Cortisol được tiết ra nhờ vào tuyến thượng thận và có một vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cortisol nhé.

daydreaming distracted girl in class

CORTISOL

Cortisol là gì?

Cortisol được tiết ra nhờ vào tuyến thượng thận và được xem là một hệ thống báo động có sẵn trong cơ thể. Cortisol hoạt động kết hợp với các cơ quan khác ở não bộ nhằm kiểm soát tâm trạng, nỗi sợ hãi và động lực sống của con người.

Ngoài cung cấp năng lượng cho các phản ứng với khủng hoảng xảy ra trong cuộc sống, cortisol còn góp phần trong một số hoạt động của cơ thể cụ thể như:

  • Quản lý hoạt động sử dụng carbohydrate, chất béo và protein của cơ thể

  • Tác động làm giảm các phản ứng gây viêm

  • Điều hòa huyết áp ổn định

  • Làm tăng lượng đường trong máu (glucose)

  • Kiểm soát chu kỳ sinh hoạt ngủ hoặc thức

  • Bổ sung năng lượng giúp giải quyết các vấn đề căng thẳng và khôi phục trạng thái cân bằng cho cơ thể

Quá trình chuyển hóa cortisol trong cơ thể xảy ra như thế nào?

Nồng độ cortisol trong máu thay đổi liên tục trong suốt thời gian 1 ngày. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, nồng độ Cortisol sẽ cao hơn vào buổi sáng khi thức dậy và sau đó giảm dần trong ngày. Tuy nhiên, ở những người hoạt động và làm việc vào ban đêm, chỉ số này bị đảo ngược. 

Do đó, thời gian giải phóng, nồng độ cortisol có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động hằng ngày.

Ngoài ra, cortisol được giải phóng để giúp cơ thể phản ứng thích hợp để thích nghi và ứng phó với các vấn đề căng thẳng xảy ra. Cùng với đó, chế độ ăn uống và hoạt động thể chất cũng góp phần làm cortisol được điều chỉnh phù hợp với sinh hoạt của mỗi người

Cortisol được tiết ra và được kiểm soát bởi ba vùng của cơ thể: vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến thượng thận. Đây được gọi là trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận. 

Rối loạn Cortisol có thể gây ra một loạt vấn đề tới cơ thể

Khi nồng độ cortisol trong máu thấp, vùng dưới đồi giải phóng hormone CR khiến tuyến yên tiết ra hormone ACTH và kích thích tuyến thượng thận tiết cortisol vào máu. Lúc này, nồng độ cortisol trong máu tăng lên và chúng bắt đầu ngăn chặn sự giải phóng hormone CRH từ vùng dưới đồi và hormone ACTH từ tuyến yên, nồng độ hormone ACTH bắt đầu giảm, dẫn đến giảm nồng độ cortisol. Sự điều tiết này được gọi là một vòng phản hồi âm (ức chế).

Vai trò của Cortisol

Cortisol, giống như tất cả các hormone steroid, là một hoạt chất mạnh. Các hormone steroid có khả năng xâm nhập vào tế bào và thay đổi hoạt động của gen trong DNA.

Hầu hết các tế bào cơ thể có thụ thể cortisol. Vì vậy nên nó ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể bao gồm:

  • Kích thích tế bào sản xuất glucose từ protein và axit béo. Nó buộc cơ thể sử dụng axit béo từ chất béo dự trữ làm năng lượng. Cortisol cũng buộc phân hủy protein được lưu trữ thành axit amin để cơ thể có thể sử dụng chúng. Các axit amin này giúp tạo enzyme hoặc sửa chữa tế bào. (chức năng chính)

  • Cortisol giúp cân bằng muối và nước và kiểm soát huyết áp. Huyết áp tăng làm tăng lưu lượng máu nhằm phân phối glucose và các chất dinh dưỡng khác càng nhanh càng tốt đến các tế bào.

  • Cortisol giúp cơ thể chống lại sự căng thẳng và làm giảm các phản ứng viêm, phản ứng miễn dịch tổng thể trong cơ thể. Chính vì lý do này khi gặp căng thẳng, cortisol gây nên sự gia tăng lượng glucose, axit béo và axit amin trong máu.

  • Ở phụ nữ mang thai, cortisol cũng hỗ trợ thai nhi phát triển.

Sự mất cân bằng cortisol

Đối với trường hợp cơ thể có quá nhiều cortisol

Có quá nhiều Cortisol trong một thời gian dài có thể gây ra hội chứng Cushing do một loạt các yếu tố gây nên. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Tăng cân nhanh chóng chủ yếu ở mặt, ngực và bụng. Trong khi đó là cánh tay và chân lại thon mảnh

  • Khuôn mặt đỏ ửng và tròn

  • Tăng huyết áp

  • Tăng nguy cơ loãng xương

  • Làn da bị ảnh hưởng (xuất hiện các vết thâm và vết rạn màu tím)

  • Yếu cơ

  • Tâm trạng thay đổi, thể hiện sự lo lắng, trầm cảm hoặc cáu gắt

  • Tăng tần suất đi tiểu

  • Khát nước

  • Trong một thời gian dài cortisol cũng có thể gây ra tình trạng thiếu ham muốn tình dục. Ngoài ra, đối với phụ nữ sẽ xảy ra chu kỳ kinh bất thường. Kinh nguyệt ít thường xuyên hơn hoặc ngừng hoàn toàn (vô kinh).

Đối với trường hợp cơ thể có quá ít cortisol

Quá ít cortisol có thể là do vấn đề ở tuyến yên hoặc tuyến thượng thận (bệnh Addison). Các triệu chứng thường khó phát hiện hoặc nhầm lẫn với một số tình trạng bệnh khác. Các triệu chứng có thể bao gồm mệt mỏi, chóng mặt (đặc biệt là khi đứng), giảm cân, yếu cơ, thay đổi tâm trạng và làm tối các vùng da.

Đôi khi, quá trình sản xuất cortisol giảm kết hợp với stress có thể gây ra suy tuyến thượng thận. Tình trạng này gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị. Những triệu chứng của có thể gồm:

  • Đau đột ngột tại vùng thắt lưng, bụng, hoặc chân

  • Nôn ói và tiêu chảy, mất nước

  • Hạ huyết áp

  • Rối loạn tri giác

Các biện pháp cân bằng Cortisol

Để đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường, việc kiểm soát nồng độ Cortisol là điều rất quan trọng. 

Kiểm soát các vấn đề căng thẳng

Là một chất đóng vai trò phản ứng lại stress. Tuy nhiên, khi rối loạn chuyển hóa Cortisol lại có thể tác dụng ngược làm stress kéo dài, gây trầm cảm. Do đó, kiểm soát căng thẳng của bản thân là cách tốt nhất để giữ hoạt động tăng giảm cortisol được ổn định.

Trong đó, một số phương pháp tập luyện có thể giúp bạn kiểm soát căng thẳng hiệu quả bao gồm việc áp dụng phương pháp hít thở sâu với bài tập thở bụng 20-30 phút mỗi ngày. 

Đồng thời mỗi sáng cần dành ra khoảng 10 phút để thư giãn. Bằng cách này, bạn có thể hạ nồng độ hormone gây căng thẳng Cortisol. Ngoài ra, tham gia các lớp học yoga, thiều cũng là biện pháp để kiểm soát căng thẳng hiệu quả.

Thay đổi một lối sống lành mạnh

Mất ngủ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng căng thẳng kéo dài. Do đó, việc đảm bảo kế hoạch sinh hoạt hằng ngày là điều rất quan trọng.

Bên cạnh đó tập luyện thể thao kết hợp nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể điều hòa cortisol phù hợp. Chẳng hạn các bài tập aerobic giúp tiết endorphin hay tập thể hình lại giúp sản sinh hormone tăng trưởng. Tất cả đều có tác dụng ngăn chặn và kiểm soát nồng độ Cortisol.

Tuy nhiên, không nên để cơ thể sử dụng năng lượng cạn kiệt và cần phải nghỉ ngơi để cơ thể đủ thời gian cho việc phục hồi và tái tạo cơ bắp.

Xác định tình trạng bệnh của bản thân

Các bệnh lý liên quan đến tăng giảm Cortisol thường là bệnh mãn tính và chưa có hướng điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, nhận biết tình trạng bệnh của bản thân là cách hiệu quả để kiểm soát nồng độ Cortisol. Khi nghi ngờ cơ thể mắc các bệnh lý liên quan, bạn cần liên hệ bác sĩ để thực hiện sớm các xét nghiệm và điều trị có hiệu quả.

Lưu ý, không nên tự ý sử dụng thuốc kháng viêm khi không có chỉ định của bác sĩ vì chúng có thể gây ra phản ứng phụ là tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.

Trên đây là các biện pháp bạn có thể áp dụng nhằm phòng ngừa các chứng bệnh liên quan khả năng tăng giảm Cortisol ở cơ thể người.

 
Có thể bạn quan tâm?
VAN BA LÁ

VAN BA LÁ

Van ba lá là một trong bốn van tim. Nó giúp máu lưu thông theo hướng chính xác từ tâm nhĩ phải đến tâm thất phải. Đôi khi van ba lá không hoạt động bình thường (ví dụ như tình trạng trào ngược van ba lá và hẹp van ba lá). Các bệnh lý này có thể cần được theo dõi và bạn có thể được yêu cầu thực hiện phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế van.
administrator
TUYẾN YÊN

TUYẾN YÊN

Tuyến yên là một tuyến nội tiết nhỏ bằng hạt đậu nằm ở đáy não bên dưới vùng dưới đồi. Nó giải phóng một số hormone quan trọng và kiểm soát chức năng của nhiều tuyến khác của hệ thống nội tiết.
administrator
XƯƠNG SÊN

XƯƠNG SÊN

Mặc dù là một chiếc xương có kích thước nhỏ nhỏ, nhưng xương sên đóng một vai trò quan trọng trong khả năng đứng và di chuyển của chúng ta. Nó hỗ trợ trọng lượng cơ thể và giúp mắt cá chân của bạn di chuyển một cách trơn tru. Các chấn thương và tổn thương đối với xương sên có thể mất nhiều thời gian để hồi phục hơn và có nguy cơ biến chứng cao hơn các xương khác.
administrator
HỆ HÔ HẤP

HỆ HÔ HẤP

Hệ thống hô hấp của chúng ta là mạng lưới các cơ quan và mô hỗ trợ quá trình thở. Hệ thống này giúp cơ thể bạn hấp thụ oxy từ không khí để các cơ quan hoạt động. Nó cũng làm sạch các khí thải, chẳng hạn như carbon dioxide, khỏi máu của chúng ta. Các vấn đề thường gặp ở hệ hô hấp bao gồm dị ứng, bệnh lý hoặc nhiễm trùng.
administrator
CHOLESTEROL

CHOLESTEROL

Cholesterol là một protein quan trọng đối với cơ thể, đồng thời tích tụ nhiều cholesterol cũng có thể gây ra một số bệnh lý nguy hiểm. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cholesterol nhé.
administrator
CƠ BẮP CHÂN

CƠ BẮP CHÂN

Chân của bạn bao gồm tập hợp rất nhiều cơ bắp khỏe mạnh. Chúng cho phép chúng ta thực hiện các chuyển động lớn và nhỏ. Các cơ bắp chân cũng giúp gánh vác trọng lượng cơ thể và ổn định cơ thể để chúng ta có thể đứng thẳng. Các cơ ở chân trên của chúng ta bao gồm cơ tứ đầu và gân kheo. Cơ bắp chân của bạn hoạt động cùng các cơ khác của cẳng chân để giúp di chuyển bàn chân.
administrator
DÂY THẦN KINH HẦU HỌNG

DÂY THẦN KINH HẦU HỌNG

Dây thần kinh hầu là bộ thứ 9 trong số 12 dây thần kinh sọ (CN IX). Nó cung cấp thông tin vận động, phó giao cảm và cảm giác cho miệng và cổ họng của bạn. Trong số các chức năng của nó, dây thần kinh giúp nâng cao một phần cổ họng của bạn, từ đó giúp chúng ta có cử động nuốt.
administrator
ĐỘNG MẠCH CHỦ XUỐNG

ĐỘNG MẠCH CHỦ XUỐNG

Động mạch chủ xuống là một phần của động mạch chính trong cơ thể chúng ta. Nó chạy qua ngực và đến cơ hoành của bạn. Các nhánh của động mạch chủ xuống cung cấp máu cho tủy sống, thực quản và các khu vực quan trọng khác trong cơ thể. Tổn thương thành của động mạch chủ lên có thể dẫn đến tình trạng đe dọa tính mạng được gọi là chứng phình động mạch chủ ngực.
administrator