinh dục nữ. Da và mô mỡ cấu tạo lên môi lớn, chúng kéo dài sang hai bên của âm hộ để tạo thành một khe đường giữa.

  • Kích thước môi lớn dài khoảng 7 đến 9cm, khá rộng và nhiều thịt, còn môi bé chỉ có chiều dài từ 4-5cm nằm khuất bên trong môi lớn.

  • Trong phôi thai học, môi lớn được phát triển từ nếp gấp labioscrotal, có nghĩa là môi lớn được phát triển trong phôi nữ giới từ các cấu trúc giải phẫu phi giới tính và có cấu trúc tương đương với phần bìu ở nam giới.

Chức năng của môi lớn

Nhiệm vụ chính của môi lớn là che chở một phần hoặc toàn phần của âm hộ, giúp giữ ẩm và ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm.

  • Môi lớn chứa rất nhiều tuyến dầu và tuyến mồ hôi, sau khi dậy thì sẽ có rất nhiều lông mu mọc ở khu vực này.

  • Hai môi lớn sát vào nhau và kết hợp với một số cơ hình thành nên tầng sinh môn, vì vậy nó cũng có một chức năng khác là hỗ trợ kích thích quan hệ tình dục. Môi lớn còn là cầu nối giữa âm đạo và lỗ hậu môn.

Môi lớn bị sưng là một trong những tình trạng sức khỏe phổ biến nhất ở phụ nữ, phần lớn nguyên nhân gây nên tình trạng này đó là do nhiễm nấm vùng âm hộ

Những vấn đề sức khỏe liên quan đến môi lớn

Môi lớn bị sưng

Những nguyên nhân gây sưng môi lớn:

Nhiễm nấm

Đa số phụ nữ (gần 75%) sẽ bị nhiễm nấm vùng âm hộ ít nhất một lần trong đời.

Các triệu chứng của nhiễm nấm bao gồm: nóng đỏ, ngứa, sưng tấy, tiết dịch trắng có thể đặc và vón cục như váng sữa

Các nguyên nhân dễ tăng nguy cơ nhiễm nấm như: mang thai, tiểu đường không kiểm soát và hệ thống miễn dịch suy yếu.

Một số loại thuốc như steroid và kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ nhiễm nấm vùng âm đạo.

Viêm âm hộ, âm đạo do vi khuẩn

Khoảng 30% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ gặp tình trạng này, nguyên nhân bởi sự mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo.

Các triệu chứng bao gồm: môi âm hộ sưng lên, tiết huyết trắng màu xanh hoặc xám và có mùi tanh như cá,… hoặc có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào dù bị mất cân bằng vi khuẩn.

Các nguyên nhân bao gồm: thụt rửa và quan hệ tình dục không lành mạnh.

Nhiễm Trichomonas

Viêm âm đạo do Trichomonas là nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI), khoảng 3% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị ảnh hưởng. Nguyên nhân có thể do tiền sử mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, quan hệ tình dục không lành mạnh làm tăng nguy cơ nhiễm Trichomonas.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Kích ứng và ngứa âm hộ

  • Đi tiểu đau

  • Môi âm hộ sưng tấy

  • Mùi hôi vùng kín

  • Huyết trắng màu xanh vàng

Dị ứng hoặc kích ứng

Môi âm hộ bị sưng mà không bị nhiễm trùng thì có thể do tiếp xúc với sản phẩm gây kích ứng hoặc chất gây dị ứng.

Các chất có thể gây sưng như:

  • Hóa chất trong vải

  • Hương thơm trong chất tẩy rửa và xà phòng

  • Chất Latex trong bao cao su

  • Chất diệt tinh trùng

U nang Bartholin

Các tuyến Bartholin nằm ở hai bên cửa âm đạo. Các tuyến này có thể bị tắc nghẽn và gây sưng tấy  xung quanh và bên trong âm đạo.

Vết sưng này thường không gây ra các triệu chứng khác nhưng có thể dẫn đến nhiễm trùng, gây đau và tích tụ mủ tạo áp xe.

Khoảng 2% phụ nữ sẽ bị u nang Bartholin, thường xảy ra ở phụ nữ độ tuổi 20 và nguy cơ giảm dần theo độ tuổi.

Quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục mà không được bôi trơn đầy đủ sẽ tạo ma sát.

Sự cọ sát này làm tổn thương vùng âm đạo và môi âm hộ, dẫn đến sưng tấy và khó chịu.

Việc chẩn đoán nguyên nhân gây sưng môi âm hộ như thế nào?

Nguyên nhân của sưng môi âm hộ có thể được chẩn đoán theo nhiều cách khác nhau như:

  • Lịch sử y tế và tình dục.

  • Biểu hiện các triệu chứng trên cơ thể.

  • Kiểm tra thể chất tổng thể.

  • Kỹ thuật Pap’s smear.

  • Soi huyết trắng.

  • Phân tích nước tiểu.

Ngoài ra, các xét nghiệm khác có thể được sử dụng tùy thuộc vào các triệu chứng của cá nhân và kết quả xét nghiệm ban đầu.

Các phương pháp điều trị 

Cách điều trị sưng môi âm hộ phụ thuộc vào các loại nguyên nhân:

  • Kem steroid có thể có lợi cho những người bị sưng tấy do dị ứng hoặc quan hệ tình dục.

  • Phụ nữ bị nhiễm nấm có thể cần dùng thuốc chống nấm không kê đơn hoặc kê đơn, có thể bôi tại chỗ hoặc uống.

  • Môi âm hộ bị sưng do nhiễm vi khuẩn như viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm Trichomonas có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

  • U nang tuyến Bartholin không phải lúc nào cũng cần điều trị. Tuy nhiên, một số sẽ cần dùng kháng sinh, phẫu thuật dẫn lưu hoặc thậm chí phẫu thuật cắt bỏ.

Các biện pháp chăm sóc âm hộ đúng cách

Nên sử dụng vòi sen hoặc vòi nước chảy êm để rửa vùng kín. Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng theo hướng từ trước ra sau. Sau khi vệ sinh xong, sử dụng khăn hoặc giấy vệ sinh để lâu khô.

Hạn chế sử dụng xà phòng tắm để chà rửa vùng kín vì sẽ làm khô âm hộ và hạn chế sử dụng sản phẩm bôi trơn khi quan hệ để tránh gây kích ứng.

Mặc quần áo rộng rãi và đồ lót bằng vải cotton để âm hộ thoáng mát và dễ chịu. Nên thay quần lót ít nhất 1 lần/ ngày và khi tới chu kỳ kinh nguyệt, nên thay băng vệ sinh 4-6 giờ/ lần để hạn chế viêm nhiễm âm hộ, âm đạo.

Nếu có tình trạng sưng tấy, gel dưỡng ẩm như vaseline có thể giúp giảm bớt khó chịu.

Khi nào đến gặp bác sĩ?

Phụ nữ bị sưng môi lớn, môi bé nặng dần theo thời gian hoặc kèm theo bất kỳ dấu hiệu nào sau đây thì nên gặp bác sĩ: 

  • Một cục u hoặc vết sưng trên môi âm hộ.

  • Ngứa.

  • Đau dai dẳng hoặc nghiêm trọng.

  • Mùi khó chịu từ vùng kín.

  • Tiết dịch âm đạo bất thường.

Môi lớn là một trong những phần cấu tạo nên cơ quan sinh dục ngoài, giúp bảo vệ các cấu trúc nhạy cảm ở vùng âm hộ nằm bên trong 2 mép môi lớn. Khi sưng tấy, ngứa, nổi hạt, mụn cóc trên môi lớn hoặc ở những cơ quan sinh dục khác thì nên thăm khám phụ khoa để điều trị kịp thời. Điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao, đồng thời giúp hạn chế lây lan đến các cơ quan sinh dục khác.

 
Có thể bạn quan tâm?
HỆ THỐNG BẠCH HUYẾT

HỆ THỐNG BẠCH HUYẾT

Hệ thống bạch huyết, một phần của hệ thống miễn dịch, có nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể, bao gồm bảo vệ cơ thể bạn khỏi những kẻ xâm lược gây bệnh, duy trì lượng chất lỏng trong cơ thể, hấp thụ chất béo trong đường tiêu hóa và loại bỏ chất thải tế bào. Sự tắc nghẽn, bệnh lý hoặc nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến chức năng hệ thống bạch huyết của bạn.
administrator
CƠ THANG

CƠ THANG

Cơ thang là cơ bắt đầu ở cổ, đi ngang qua vai và kéo dài đến giữa lưng. Cơ thang có chức năng giúp bạn di chuyển đầu, cổ, cánh tay, vai và thân mình. Nó cũng giúp ổn định cột sống của bạn và giúp tư thế. Tình trạng căng cơ có thể gặp phải ở cơ thang và gây đau và giảm khả năng vận động.
administrator
CƠ GÂN KHEO

CƠ GÂN KHEO

Cơ gân kheo là cơ xương ở mặt sau của đùi. Bạn sử dụng chúng để đi bộ, leo cầu thang, ngồi xổm và thực hiện nhiều động tác chân khác. Chấn thương gân kheo là chấn thương thể thao phổ biến nhất. Kéo căng, khởi động và không gắng sức khi bị đau ở hông, đầu gối và chân là những cách tốt nhất để tránh chấn thương gân kheo.
administrator
NGÀ RĂNG

NGÀ RĂNG

Ngà răng là bộ phận nằm bên dwois men răng, có màu vàng nhạt. Sau đây hãy cùng tìm hiểu các vấn đề sức khỏe thường gặp phải ở ngà răng nhé.
administrator
DÂY THẦN KINH TỌA VÀ ĐAU THẦN KINH TỌA

DÂY THẦN KINH TỌA VÀ ĐAU THẦN KINH TỌA

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất, lớn nhất trong cơ thể chúng ta. Rễ thần kinh tọa bắt đầu ở lưng dưới và chạy xuống mặt sau của mỗi chân. Đau thần kinh tọa là cảm giác đau hoặc khó chịu khi dây thần kinh tọa của bạn bị nén hoặc chèn ép. Những người đang mang thai, có lối sống ít vận động hoặc mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị đau thần kinh tọa.
administrator
NỘI MẠC MẠCH MÁU

NỘI MẠC MẠCH MÁU

Nội mạc là một cơ quan lớn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho máu di chuyển trơn tru trong cơ thể. Nó được tạo thành từ hơn một nghìn tỷ tế bào nội mô, nơi giải phóng các chất hỗ trợ lưu lượng máu. Tổn thương cho lớp nội mạc có thể khiến bạn có nguy cơ mắc một loạt các vấn đề sức khỏe như xơ vữa động mạch và các bệnh tim liên quan.
administrator
ỐC TAI

ỐC TAI

Ốc tai là một cấu trúc chứa đầy chất lỏng bên trong xương, đóng một vai trò quan trọng trong chức năng nghe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về ốc tai và các tình trạng sức khỏe liên quan đến ốc tai nhé.
administrator
VAN HAI LÁ

VAN HAI LÁ

Van hai lá là một trong bốn van ở tim. Nó giúp máu lưu thông theo một hướng chính xác từ tâm nhĩ trái của chúng ta đến tâm thất trái. Đôi khi van hai lá của bạn không hoạt động bình thường (ví dụ, trào ngược van hai lá và hẹp van hai lá). Các vấn đề về van có thể khiến tim của chúng ta làm việc nhiều hơn để bơm máu đến phần còn lại của cơ thể.
administrator