CƠ THẮT LƯNG

Cơ thắt lưng là một cơ rộng, dẹt, phủ gần hết phần dưới của lưng. Chúng có vai trò quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cơ thắt lưng nhé.

daydreaming distracted girl in class

CƠ THẮT LƯNG

Cơ thắt lưng là gì?

Cơ thắt lưng là búi cơ quan trọng nằm ở phần lưng dưới. Khi cơ thắt lưng gặp tổn thương hay bị căng, các cơn đau tại vị trí này rất dữ dội.

Cơ thắt lưng là một cơ rộng, dẹt, phủ gần hết phần dưới của lưng. Chúng phát triển từ mỏm gai của 9 đốt sống ngực dưới, 5 đốt sống thắt lưng và 1/3 sau mào chậu. Kín các thớ cơ chạy chếch lên trên tới góc dưới xương bả vai tụm lại đi ra phía trước và bám vào mép trong rãnh nhị đầu của xương cánh tay.

Cấu tạo

Được chia thành 2 loại cơ bao gồm:

  • Cơ thắt lưng lớn: Cơ thắt lưng lớn từ các thân đốt sống, các mỏm ngang và các đĩa gian đốt sống T12-L4

  • Cơ thắt lưng bé: cơ thắt lưng bé từ các thân đốt sống T12-L1

Vai trò của cơ thắt lưng

Với chức năng tương tự cơ vuông thắt lưng. Cơ thắt lưng là cơ có tác dụng xoay và khép cánh tay vào trong. Cùng với đó, Cơ thắt lưng còn hỗ trợ cho động tác hít vào của con người.

Cơ thắt lưng đóng vai trò nâng đỡ trọng lượng giúp cơ thể có thể đứng thẳng và đi lại.

Ngoài ra, trong lúc bạn di chuyển, não bộ cũng sẽ truyền tín hiệu kích thích cơ thắt lưng hoạt động để đưa chân từ phía sau tiến lên trước, tạo thành sự xen kẽ luân phiên giữa các bước chân trước và sau giúp khả năng di chuyển linh hoạt.

 Vấn đề sức khỏe liên quan tới cơ thắt lưng

Căng cơ thắt lưng là tình trạng sức khỏe phổ biến nhất của cơ thắt lưng. Trong đó, cơ ở thắt lưng bị kéo căng hoặc bị rách và làm hàng loạt các cơ và dây chằng ở lưng có tác dụng giữ xương cột sống đều bị ảnh hưởng. Các cơ bị suy yếu dần khi bị căng giãn quá mức làm cho cột sống trở nên kém ổn định hơn và gây nên tình trạng đau lưng từ ít đến nhiều.

Triệu chứng thường gặp của căng cơ thắt lưng

Triệu chứng có thể bao gồm: Đột ngột đau ở thắt lưng và trở nên nghiêm trọng hơn khi vận động. 

Ngoài ra các triệu chứng khác có thể xảy ra như:

  • Vùng lưng bị co cứng

  • Co thắt nhiều ở khu vực thắt lưng

  • Đau có thể xảy ra ở cả vùng mông và chi dưới

Vận động quá sức với cường độ cao là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng căng cơ thắt lưng

Nguyên nhân xảy ra của tình trạng đau căng cơ thắt lưng

Những nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh bao gồm:

  • Vận động quá sức như khuân vác vật nặng, cử tạ gây giãn cơ

  • Không khởi động trước khi vận động, chơi thể thao

  • Chấn thương do té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt,…

  • Viêm khớp dạng thấp

  • Các bệnh lý tự miễn như: Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì

  • Cột sống thắt lưng bị thoái hóa

Ngoài tình trạng căng cơ thắt lưng, một số tình trạng sức khỏe ở cơ thắt lưng có thể gặp bao gồm:

  • Tình trạng viêm cơ do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng

  • Liệt cơ có nguồn gốc từ dây thần kinh

  • Yếu cơ nguyên phát, thứ phát

Những yếu tố nguy cơ xảy ra tình trạng bệnh ở cơ thắt lưng

Sức khỏe của cơ thắt lưng có thể bị ảnh hưởng mọi lứa tuổi, giới tính. Đặc biệt là các vận động viên thể thao với cường độ mạnh rất dễ bị căng cơ, chấn thương cơ trong quá trình tập luyện thi đấu.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Ít vận động thể lực làm cho sức khỏe, sức bền của cơ suy yếu

  • Thừa cân, béo phì

  • Căng thẳng tâm lý, stress thường xuyên

  • Hút thuốc lá

  • Chấn thương

  • Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ hoạt động không phù hợp

Phương pháp điều trị

Khi xảy ra tình trạng căng cơ, các biện pháp tại nhà có thể xử lý như chườm ấm để giãn cơ, giảm tình trạng căng cơ và kết hợp nghỉ ngơi để thư giãn cơ. 

Ngoài ra, một số biện pháp không dùng thuốc khác có thể sử dụng như:

  • Sử dụng đèn hồng ngoại

  • Xoa bóp

  • Châm cứu, điện châm

  • Tập thể dục nhẹ nhàng

  • Tắm hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng

Nếu các biện pháp điều trị tại này không hiện quá, cần sử dụng thuốc theo toa do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Các thuốc được chỉ định thông thường là:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Floctafenine

  • Thuốc kháng viêm Non Steroid

  • Thuốc giãn cơ: Mephenesin, Tolperison, Eperison,…

  • Thuốc giảm đau dây thần kinh: Encorate, Gabapentin, Carbamazepin,…

  • Vitamin B1

Những điều cần lưu ý

  • Cần tránh các tư thế sai như đứng khom, ngồi không thẳng, rướn người mang xách vật nặng sẽ gây ra tình trạng chấn thương cơ thắt lưng

  • Cần thăm khám đi khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị kịp thời.

  • Cần kiểm soát tư thế làm việc, sinh hoạt và tư thế nằm ngủ hằng ngày phù hợp

  • Thay đổi tư thế thường xuyên khi làm việc, thực hiện các bài tập vươn vai giữa giờ nhằm phòng ngừa đau lưng do tư thế gây nên.

  • Đảm bảo một tư thế ngủ thoải mái, không trở mình khiến một phần cơ thể máu huyết lưu thông kém, cơ bắp bị chèn ép, có nguy cơ dẫn đến đau lưng. Nằm nghiêng, nằm ngửa là tư thế tốt nhất, tuy nhiên cần phải thay đổi tư thế thường xuyên.

  • Loại bỏ những thói quen xấu như rụt cổ, khom lưng hoặc co hông... sẽ dẫn đến tình trạng co rút lâu, làm cơ mệt mỏi, thậm chí bị tổn thương.

  • Từ khi còn trẻ mỗi người nên chú ý uốn nắn, sửa chữa tư thế làm việc sinh hoạt cho đúng. Có một số người không thể thay đổi tư thế do tính chất công việc, giữa giờ làm việc nên nghỉ ngơi, thư giãn, làm một số động tác ngược với tư thế làm việc.

  • Không nên thay đổi tư thế đột ngột

 

Có thể bạn quan tâm?
BÀN TAY

BÀN TAY

Bàn tay là cơ quan được sử dụng nhiều nhất trong các hoạt động hàng ngày của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo bàn tay dưới góc nhìn y khoa nhé
administrator
TỬ CUNG

TỬ CUNG

Tử cung (hay dạ con) là một cơ quan hình quả lê, đóng một vai trò quan trọng trong kinh nguyệt, khả năng sinh sản và mang thai. Nó rỗng, cơ bắp, nằm giữa trực tràng và bàng quang trong khung chậu của cơ thể. Một số tình trạng và bệnh của tử cung có thể gây ra các triệu chứng đau đớn cần được điều trị y tế.
administrator
CƠ GÂN KHEO

CƠ GÂN KHEO

Cơ gân kheo là cơ xương ở mặt sau của đùi. Bạn sử dụng chúng để đi bộ, leo cầu thang, ngồi xổm và thực hiện nhiều động tác chân khác. Chấn thương gân kheo là chấn thương thể thao phổ biến nhất. Kéo căng, khởi động và không gắng sức khi bị đau ở hông, đầu gối và chân là những cách tốt nhất để tránh chấn thương gân kheo.
administrator
CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ (BMI)

CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ (BMI)

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một công cụ mà các bác sử dụng để ước tính lượng chất béo trong cơ thể bằng cách sử dụng các phép đo chiều cao và cân nặng. Nó có thể giúp đánh giá các yếu tố nguy cơ đối với một số tình trạng sức khỏe nhất định. Chỉ số BMI không phải lúc nào cũng là đại diện chính xác cho mức độ béo của cơ thể.
administrator
DÂY CHẰNG TREITZ

DÂY CHẰNG TREITZ

Dây chằng Treitz là một dải mô ở bụng của chúng ta. Nó hỗ trợ và neo giữ ruột non và giúp vận chuyển các chất bên trong nó. Một dị tật bẩm sinh liên quan đến dây chằng có thể gây ra xoắn ruột.
administrator
TĨNH MẠCH

TĨNH MẠCH

Tĩnh mạch là những mạch máu mang máu có lượng oxy thấp đến tim. Các tĩnh mạch phổi là một ngoại lệ vì chúng mang máu có lượng oxy cao từ phổi đến tim. Các tĩnh mạch ở chân chống lại trọng lực để đẩy máu về tim. Các vấn đề thường gặp với tĩnh mạch bao gồm suy tĩnh mạch mãn tính, huyết khối tĩnh mạch sâu và giãn tĩnh mạch.
administrator
ELASTIN

ELASTIN

Cơ thể sản xuất protein elastin một cách tự nhiên. Elastin giúp các mô và cơ quan trong cơ thể chúng ta căng ra. Các chất bổ sung có thể giúp cơ thể bạn tạo ra nhiều elastin hơn, nhưng vẫn chưa có đủ nghiên cứu khoa học để đưa ra kết luận chắc chắn. Một chế độ ăn uống cân bằng cung cấp cho cơ thể các thành phần thô cần thiết để giúp cơ thể tạo ra elastin một cách tự nhiên.
administrator
VÙNG DƯỚI ĐỒI

VÙNG DƯỚI ĐỒI

Vùng dưới đồi, một cấu trúc nằm sâu trong não, hoạt động như một trung tâm điều phối điều khiển thông minh của cơ thể. Chức năng chính của nó là giữ cho cơ thể ở trạng thái ổn định được gọi là cân bằng nội môi. Nó thực hiện công việc của mình bằng cách ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thần kinh tự trị hoặc bằng cách quản lý các hormone. Nhiều tình trạng có thể làm ảnh hưởng đến vùng dưới đồi và có thể ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể.
administrator