TĨNH MẠCH CHỦ

Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới cùng nhau thu thập máu đã khử oxy từ toàn bộ cơ thể của bạn và đưa nó trở lại tim để lấy oxy mới. Đây là lý do tại sao tĩnh mạch chủ là tĩnh mạch lớn nhất trong cơ thể chúng ta. Các tĩnh mạch phần trên cơ thể của bạn gửi máu đến tĩnh mạch chủ trên và các tĩnh mạch phần dưới của bạn đổ máu vào tĩnh mạch chủ dưới.

daydreaming distracted girl in class

TĨNH MẠCH CHỦ

TỔNG QUÁT

Tĩnh mạch chủ là gì?

Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới là những tĩnh mạch rất lớn đưa máu đã khử oxy đến tim để lấy oxy. Tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch lớn nhất của cơ thể, mang máu thiếu oxy trở về tim từ phần dưới của cơ thể (bên dưới cơ hoành). Tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch lớn thứ hai, đưa máu nghèo oxy từ phần trên cơ thể đến tim.

Hãy nghĩ về nó giống như một tuyến xe buýt. Đường trung tâm giống như các tĩnh mạch nhỏ hơn từ phần dưới cơ thể của bạn (chẳng hạn như tĩnh mạch từ thận, gan và vùng lưng dưới của bạn) đưa máu đã khử oxy vào tĩnh mạch chủ dưới. Máu từ các tĩnh mạch khác sẽ lên xe buýt tĩnh mạch chủ dưới để đi đến tim của bạn.

Các tĩnh mạch chủ trên (phần trên cơ thể), chẳng hạn như các tĩnh mạch ở lưng trên và ngực, đưa máu đã khử oxy lên xe buýt tĩnh mạch chủ trên của bạn để trở về tim. Trái tim của bạn là trung tâm hoặc điểm đến, nơi tập trung tất cả máu được khử oxy từ các tuyến xe buýt (tĩnh mạch) ở khắp cơ thể.

CHỨC NĂNG

Tĩnh mạch chủ có chức năng gì?

Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới có chức năng quan trọng là vận chuyển máu nghèo oxy đến tâm nhĩ phải của tim. Sau đó, dòng máu này sẽ di chuyển vào tâm thất phải và sau đó đến phổi của bạn (thông qua động mạch phổi) để trao đổi khí carbon dioxide lấy oxy. Máu được cung cấp oxy sẽ trở lại qua các tĩnh mạch phổi của bạn đến tâm nhĩ trái của tim. Từ đó, máu mang oxy đi đến tâm thất trái và động mạch chủ để phân phối cho khắp các cơ quan trong cơ thể.

GIẢI PHẪU HỌC

Tĩnh mạch chủ nằm ở đâu?

Tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch chủ trên đều nằm ở phía bên phải của tim bạn. Các tĩnh mạch cánh tay đầu bên phải và bên trái của bạn hợp nhất để tạo thành tĩnh mạch chủ trên \.

Tĩnh mạch chủ trên của bạn nằm cạnh bên phải của xương ức và đi vào tâm nhĩ phải, nơi tất cả máu nghèo oxy đi đến. Tĩnh mạch chủ dưới của bạn dài hơn một chút. Nó bắt đầu từ nơi các tĩnh mạch chậu chung bên phải và bên trái kết hợp với nhau trong vùng bụng và đi lên tâm nhĩ phải của tim bạn.

Tĩnh mạch chủ trông như thế nào?

Tĩnh mạch chủ trên của bạn là một tĩnh mạch lớn không có van.

Tĩnh mạch chủ dưới là một tĩnh mạch lớn và dài có một van tại vị trí nó gặp tâm nhĩ phải.

Tĩnh mạch chủ có kích thước bao nhiêu?

Đây là những tĩnh mạch lớn nhất của cơ thể bạn. Tĩnh mạch chủ trên dài 7 cm (gần 3 inch) và rộng 2 cm (< 1 inch).

Tĩnh mạch chủ dưới dài khoảng 100 mm (4 inch) và đường kính 22 mm (< 1 inch).

Tĩnh mạch chủ được cấu tạo từ gì?

Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới của bạn bao gồm:

  • Tế bào nội mô (quản lý sự trao đổi chất dinh dưỡng với các mô).

  • Mô liên kết (hỗ trợ).

  • Sợi thần kinh.

  • Sợi đàn hồi.

  • Mô cơ.

TÌNH TRẠNG VÀ RỐI LOẠN

Những tình trạng và rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến tĩnh mạch chủ là gì?

Bạn có thể bị tắc nghẽn ở tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới khiến máu khó lưu thông qua những mạch máu này. Khi điều này xảy ra, bạn cũng có thể gọi nó là hội chứng tĩnh mạch chủ trên hoặc hội chứng tĩnh mạch chủ dưới, tùy thuộc vào phần nào của tĩnh mạch chủ bị tắc nghẽn.

Nguyên nhân của những tình trạng này bao gồm:

  • Một khối u, như ung thư phổi hoặc một loại ung thư khác, đã di căn.

  • Cục máu đông, đôi khi từ ống thông tĩnh mạch trung tâm hoặc máy tạo nhịp tim ở tĩnh mạch chủ trên.

  • Một dị tật bẩm sinh.

Các dấu hiệu hoặc triệu chứng phổ biến của các bệnh lý liên quan tới tĩnh mạch chủ

Khi có vật gì đó tác động vào tĩnh mạch chủ trên hoặc tĩnh mạch chủ dưới của bạn hoặc chặn dòng máu bên trong chúng, các triệu chứng này có thể xảy ra:

Các triệu chứng hội chứng tĩnh mạch chủ trên (tắc nghẽn hoặc chèn ép)

  • Sưng ở phần trên cơ thể của bạn.

  • Khó thở.

  • Đau thắt ngực.

Các triệu chứng của cục máu đông hoặc khối u trong tĩnh mạch chủ trên của bạn

  • Phần trên cơ thể phù nề.

  • Khó thở.

Các triệu chứng cục máu đông ở tĩnh mạch chủ dưới

  • Sưng ở chân.

  • Đau lưng.

  • Tăng cân.

  • Đau chân nghiêm trọng.

Các triệu chứng khối u tĩnh mạch chủ dưới

  • Đau ở vùng bụng.

  • Chân bị sưng tấy.

  • Sụt cân.

Các triệu chứng hội chứng tĩnh mạch chủ dưới (tắc nghẽn hoặc chèn ép)

  • Huyết áp thấp.

  • Sưng ở phần dưới cơ thể của bạn.

  • Nhịp tim nhanh.

Các xét nghiệm thông thường để kiểm tra sức khỏe của tĩnh mạch chủ

Bác sĩ của bạn có thể thực hiện một số cách để thu được hình ảnh về tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới, bao gồm:

  • Chụp X-quang ngực (cho tĩnh mạch chủ trên).

  • Chụp động mạch vành (cho tĩnh mạch chủ trên).

  • Siêu âm.

  • CT (chụp cắt lớp vi tính).

  • MRI (chụp cộng hưởng từ).

  • Chụp tĩnh mạch cản quang hoặc chụp tĩnh mạch xóa nền (chụp X-quang tĩnh mạch hiếm khi được sử dụng).

Các phương pháp điều trị thông thường cho các tình trạng liên quan tới tĩnh mạch chủ

Bác sĩ của bạn có thể sử dụng các phương pháp điều trị tương tự cho các vấn đề với tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới của bạn. Bác sĩ có thể:

  • Kê đơn thuốc lợi tiểu hoặc steroid để điều trị tình trạng sưng tấy.

  • Chỉ định sử dụng bạn steroid, thuốc làm tan huyết khối và thuốc chống đông máu để điều trị các vật cản như cục máu đông.

  • Sử dụng ống thông để loại bỏ cục máu đông.

  • Thủ thuật nong mạch và đặt một stent (ống kim loại nhỏ) để điều trị chứng hẹp tĩnh mạch do cục máu đông.

  • Thực hiện phẫu thuật bắc cầu tĩnh mạch qua cục máu đông hoặc khối u.

  • Thử hiện phẫu thuật để loại bỏ một khối u.

  • Thực hiện hóa trị hoặc xạ trị để điều trị khối u.

Nếu bạn bị huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) với nguy cơ cục máu đông đi từ chân hoặc xương chậu đến phổi (thuyên tắc phổi), bác sĩ của bạn có thể đặt một bộ lọc tĩnh mạch chủ để bắt các cục máu đông và ngăn không cho chúng đi ra ngoài, đặc biệt là đến phổi của bạn.

CHĂM SÓC

Mẹo để giữ cho tĩnh mạch chủ khỏe mạnh

Bạn có thể chăm sóc tĩnh mạch chủ của mình tương tự như cách chăm sóc các mạch máu khác trong cơ thể.

  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh ít chất béo bão hòa.

  • Tập thể dục.

  • Giảm mức độ căng thẳng.

  • Kiểm soát các tình trạng như huyết áp cao, cholesterol cao và tiểu đường.

LƯU Ý

Nếu bạn bị tắc nghẽn ở tĩnh mạch chủ trên hoặc tĩnh mạch chủ dưới, bác sĩ của bạn có thể đưa ra một số lựa chọn để điều trị. Nói chuyện với bác sĩ về cách điều trị tốt nhất cho tình trạng của mình. Nếu họ kê đơn thuốc, hãy nhớ uống thuốc đúng theo hướng dẫn. Đến tất cả các cuộc hẹn tái khám để đảm bảo rằng bạn phục hồi tốt sau bất kỳ quy trình nào bạn đã thực hiện.

 

Có thể bạn quan tâm?
HỆ THỐNG CƠ XƯƠNG

HỆ THỐNG CƠ XƯƠNG

Hệ thống cơ xương của chúng ta bao gồm xương, cơ, gân, dây chằng và các mô mềm. Chúng hoạt động cùng nhau để hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng cơ thể của bạn và giúp chúng ta di chuyển. Chấn thương, bệnh tật và lão hóa có thể gây đau, cứng khớp và các vấn đề khác về khả năng vận động cũng như chức năng. Bạn có thể giữ cho hệ thống cơ xương khỏe mạnh bằng cách quản lý sức khỏe tổng thể của mình.
administrator
BẠCH CẦU TRUNG TÍNH

BẠCH CẦU TRUNG TÍNH

Bạch cầu trung tính giúp hệ thống miễn dịch của bạn chống lại nhiễm trùng và chữa lành vết thương. Bạch cầu trung tính là loại bạch cầu phổ biến nhất trong cơ thể chúng ta. Số lượng bạch cầu trung tính tuyệt đối giúp xác định liệu cơ thể của bạn có đủ số lượng bạch cầu trung tính hay không hoặc số lượng của bạn cao hơn hoặc dưới ngưỡng bình thường.
administrator
CƠ XƯƠNG

CƠ XƯƠNG

Cơ xương chiếm từ 30 - 40% tổng khối lượng cơ thể của chúng ta. Đây là nhóm cơ kết nối với xương của bạn, cho phép chúng ta thực hiện một loạt các chuyển động và chức năng. Cơ xương là cơ tự chủ, có nghĩa là bạn kiểm soát cách thức và thời điểm chúng hoạt động.
administrator
TĨNH MẠCH NGỰC TRONG

TĨNH MẠCH NGỰC TRONG

Tĩnh mạch ngực trong nằm sâu bên trong lồng ngực của bạn. Nó thu thập máu từ thành ngực, ngực và đưa nó trở lại trái tim của bạn, nơi nó được bổ sung oxy. Tĩnh mạch ngực trong hoạt động cùng với nhiều tĩnh mạch khác trong cơ thể của bạn để giữ cho hệ tuần hoàn của bạn hoạt động liên tục.
administrator
CƠ DELTA

CƠ DELTA

Cơ delta là bộ phận bao phủ phần đầu của vai. Chúng giúp bạn nâng cánh tay của mình về phía trước, sang bên cạnh và ra phía sau. Đau cơ delta có thể gặp phải ở vận động viên bơi lội, vận động viên ném bóng hoặc bất kỳ ai thực hiện lặp đi lặp lại các chuyển động cánh tay ở trên cao.
administrator
CƠ BẮP

CƠ BẮP

Bạn có hơn 600 cơ bắp trên cơ thể. Một số cơ giúp chúng ta di chuyển, nâng đồ vật hoặc ngồi yên. Một số nhóm cơ khác giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn, thở hoặc nhìn. Tim là một cơ có chức năng bơm máu đi khắp cơ thể. Nhiều chấn thương và bệnh tật có thể ảnh hưởng đến cách hoạt động của các cơ. Để giữ cho cơ bắp của bạn chắc khỏe, hãy duy trì cân nặng hợp lý, có chế độ ăn uống phù hợp và tập thể dục thường xuyên.
administrator
XƯƠNG SÊN

XƯƠNG SÊN

Mặc dù là một chiếc xương có kích thước nhỏ nhỏ, nhưng xương sên đóng một vai trò quan trọng trong khả năng đứng và di chuyển của chúng ta. Nó hỗ trợ trọng lượng cơ thể và giúp mắt cá chân của bạn di chuyển một cách trơn tru. Các chấn thương và tổn thương đối với xương sên có thể mất nhiều thời gian để hồi phục hơn và có nguy cơ biến chứng cao hơn các xương khác.
administrator
MOTILIN

MOTILIN

Motilin là một loại hormone có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Hormone này kích hoạt các cơn co thắt cơ trong ruột non của chúng ta. Những cơn co thắt này giúp vận chuyển thức ăn từ ruột non đến ruột già của bạn. Motilin cũng đóng một vai trò trong việc kiểm soát việc giải phóng insulin và kích hoạt các tín hiệu đói của cơ thể bạn.
administrator