Hệ thống hô hấp của chúng ta là mạng lưới các cơ quan và mô hỗ trợ quá trình thở. Hệ thống này giúp cơ thể bạn hấp thụ oxy từ không khí để các cơ quan hoạt động. Nó cũng làm sạch các khí thải, chẳng hạn như carbon dioxide, khỏi máu của chúng ta. Các vấn đề thường gặp ở hệ hô hấp bao gồm dị ứng, bệnh lý hoặc nhiễm trùng.

daydreaming distracted girl in class

HỆ HÔ HẤP

TỔNG QUÁT

Hệ hô hấp là gì?

Hệ thống hô hấp là mạng lưới các cơ quan và mô hỗ trợ quá trình thở. Nó bao gồm đường thở, phổi và các mạch máu. Các cơ cung cấp năng lượng cho phổi của bạn cũng là một phần của hệ hô hấp. Các bộ phận này làm việc cùng nhau để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể và làm sạch các chất khí thải như carbon dioxide.

CHỨC NĂNG

Chức năng của hệ thống hô hấp là gì?

Hệ thống hô hấp có nhiều chức năng khác nhau. Ngoài việc giúp bạn hít vào và thở ra, nó còn:

  • Cho phép chúng ta nói chuyện và ngửi.

  • Làm ấm không khí để phù hợp với nhiệt độ cơ thể và làm ẩm nguồn không khí hít vào cho phù hợp với cơ thể.

  • Cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể bạn.

  • Loại bỏ khí thải, bao gồm carbon dioxide, ra khỏi cơ thể khi chúng ta thở ra.

  • Bảo vệ đường thở của bạn khỏi các chất độc hại và chất kích ứng.

GIẢI PHẪU HỌC

Hệ hô hấp gồm những bộ phận nào?

Hệ thống hô hấp có nhiều bộ phận khác nhau hoạt động cùng nhau để giúp chúng ta có thể thở. Mỗi nhóm bộ phận có nhiều thành phần riêng biệt.

Đường thở của bạn cung cấp không khí đến phổi. Đường thở của bạn là một hệ thống phức tạp bao gồm:

  • Miệng và mũi: Các lỗ giúp lưu thông khí từ bên ngoài cơ thể vào hệ hô hấp.

  • Xoang: Các vùng rỗng giữa các xương trong đầu giúp điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm của không khí khi chúng ta hít vào.

  • Pharynx (họng): Ống dẫn không khí từ miệng và mũi đến khí quản.

  • Khí quản: Đoạn nối giữa cổ họng và phổi của bạn.

  • Ống phế quản: Các ống ở dưới cùng của khí quản dẫn vào mỗi phổi.

  • Phổi: Hai cơ quan lấy oxy từ không khí và chuyển vào máu của bạn.

Từ phổi của bạn, dòng máu cung cấp oxy đến tất cả các cơ quan và các mô khác của cơ thể.

Cơ và xương có chức năng giúp vận chuyển không khí khi hít vào và đi ra khỏi phổi. Một số xương và cơ trong hệ hô hấp bao gồm:

  • Cơ hoành: Cơ giúp phổi của bạn kéo không khí vào và đẩy nó ra ngoài.

  • Xương sườn: Xương bao quanh và bảo vệ phổi và tim của chúng t.

Khi bạn thở ra, máu của bạn mang carbon dioxide và các chất thải khác ra khỏi cơ thể. Các thành phần khác cùng thực hiện hoạt động với phổi và mạch máu bao gồm:

  • Các phế nang: Các túi khí nhỏ trong phổi, nơi diễn ra quá trình trao đổi oxy và carbon dioxide.

  • Tiểu phế quản: Các nhánh nhỏ của ống phế quản dẫn đến các phế nang.

  • Mao mạch: Các mạch máu trong thành phế nang giúp vận chuyển oxy và carbon dioxide.

  • Các thùy phổi: Các phần của phổi - ba thùy ở phổi phải và hai thùy ở phổi trái.

  • Màng phổi: Các túi mỏng bao quanh mỗi thùy phổi và ngăn cách phổi của bạn với thành ngực.

Một số thành phần khác của hệ hô hấp bao gồm:

  • Lông mao: Những sợi lông nhỏ chuyển động giống như sóng để lọc bụi và các chất gây kích ứng khác ra khỏi đường hô hấp của bạn.

  • Nắp thanh quản: Một vạt mô ở lối vào của khí quản, đóng lại khi bạn nuốt để giữ thức ăn và chất lỏng tránh xa khỏi đường thở.

  • Thanh quản: Cơ quan rỗng cho phép bạn nói chuyện và tạo ra âm thanh khi không khí di chuyển vào và ra.

TÌNH TRẠNG VÀ RỐI LOẠN

Những tình trạng nào ảnh hưởng đến hệ hô hấp?

Nhiều tình trạng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan và mô tạo nên hệ hô hấp. Một số phát triển do các chất kích thích mà bạn hít phải từ không khí, bao gồm vi rút hoặc vi khuẩn gây nhiễm trùng. Những tình trạng xảy ra do bệnh lý hoặc khi chúng ta già đi.

Các tình trạng có thể gây viêm (sưng, tấy và đau) hoặc ảnh hưởng đến hệ hô hấp bao gồm:

  • Dị ứng: Hít phải các protein, chẳng hạn như bụi, nấm mốc và phấn hoa, có thể gây dị ứng đường hô hấp ở một số người. Những protein này có thể gây viêm đường thở của bạn.

  • Hen suyễn: Là một chứng rối loạn mãn tính (lâu dài), hen suyễn gây viêm đường hô hấp có thể gây khó thở.

  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng có thể dẫn đến viêm phổi hoặc viêm phế quản. Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thông thường bao gồm cúm hoặc cảm lạnh.

  • Bệnh lý: Rối loạn hệ hô hấp bao gồm ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Những căn bệnh này có thể gây hại cho khả năng cung cấp oxy đi khắp cơ thể và lọc khí thải của hệ hô hấp.

  • Lão hóa: Dung tích phổi giảm dần khi bạn già đi.

  • Tổn thương: Tổn thương hệ hô hấp có thể gây ra các vấn đề về hô hấp.

CHĂM SÓC

Làm thế nào tôi có thể giữ cho hệ thống hô hấp của mình khỏe mạnh?

Khả năng loại bỏ chất nhầy ra khỏi phổi và đường thở rất quan trọng đối với sức khỏe đường hô hấp.

Để giữ cho hệ thống hô hấp của bạn khỏe mạnh, bạn nên:

  • Tránh các chất ô nhiễm có thể làm tổn thương đường hô hấp của bạn, bao gồm khói thuốc, hóa chất và radon (một loại khí phóng xạ có thể gây ung thư). Đeo khẩu trang nếu bạn tiếp xúc với khói, bụi hoặc các loại chất ô nhiễm khác vì bất kỳ lý do gì.

  • Đừng hút thuốc.

  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả và uống nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể

  • Tập thể dục thường xuyên để giữ cho phổi của bạn khỏe mạnh.

  • Ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách rửa tay thường xuyên và chủng ngừa cúm mỗi năm.

Khi nào tôi nên gọi cho bác sĩ về một vấn đề với hệ thống hô hấp của mình?

Liên hệ với bác sĩ nếu bạn khó thở hoặc đau. Bác sĩ sẽ thăm khám ngực, phổi và nhịp tim của bạn và tìm kiếm các dấu hiệu của các vấn đề về hô hấp như nhiễm trùng. Để xem liệu hệ thống hô hấp của bạn có hoạt động bình thường hay không, bác sĩ của bạn có thể sử dụng các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc MRI. Những xét nghiệm này cho phép bác sĩ của bạn tìm thấy được tình trạng sưng tấy hoặc tắc nghẽn trong phổi hay các bộ phận khác của hệ hô hấp. Bác sĩ của bạn cũng có thể đề nghị các xét nghiệm chức năng phổi, bao gồm cả hô hấp ký. Xét nghiệm này sử dụng một thiết bị có thể cho biết lượng không khí bạn hít vào và thở ra. Hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe thường xuyên để giúp ngăn ngừa các tình trạng hô hấp nghiêm trọng và bệnh lý phổi. Chẩn đoán sớm những vấn đề này có thể giúp ngăn ngừa chúng trở nên nghiêm trọng hơn.

 

Có thể bạn quan tâm?
HỆ THẦN KINH THỰC VẬT

HỆ THẦN KINH THỰC VẬT

Hệ thần kinh thực vật hay còn được gọi là hệ thần kinh tự chủ có một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về hệ thần kinh thực vật nhé.
administrator
THÙY CHẨM

THÙY CHẨM

Thùy chẩm là nơi tập trung phần lớn vỏ não thị giác, cho phép bạn không chỉ nhìn và xử lý các thông tin từ thế giới bên ngoài, mà còn chỉ định ý nghĩa và ghi nhớ các nhận thức thị giác.
administrator
BẮP CHÂN

BẮP CHÂN

Bắp chân của bạn là cơ nằm ở phía sau của cẳng chân. Nó bắt đầu từ dưới đầu gối và kéo dài đến mắt cá chân của bạn. Cơ bắp chân đảm nhiệm chức năng giúp bạn đi bộ, chạy, nhảy và chịu trách nhiệm cho sự linh hoạt của bàn chân. Cơ bắp chân cũng là cơ quan giúp bạn đứng thẳng.
administrator
VAN HAI LÁ

VAN HAI LÁ

Van hai lá là một trong bốn van ở tim. Nó giúp máu lưu thông theo một hướng chính xác từ tâm nhĩ trái của chúng ta đến tâm thất trái. Đôi khi van hai lá của bạn không hoạt động bình thường (ví dụ, trào ngược van hai lá và hẹp van hai lá). Các vấn đề về van có thể khiến tim của chúng ta làm việc nhiều hơn để bơm máu đến phần còn lại của cơ thể.
administrator
AXIT DẠ DÀY

AXIT DẠ DÀY

Axit dạ dày có nhiều vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ tiêu hóa. Tình trạng thừa axit dạ dày có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về axit dạ dày và các cách để giải quyết tình trạng thừa axit dạ dày nhé.
administrator
XƯƠNG CÙNG

XƯƠNG CÙNG

Xương cùng là một xương đơn, gồm 5 đốt sống riêng biệt kết hợp lại với nhau. Đây cũng là một điểm ổn định để các cơ chân có thể bám vào, giữ sự thăng bằng.
administrator
RENIN

RENIN

Renin là một loại enzym giúp kiểm soát huyết áp của chúng ta và duy trì nồng độ của natri và kali ở mức bình thường trong cơ thể. Được tạo ra bởi các tế bào đặc biệt trong thận của bạn, renin được giải phóng vào máu khi huyết áp của chúng ta giảm quá thấp.
administrator
GÂN

GÂN

Gân là phần liên kết cơ bắp của chúng ta với xương. Chúng cho phép xương của bạn di chuyển khi cơ bắp co thắt hay thư giãn. Việc lạm dụng quá mức, chấn thương, lão hóa và các tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như viêm khớp, có thể làm tổn thương gân của bạn. Bạn có thể giảm nguy cơ mắc các vấn đề về gân bằng một thói quen tập thể dục phù hợp.
administrator