Tĩnh mạch là những mạch máu mang máu có lượng oxy thấp đến tim. Các tĩnh mạch phổi là một ngoại lệ vì chúng mang máu có lượng oxy cao từ phổi đến tim. Các tĩnh mạch ở chân chống lại trọng lực để đẩy máu về tim. Các vấn đề thường gặp với tĩnh mạch bao gồm suy tĩnh mạch mãn tính, huyết khối tĩnh mạch sâu và giãn tĩnh mạch.

daydreaming distracted girl in class

TĨNH MẠCH

Tổng quan

Tĩnh mạch là gì?

Tĩnh mạch là các mạch máu nằm trên khắp cơ thể, giúp thu thập máu có lượng oxy thấp và đưa nó trở lại tim. 

Tĩnh mạch là một phần của hệ thống tuần hoàn cơ thể, hoạt động cùng với các mạch máu khác và tim để giữ cho máu di chuyển. Tĩnh mạch giữ hầu hết lượng máu trong cơ thể. Trên thực tế, gần 75% lượng máu nằm trong tĩnh mạch.

Tĩnh mạch mang loại máu nào?

Sự khác biệt chính giữa động mạch và tĩnh mạch là loại máu mà chúng mang theo. Trong khi động mạch vận chuyển máu giàu oxy, tĩnh mạch mang máu nghèo oxy. Tuy nhiên, các tĩnh mạch phổi của bạn là một ngoại lệ đối với quy tắc này.

Chức năng của tĩnh mạch

Tĩnh mạch có hai mục đích chính là thu thập máu nghèo oxy trong cơ thể trở lại tim và đưa máu giàu oxy từ phổi đến tim (đây là thời điểm duy nhất các tĩnh mạch mang máu giàu oxy).

Mục đích của mỗi tĩnh mạch phụ thuộc vào vị trí của nó trong cơ thể. Chúng được tổ chức thành một mạng lưới phức tạp gọi là hệ thống tĩnh mạch.

Hệ thống tĩnh mạch

Hệ thống tĩnh mạch đề cập đến mạng lưới các tĩnh mạch kết nối với các mạch máu và cơ quan khác trên toàn cơ thể. Hệ thống tĩnh mạch được tổ chức thành hai phần hoặc mạch chính. Đây là mạch hệ thống và mạch phổi. Mỗi mạch dựa vào các mạch máu (tĩnh mạch, động mạch và mao mạch) để giữ cho máu di chuyển.

Đối với người thường xuyên phải ngồi làm việc, cần thực hiện các hoạt động đi lại nhằm giúp máu lưu thông tránh các tình trạng bệnh tĩnh mạch có thể xảy ra

Các tình trạng và rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến tĩnh mạch là gì?

Có một số bệnh về tĩnh mạch ngăn cản tĩnh mạch hoạt động như bình thường bao gồm:

  • Viêm tắc tĩnh mạch bề ngoài. Đây là khi cục máu đông hình thành ngay dưới da. Thông thường, cục máu đông không di chuyển đến phổi. Nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra nếu cục máu đông xâm nhập vào tĩnh mạch sâu của cơ thể.

  • Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) . Tình trạng nghiêm trọng này xảy ra khi các cục máu đông (được gọi là huyết khối) hình thành trong các tĩnh mạch sâu. Thông thường, cục máu đông hình thành ở chân hoặc xương chậu và có thể thoát ra khỏi tĩnh mạch,  di chuyển đến phổi, gây ra thuyên tắc phổi đe dọa tính mạng.

  • Giãn tĩnh mạch. Những tĩnh mạch sưng phồng này đôi khi vô hại nhưng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như cục máu đông.

  • Suy tĩnh mạch mãn tính. Khi van một chiều ở chân bị hư hỏng, chúng không thể bơm máu đến tim một cách hiệu quả. DVT thường gây ra tình trạng này.

Những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của các vấn đề về tĩnh mạch là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng phụ thuộc vào tình trạng cụ thể thường bao gồm:

  • Sưng (phù) ở chân, mắt cá chân hoặc bàn chân, đặc biệt là sau khi đứng một lúc

  • Đau

  • Đau nhức, mệt mỏi hoặc đau nhói chân

  • Da chân hoặc bàn chân bị bong tróc hoặc ngứa

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này hoặc nếu bạn nhận thấy bất kỳ tĩnh mạch màu tím hoặc phồng lên mà trước đó không có, hãy liên hệ bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Nhiều vấn đề về tĩnh mạch có thể điều trị được nếu phát hiện sớm. Đặc biệt là phải chẩn đoán DVT ngay lập tức trước khi nó dẫn đến thuyên tắc phổi.

Những xét nghiệm dùng để kiểm tra sức khỏe tĩnh mạch

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ đề cập về tình trạng sức khỏe trước đây và thực hiện khám sức khỏe. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm siêu âm doppler và lấy máu để giúp chẩn đoán DVT hoặc các tình trạng khác.

Tôi có thể làm gì để chăm sóc tĩnh mạch của mình?

Có nhiều cách để chăm sóc tĩnh mạch. Nếu bạn được chẩn đoán có vấn đề về tĩnh mạch hoặc có các yếu tố nguy cơ, cần thực hiện một số phương pháp sau để tránh các hậu quả có thể xảy ra như:

  • Tránh ngồi hoặc nằm quá lâu mà không vận động. Nếu bạn ngồi nhiều trong ngày, hãy nhớ đứng dậy và đi lại vài phút mỗi giờ. Khi bạn ngồi, nhấc chân dưới lên và uốn cong cổ chân. Bạn càng có thể cử động cẳng chân càng nhiều thì cơ bắp càng có thể co bóp các tĩnh mạch và bơm máu về tim.

  • Thực hành vệ sinh chân tốt để ngăn ngừa nhiễm trùng. Điều này bao gồm việc giữ cho bàn chân sạch sẽ và khô ráo. Bạn cũng có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để da không bị nứt nẻ hoặc chảy máu.

  • Lưu ý về việc sử dụng thuốc chống đông máu có phù hợp với bạn hay không. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thay đổi nào trong các triệu chứng hoặc cảm giác cần liên hệ bác sĩ ngay lập tức.

Ngay cả khi bạn không có vấn đề về tĩnh mạch, bạn có thể thực hiện các lựa chọn lối sống đơn giản mỗi ngày để giữ cho tĩnh mạch của bạn khỏe mạnh:

  • Hãy đứng dậy và đi lại càng nhiều càng tốt trong ngày để giữ cho máu lưu thông.

  • Đi bộ (đặt mục tiêu đi bộ 30 phút, ít nhất năm ngày một tuần).

  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim để giúp duy trì cân nặng hợp lý.

  • Nếu bạn phát triển bất kỳ triệu chứng nào của các vấn đề về tĩnh mạch hãy gọi cho bác sĩ để được nắm bắt vấn đề sớm và có thể giúp tránh các vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra.

 

Có thể bạn quan tâm?
ĐẦU GỐI

ĐẦU GỐI

Đầu gối là một trong những khớp lớn và phức tạp nhất trên cơ thể, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp ở đầu gối nhé.
administrator
DÂY THẦN KINH KHỨU GIÁC

DÂY THẦN KINH KHỨU GIÁC

Dây thần kinh khứu giác của bạn là dây thần kinh sọ đầu tiên (CN I). Dây thần kinh này kích hoạt hoạt động của hệ thống khứu giác giúp chúng ta ngửi. Dây thần kinh sọ 1 là dây thần kinh cảm giác ngắn nhất. Nó bắt đầu trong não và kết thúc ở phần trên, bên trong mũi của chúng ta.
administrator
BẠCH CẦU ÁI TOAN

BẠCH CẦU ÁI TOAN

Bạch cầu ái toan là một loại tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi ký sinh trùng, chất gây dị ứng, vi khuẩn lạ và các sinh vật bên ngoài. Bạch cầu ái toan lớn hơn hầu hết các tế bào và chiếm ít hơn 5% tổng số bạch cầu trong cơ thể bạn.
administrator
CƠ DELTA

CƠ DELTA

Cơ delta là bộ phận bao phủ phần đầu của vai. Chúng giúp bạn nâng cánh tay của mình về phía trước, sang bên cạnh và ra phía sau. Đau cơ delta có thể gặp phải ở vận động viên bơi lội, vận động viên ném bóng hoặc bất kỳ ai thực hiện lặp đi lặp lại các chuyển động cánh tay ở trên cao.
administrator
ADRENALINE

ADRENALINE

Adrenaline là một hormone có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Sau đây hãy cùng tim hiểu về adrealine nhé.
administrator
BÀN TAY

BÀN TAY

Bàn tay là cơ quan được sử dụng nhiều nhất trong các hoạt động hàng ngày của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo bàn tay dưới góc nhìn y khoa nhé
administrator
MẠCH MÁU

MẠCH MÁU

Mạch máu là một mạng lưới có chức năng dẫn máu đi khắp cơ thể, tạo thành một vòng khép kín. Tim và mạch máu cùng nhau tạo thành hệ thống tuần hoàn, giúp duy trì hoạt động sống của cơ thể.
administrator
DÂY HÃM QUY ĐẦU

DÂY HÃM QUY ĐẦU

Dây hãm quy đầu là một dải mô nối bao quy đầu với quy đầu. Đôi khi nó có thể kéo đầu dương vật của bạn xuống. Dây hãm này cũng có thể bị rách.
administrator