Bạch cầu (hay còn gọi là hạch bạch huyết, tế bào miễn dịch) là một trong những thành phần quan trọng nhất của máu. Bạch cầu có chức năng chống lại các tác nhân lạ khi chúng đi vào cơ thể. Một khi nhận ra các tác nhân lạ, virus, vi khuẩn… thì bạch cầu sẽ thực hiện các cơ chế khử độc, sản xuất các kháng thể đồng thời giải phóng các chất dẫn truyền hóa học để bảo vệ cơ thể.

daydreaming distracted girl in class

BẠCH CẦU

Bạch cầu trong cơ thể 

Phân loại bạch cầu

Trên thực tế có khá nhiều các loại bạch cầu khác nhau và chúng đảm nhận các chức năng riêng biệt nhưng tựu chung thì đều có một mục tiêu duy nhất và  bảo vệ cơ thể khỏi bất kì mối đe dọa nào. Thế nên ta có thể căn cứ vào hình dáng của nhân và có hay không hạt bào tương trong tế bào để phân loại các bạch cầu sau đây

Bạch cầu hạt (bạch cầu đa nhân)

Bạch cầu này chứa các hạt lớn trong bào tương. Trong bạch cầu đa nhân lại chia ra các loại sau:

+ Bạch cầu trung tính: Chiếm đa số các tế bào bạch cầu trong cơ thể, thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt nấm và vi khuẩn nếu có.

+ Bạch cầu ái kiềm: Chiếm ít hơn 1% tế bào bạch cầu trong cơ thể và tăng về số lượng khi cơ thể có phản ứng dị ứng.

+ Bạch cầu ái toan: Đáp ứng với tình trạng nhiễm trùng do ký sinh trùng gây ra. Mặt khác tế bào bạch cầu này cũng đóng vai trò quan trọng trong phản ứng viêm và phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Tế bào lympho

Tế bào lympho bao gồm:

+ Tế bào lympho B: Sản xuất ra các kháng thể để kết nối hệ thống miễn dịch với phản ứng nhiễm trùng.

+ Tế bào lympho T:  Giúp xác định và loại bỏ các tế bào gây nhiễm trùng. Lympho T sau khi hoạt hoá sẽ thực hiện tấn công các kháng nguyên bằng cách trực tiếp xử lý hoặc giải phóng lymphokin. Lymphokin sẽ tiến hành thu hút bạch cầu hạt đến để tiến vào, tấn công vào các kháng nguyên.

Bạch cầu không hạt (bạch cầu đơn nhân)

Có số lượng chiếm khoảng 2 - 8% số tế bào bạch cầu trong cơ thể. Chúng có nhiệm vụ tiêu diệt các tế bào gây nhiễm trùng.

Các loại bạch cầu

Vai trò của bạch cầu

  • Bạch cầu là tế bào có vai trò bảo vệ cơ thể thông qua việc phát hiện và tiêu diệt những tác nhân gây bệnh. Bạch huyết bào-T (T-lymphocytes) thực hiện nhiệm vụ điều khiển hệ miễn nhiễm, có khả năng tiêu diệt siêu vi khuẩn và tế bào ung thư.

  • Bạch cầu trung tính (Neutrophils) có vai trò chống viêm nhiễm, loại bỏ  vi khuẩn và xử lý mô bị tổn thương. Các bạch cầu thực hiện nhiệm vụ thực bào, có nghĩa là chúng sẽ hấp thụ các tác nhân lạ, còn có loại bạch cầu đảm nhận vai trò ghi nhớ, để lần sau các tác nhân lạ có quay trở lại thì sẽ bị phát hiện một cách nhanh chóng và cơ thể sẽ xuất ra một lượng lớn bạch cầu tiêu diệt chúng nhanh chóng.

  • Bạch huyết bào-B (B-lymphocytes) sản xuất ra các kháng thể lưu thông trong máu để bảo vệ cơ thể.. Ngoài việc lưu thông  chủ yếu trong máu, có một lượng khá lớn bạch cầu hiện diện  ở các mô của cơ thể để đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ.

  • Bạch cầu đơn nhân to (Monocytes) có thể kết hợp với bạch huyết bào để chống lại sự viêm nhiễm, cần thiết cho việc sản sinh kháng thể.

Trường hợp con người thiếu bạch cầu trong cơ thể sẽ dẫn tới con người hay bị viêm nhiễm, nếu đã bị thì sẽ bị viêm nhiễm ngày càng nặng, ảnh hưởng tới tính mạng. Có nhiều loại bạch cầu khác nhau với tuổi thọ từ một tuần đến vài tháng.


Bạch cầu giúp cơ thể tiêu diệt các tác nhân xấu

Có thể bạn quan tâm?
TĨNH MẠCH ĐÙI

TĨNH MẠCH ĐÙI

Tĩnh mạch đùi là một mạch máu lớn ở đùi. Tĩnh mạch này thu thập máu nghèo oxy từ các mô ở cẳng chân của bạn và giúp vận chuyển nó đến tim. Khi máu đến tim, nó sẽ nhận oxy và di chuyển ngược trở lại cơ thể qua các động mạch.
administrator
MÁU

MÁU

Máu là thành phần di chuyển khắp cơ thể để cung cấp cũng như vận chuyển các chất thải ra khỏi tế báo. Máu đảm nhiệm một chức năng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về máu và các tình trạng rối loạn máu nhé.
administrator
HORMONE LUTEINIZING

HORMONE LUTEINIZING

Hormone Luteinizing (LH) là một chất hóa học trong cơ thể của chúng ta, có chức năng kích hoạt các quá trình quan trọng trong hệ thống sinh sản của bạn. LH thúc đẩy quá trình rụng trứng và giúp sản xuất hormone cần thiết để hỗ trợ quá trình mang thai. Bác sĩ của bạn có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm để kiểm tra nồng độ LH nếu bạn có vấn đề về khả năng sinh sản hoặc kinh nguyệt không đều.
administrator
HỆ TUẦN HOÀN

HỆ TUẦN HOÀN

Hệ thống tuần hoàn (hệ thống tim mạch) bơm máu từ tim đến phổi để lấy oxy. Sau đó, tim sẽ vận chuyển máu có oxy qua các động mạch đến phần còn lại của cơ thể. Các tĩnh mạch mang máu nghèo oxy trở lại tim để bắt đầu lại quá trình tuần hoàn. Hệ thống tuần hoàn của bạn rất quan trọng đối với các cơ quan, cơ và mô khỏe mạnh.
administrator
ALBUMIN TRONG MÁU

ALBUMIN TRONG MÁU

Albumin là một loại protein quan trọng của cơ thể được tổng hợp phần lớn tại gan. Vì đây là một loại protein quan trọng nên xét nghiệm Albumin ở huyết tương, huyết thanh là một việc cần thiết để đảm bảo sức khỏe của mỗi người. Dựa vào loại chỉ số này giúp bác sĩ có thêm điều kiện để xác định các căn bệnh liên quan. Vậy Albumin là gì? Nó đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu các vấn đề xung quanh Albumin thông qua bài viết dưới đây nhé!
administrator
RĂNG NANH

RĂNG NANH

Bộ răng của chúng ta bao gồm 4 răng nanh (2 răng nanh hàm trên, 2 răng nanh hàm dưới) và răng ở vị trí thứ 3 tính từ răng cửa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về răng nanh nhé.
administrator
PHẾ QUẢN

PHẾ QUẢN

Phế quản là một ống dẫn khí thuộc hệ hô hấp dưới, có chức năng lưu thông khí và bảo vệ phổi.
administrator
TIỀN ĐÌNH

TIỀN ĐÌNH

Tiền đình là khu vực của tai trong giữa khoang màng nhĩ và sau ốc tai. Các rối loạn ở tiền đình có thể ảnh hưởng đến cảm giác thăng bằng của chúng ta.
administrator