Xương cùng là một xương đơn, gồm 5 đốt sống riêng biệt kết hợp lại với nhau. Đây cũng là một điểm ổn định để các cơ chân có thể bám vào, giữ sự thăng bằng.

daydreaming distracted girl in class

XƯƠNG CÙNG

Xương cùng là gì?

Xương cùng là một xương đơn, gồm 5 đốt sống riêng biệt kết hợp lại với nhau khi trưởng thành, tạo thành nền tảng của lưng dưới, hỗ trợ xương chậu và giữ thăng bằng, giúp nâng đỡ trọng lượng của cơ thể.

Xương cùng có hình cầu lõm nằm ở dưới cùng của cột sống, có phần đáy rộng nhất ở trên cùng và phần đỉnh nhọn ở dưới cùng nên nó trông như một hình tam giác ngược

Các mặt xương cùng kết nối với xương hông bên phải và xương hông bên trái, đỉnh được nối với xương cụt. 

Xương cùng có vai trò quan trọng trong việc hình thành nên xương chậu của cơ thể

Xương cùng là một xương rất chắc chắn nên có thể chịu được nhiều áp lực và chuyển động,  đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khung xương chậu, đồng thời giúp giữ thăng bằng cho cơ thể.

Mỗi người đều có 4 - 6 đốt xương cùng chứ không phải một xương duy nhất. Bắt đầu ở độ tuổi thanh thiếu niên hay kết thúc ở giữa những năm 20, hình dạng tổng thể của xương cùng cứng lại và các đốt sống xương hợp nhất thành một cấu trúc duy nhất nhưng quá trình này thường bắt đầu sớm hơn ở nữ giới. Hình dạng của xương có thể bị thay đổi do quá trình lão hóa.

Thời gian các đốt xương cùng hợp nhất cũng được dùng để ước tính độ tuổi và giới tính của bộ xương. Xương cùng của nữ giới thường rộng hơn, ít cong hơn và hướng về phía sau nhiều hơn so với của nam giới. Ở nam giới, độ cong phân bố trên toàn bộ chiều dài của xương. Tuy nhiên, số lượng xương tạo nên xương cùng và sự tiến triển của quá trình hợp nhất có thể khác nhau ở mỗi người.

Cấu trúc của xương cùng

  • Có những lỗ nhỏ còn sót lại khi các đốt sống riêng lẻ hợp nhất với nhau, dọc theo cả hai mặt của xương cùng. Các lỗ này cho phép các dây thần kinh và các mạch máu đi qua.

  • Những gờ nhỏ phát triển ở mỗi đốt sống xương được gọi là gờ ngang hoặc đường ngang.

  • Dọc theo đường giữa lưng của xương cùng là đỉnh xương cùng giữa, là một đường gờ được tạo nên từ quá trình hình thành các đốt sống xương cùng.

  • Ống sống là một không gian rỗng được tạo thành từ sự xếp chồng lên nhau các lỗ sống. Ống sống là nơi chứa đựng tủy sống và các rễ thần kinh.

  • Xương cùng kết nối với xương chậu hai bên để tạo thành hình vòng kín.

  • Đỉnh của xương cùng là phần thấp nhất và hẹp nhất của xương cùng, đồng thời được nối với xương cụt.

Vị trí của xương cùng

Xương cùng nằm ở phần cuối của cột sống thắt lưng, ngay khe mông (khe hở giữa). Khe hở bắt đầu ở vị trí ngang với xương cụt.

Xương cùng cong về phía trước và kết thúc ở xương cụt. Độ cong rõ ràng ở nữ hơn nam.

Tại đây, xương cùng kết hợp với đốt sống thắt lưng L5 thông qua khớp liên đốt sống. Đĩa đệm là phần nằm giữa hai đốt sống thắt lưng này nên chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo cho cột sống.

Xương cùng kết hợp với đường cung của xương chậu 2 bên để tạo thành eo chậu trên.

Chức năng của xương cùng

Xương cùng là một nền tảng vững chắc cho sự hình thành xương chậu. Vì con người đi bằng hai chân nên cơ thể cần một điểm ổn định để các cơ chân có thể bám vào, giữ sự thăng bằng.

Cơ thể chúng ta có thể di chuyển, sinh con là nhờ xương cùng kết hợp với các xương xung quanh để tạo cho xương chậu sự dẻo dai nhất định. Khung xương chậu cần đủ rộng để tạo đòn bẩy cho các chuyển động và giữ thăng bằng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh nở ở phụ nữ.

Do đó, nếu toàn bộ khung xương chậu hợp nhất với nhau, các chuyển động có thể gặp khó khăn, gây mất thăng bằng và tốn nhiều năng lượng hơn.

Tóm lại, xương cùng giúp cân bằng cột sống và gắn vào xương chậu để tạo sự ổn định cho cơ thể.

Các bệnh lý liên quan đến xương cùng

Xương cùng là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng đau thắt lưng. Các đốt sống xương cùng của một người thường hiếm khi bị gãy, trừ trường hợp bị thương nghiêm trọng.

Một số bệnh lý liên quan đến xương cùng:

  • Gãy xương

  • Đau thần kinh tọa

  • Tổn thương dây thần kinh ở xương cùng

  • Hội chứng chùm đuôi ngựa

  • Viêm khớp

  • Nhiễm trùng (trường hợp hiếm)

Điều trị các bệnh lý liên quan đến xương cùng

  • Dùng thuốc: thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể điều trị chấn thương rễ thần kinh, giúp giảm đau và viêm. 

  • Vật lý trị liệu: kích thích độ dẻo dai ở các vùng bị ảnh hưởng bởi đốt sống xương cùng. Phương pháp này có thể giúp lấy lại chức năng đã mất do chấn thương đốt sống xương cùng.

  • Phẫu thuật: giúp sữa chữa đốt sống bị hư hỏng hoặc gãy,…

Có thể bạn quan tâm?
TIỂU CẦU

TIỂU CẦU

Tiểu cầu là thành phần nhỏ nhất của máu giúp kiểm soát chảy máu. Các tiểu cầu tụ lại với nhau để tạo thành cục máu đông và ngăn chảy máu tại vị trí chấn thương.
administrator
VAN HAI LÁ

VAN HAI LÁ

Van hai lá là một trong bốn van ở tim. Nó giúp máu lưu thông theo một hướng chính xác từ tâm nhĩ trái của chúng ta đến tâm thất trái. Đôi khi van hai lá của bạn không hoạt động bình thường (ví dụ, trào ngược van hai lá và hẹp van hai lá). Các vấn đề về van có thể khiến tim của chúng ta làm việc nhiều hơn để bơm máu đến phần còn lại của cơ thể.
administrator
HẠ BÌ (HYPODERMIS)

HẠ BÌ (HYPODERMIS)

Hạ bì là lớp da dưới cùng của cơ thể. Nó có nhiều chức năng, bao gồm cách nhiệt, bảo vệ cơ thể khỏi bị tổn thương, tích trữ năng lượng, kết nối da với cơ và xương của bạn.
administrator
CƠ THẮT LƯNG

CƠ THẮT LƯNG

Cơ thắt lưng là một cơ rộng, dẹt, phủ gần hết phần dưới của lưng. Chúng có vai trò quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cơ thắt lưng nhé.
administrator
DÂY THẦN KINH THỊ GIÁC

DÂY THẦN KINH THỊ GIÁC

Các dây thần kinh thị giác có chức năng chuyển tiếp thông điệp từ mắt đến não của bạn để tạo ra hình ảnh trực quan. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong khả năng nhìn của bạn. Hàng triệu sợi thần kinh góp phần tạo nên mỗi dây thần kinh thị giác. Tổn thương dây thần kinh thị giác có thể dẫn đến mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
administrator
HẬU MÔN

HẬU MÔN

Hậu môn là phần cuối cùng của đường tiêu hóa, có thể mắc phải một số tình trạng bệnh lý. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về sức khỏe hậu môn nhé.
administrator
HORMONE LUTEINIZING

HORMONE LUTEINIZING

Hormone Luteinizing (LH) là một chất hóa học trong cơ thể của chúng ta, có chức năng kích hoạt các quá trình quan trọng trong hệ thống sinh sản của bạn. LH thúc đẩy quá trình rụng trứng và giúp sản xuất hormone cần thiết để hỗ trợ quá trình mang thai. Bác sĩ của bạn có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm để kiểm tra nồng độ LH nếu bạn có vấn đề về khả năng sinh sản hoặc kinh nguyệt không đều.
administrator
DÂY THẦN KINH TRỤ

DÂY THẦN KINH TRỤ

Dây thần kinh trụ giúp chúng ta cầm nắm đồ vật bằng tay và hỗ trợ các kỹ năng vận động như viết. Nó cũng giúp bàn tay và các ngón tay của bạn cảm nhận được cảm giác như nóng, mềm và đau. Hội chứng đau dây thần kinh trụ là một tình trạng đau đớn ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm đồ vật của bạn. Cảm giác ngứa ran có thể xảy ra khi có va chạm với dây thần kinh trụ ở khuỷu tay.
administrator