HORMONE TUYẾN GIÁP

Hormon tuyến giáp đóng vai trò điều hòa quá trình trao đổi chất, làm tăng quá trình chuyển hóa của cơ thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về hormone tuyến giáp nhé.

daydreaming distracted girl in class

HORMONE TUYẾN GIÁP

Hormone tuyến giáp là gì?

Hormon tuyến giáp là hormon được tuyến giáp sản xuất và tiết ra, đóng vai trò điều hòa quá trình trao đổi chất, làm tăng quá trình chuyển hóa của cơ thể, đặc biệt là chuyển hóa của các tổ chức tim, gan, thận. 

Hormon tuyến giáp có hai loại chính là triiodothyronine - T3 và thyroxine - T4. Chúng đều có bản chất là tyrosine, khoảng 90% hormon là thyroxine và 10% còn lại là triiodothyronine (tỷ lệ có thể thay đổi trong máu và các mô bào). Vai trò của 2 loại hormon này giống nhau, khác nhau về tốc độ và cường độ tác động.

Vị trí của tuyến giáp ở cơ thể - nơi sản xuất ra hormone tuyến giáp

Hormon tuyến giáp và các ảnh hưởng đến các cơ chế đặc biệt của cơ thể

Các hormon tuyến giáp hoạt động ở hầu hết các tế bào trong cơ thể và giữ vai trò thiết yếu trong hoạt động trao đổi, bao gồm:

Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi carbohydrate

Hormon tuyến giáp sẽ kích thích tất cả các yếu tố có liên quan đến quá trình trao đổi carbohydrate, bao gồm: tăng sự tổng hợp glucose từ những chất không phải carbohydrate, tăng khả năng tiếp nhận glucose của tế bào, …

Ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất béo

Tất cả các yếu tố trong quá trình trao đổi chất béo đều chịu ảnh hưởng từ hormon tiết ra từ tuyến giáp. Việc kích hoạt quá mức thì nồng độ các axit béo tự do trong huyết tương sẽ tăng cao. Vì vậy hormon tuyến giáp sẽ tăng cường quá trình oxi hóa các axit béo bên trong tế bào.

Ảnh hưởng đến mỡ trong máu và gan

Nồng độ hormon tuyến giáp tăng làm giảm lượng cholesterol, phospholipid và triglyceride có trong máu. Ngược lại nồng độ hormon tuyến giáp giảm thì làm tăng lượng cholesterol, phospholipid và triglyceride và dẫn đến tăng dự trữ mỡ ở gan. 

Ảnh hưởng đến tốc độ của hoạt động trao đổi chất

Trong quá trình trao đổi chất, hormon tuyến giáp giữ vai trò quan trọng ở hầu hết các loại mô bào, nếu thiếu hormon này thì tốc độ trao đổi chất sẽ giảm xuống trầm trọng.

Ảnh hưởng đến cân nặng 

Giảm tiết hormon tuyến giáp có thể làm tăng khối lượng và ngược lại tăng tiết hormone tuyến giáp có thể làm giảm khối lượng. Không phải lúc nào cũng xảy ra điều này vì hormon tuyến giáp còn giúp tăng cường khẩu vị cho ta ăn nhiều hơn và dẫn đến sự thay đổi tốc độ trong quá trình trao đổi chất.

Ảnh hưởng đến quá trình hô hấp

Trao đổi chất trong cơ thể tăng thì nhu cầu sử dụng oxy và tạo CO2, kích thích đến tần số và cường độ hô hấp cũng sẽ tăng.

Ảnh hưởng đến hệ tim mạch 

Tăng cường trao đổi chất thì nhu cầu sử dụng oxy tăng, đồng thời cũng tăng các sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi ở các mô: tăng nhịp tim, tăng tuần hoàn máu đặc biệt là tuần hoàn da giúp thải nhiệt trong cơ thể. 

Tăng nồng độ hormone tuyến giáp có thể dẫn đến tăng cường độ tim và khi tăng quá cao sẽ khiến hoạt động co bóp cơ tim bị giảm và gây suy tim.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Tăng hormone tuyến giáp sẽ khiến tăng tiết dịch tiêu hóa và nhu động ở dạ dày, ruột và có khả năng ỉa chảy. Ngược lại, nếu giảm hormon tuyến giáp sẽ gây táo bón.

Ảnh hưởng đến thần kinh trung ương

Hormon tuyến giáp làm tăng cường "tốc độ" các hoạt động trí não. Ưu năng tuyến giáp dễ có khuynh hướng gây rối loạn thần kinh chức năng, lo lắng quá mức, bồn chồn, hoang mang, ảo giác,…

Ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết khác

Khi tuyến giáp tăng tiết sẽ tăng cường tiết hormon ở hầu hết các tuyến nội tiết khác trong cơ thể.

Những biểu hiện khi thiếu hụt hormon tuyến giáp:

Nếu thiếu hụt hormone tuyến giáp có thể gây bệnh suy giáp, mất cân bằng phản ứng hóa học trong cơ thể và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như: trầm cảm, đau khớp, béo phì, vô sinh, bệnh tim…

Những dấu hiệu cho biết tuyến giáp có vấn đề:

  • Kiệt sức: luôn cảm thấy mệt mỏi cả ngày sau một đêm đủ giấc cho thấy tuyến giáp đang bắt đầu hoạt động quá kém. Khi quá ít lương hormon tuyến giáp tiết ra, lượng cung cấp cho các mạch máu và các tế bào không đủ, khiến cho cơ bắp thiếu dưỡng chất, kết quả gây mệt mỏi.

  • Chán nản: chán nản bất thường là một triệu chứng của bệnh suy giáp. Nếu hormone tuyến giáp sản xuất quá ít sẽ ảnh hưởng đến mức độ serotonin trong não. Serotonin là loại hormone giúp chúng ta cảm thấy thoải mái và vui vẻ. Nên khi tuyến giáp không hoạt động hiệu quả, lượng hormone serotonin giảm xuống và gây tâm trạng chán nản. 

  • Khàn cổ: sự thay đổi của giọng nói hoặc một khối u xuất hiện trong cổ họng là dấu hiệu tuyến giáp bị rối loạn. Nếu kiểm tra và nhìn thấy tuyến giáp bị sung hay cổ họng phình ra hoặc lồi lõm khi nuốt xuống, hãy nhanh chóng đến bác sĩ kiểm tra để được điều trị kịp thời.

  • Thèm ăn: nếu chỉ trong 1 thời gian ngắn mà cơn thèm ăn tăng lên không ngừng thì có thể đây là dấu hiệu của bệnh cường giáp. Khi hormon tuyến giáp tiết ra quá nhiều sẽ khiến cơ thể luôn có cảm giác đói và cũng dẫn đến tình trạng rối loạn vị giác và khứu giác.

  • Tim đập nhanh: tuyến giáp hoạt động không còn hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim, đi kèm là các triệu chứng như: cơ thể căng thẳng, hồi hộp, tim đập nhanh hoặc bỏ qua một, hai nhịp. Đây là dấu hiệu khi hormon tuyến giáp đang tràn ngập trong cơ thể.

  • Huyết áp cao: triệu chứng này có thể của rối loạn tuyến giáp. Những người có hormon tuyến giáp cao gấp 2-3 lần so với mức bình thường thì có nguy cơ cao mắc bệnh huyết áp. 

Lưu ý

Nhiều bệnh liên quan đến tuyến giáp, đối tượng khác nhau sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Các triệu chứng của những bệnh liên quan đến tuyến giáp thường không rõ ràng. 

Cách các phòng ngừa bệnh tuyến giáp: 

  • Ăn uống lành mạnh, đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều rau và trái cây.

  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng.

  • Có lối sống khoa học, ngủ sớm, hạn chế đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, không sử dụng các chất kích thích như rượu bia,…

  • Bổ sung đủ lượng iốt, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai.

  • Đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe và phát hiện kịp thời để được điều trị sớm nhất có thể.

 

Có thể bạn quan tâm?
LÔNG TƠ

LÔNG TƠ

Lông tơ là một loại lông trên cơ thể thai nhi phát triển trong bụng mẹ (từ giai đoạn trong tử cung) để bảo vệ và giữ ấm. Trẻ sơ sinh thường rụng lông trước khi sinh; tuy nhiên, một số trẻ không rụng lông trong vài tuần sau khi sinh.
administrator
HÀNH NÃO

HÀNH NÃO

Hành não là phần dưới cùng của não bộ. Vị trí của hành não là nơi não và tủy sống của chúng ta kết nối, khiến nó trở thành một đường dẫn chính cho các tín hiệu thần kinh đến và đi từ cơ thể. Hành não cũng giúp kiểm soát các quá trình quan trọng như nhịp tim, nhịp thở và huyết áp của bạn.
administrator
XƯƠNG BÁNH CHÈ

XƯƠNG BÁNH CHÈ

Xương bánh chè nằm trong hệ thống duỗi đầu gối có chức năng chủ yếu là giúp làm tăng chiều dài cánh tay đòn trong hoạt động co cơ tứ đầu đùi.
administrator
BÀNG QUANG

BÀNG QUANG

Bàng quang là một trong những cơ quan quan trọng của hệ bài tiết, bàng quan có nhiệm vụ chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi nước tiểu bài tiết thông qua niệu đạo.
administrator
MÀNG TRINH

MÀNG TRINH

Màng trinh là một mảnh mô bao phủ hoặc một phần xung quanh cửa âm đạo của bạn. Nó được hình thành trong quá trình phát triển bào thai và hiện diện trong quá trình sinh ra. Nó mỏng dần theo thời gian và sẽ bị rách. Một số người sẽ cảm thấy đau hoặc chảy máu khi màng trinh của họ bị rách, nhưng hầu hết sẽ không có tình trạng này.
administrator
THÙY SAU TUYẾN YÊN

THÙY SAU TUYẾN YÊN

Thùy sau tuyến yên là một trong hai thùy tạo nên tuyến yên, là một tuyến nội tiết nhỏ bằng hạt đậu nằm ở đáy não của chúng ta. Các chức năng chính của thùy sau tuyến yên của bạn là lưu trữ, giải phóng các hormone oxytocin và vasopressin (hormone chống bài niệu).
administrator
THÙY ĐỈNH

THÙY ĐỈNH

Thùy đỉnh nằm gần đỉnh và trung tâm của vỏ não, ngay sau thùy trán và phía trên thùy chẩm và thái dương; có chức năng rất quan trọng đối với nhận thức và tích hợp các giác quan, bao gồm quản lý vị giác, thính giác, thị giác, xúc giác và khứu giác.
administrator
HỆ NGOẠI TIẾT

HỆ NGOẠI TIẾT

Hệ thống ngoại tiết của chúng ta bao gồm một loạt các tuyến trên khắp cơ thể. Các tuyến này tiết ra các chất giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động, bao gồm mồ hôi, sữa mẹ, chất nhờn và dầu. Hệ thống ngoại tiết khác với hệ thống nội tiết của bạn, ở chỗ nó tiết ra các chất này thông qua các ống dẫn. Các tình trạng ảnh hưởng đến hệ thống ngoại tiết của bạn bao gồm ung thư, viêm và rụng lông.
administrator