HẠCH BẠCH HUYẾT Ở BẸN

Giống như tất cả các hạch bạch huyết, các hạch bạch huyết ở bẹn là một phần của hệ thống bạch huyết và hoạt động cùng với hệ thống miễn dịch của bạn để chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Các hạch bạch huyết ở bẹn bị sưng có nghĩa là cơ thể bạn đang làm việc để chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh tật. Hiếm khi, các hạch bạch huyết ở bẹn sưng lên là dấu hiệu của ung thư.

daydreaming distracted girl in class

HẠCH BẠCH HUYẾT Ở BẸN

TỔNG QUÁT

Hạch bạch huyết ở bẹn là gì?

Các hạch bạch huyết ở bẹn là các hạch bạch huyết nằm ở bẹn (háng) của bạn. Háng là vùng trên cơ thể nơi đùi tiếp giáp với bụng.

Các hạch bạch huyết là gì?

Các hạch bạch huyết là một phần của hệ thống bạch huyết của cơ thể. Hệ thống bạch huyết của bạn bao gồm dịch bạch huyết, mạch bạch huyết, tủy xương và các cơ quan bạch huyết. Những cơ quan này bao gồm adenoids, lá lách và amidan. Cấu trúc bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn. Chúng tạo ra và vận chuyển các tế bào chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

Các hạch bạch huyết là các tuyến nhỏ, hình bầu dục, sản xuất các tế bào chống lại bệnh tật. Chúng cũng hoạt động như bộ lọc cho các mạch bạch huyết của bạn. Các mạch bạch huyết của bạn là một mạng lưới các ống mỏng, có chức năng thu thập chất lỏng bạch huyết và lưu thông nó khắp cơ thể của bạn.

Hạch bạch huyết ở bẹn

Ở phía trên bên trong đùi, bạn có khoảng 10 hạch bạch huyết ở bẹn. Các hạch bạch huyết bẹn nông gần với bề mặt da của bạn. Các hạch bạch huyết nông này dẫn vào các hạch bạch huyết sâu ở bên trong. Các hạch bạch huyết sâu ở bẹn nằm sâu trong mô liên kết của đùi trên của bạn. Sau đó, dịch bạch huyết chảy vào các hạch bạch huyết khác trong vùng chậu của bạn.

CHỨC NĂNG

Chức năng của hạch bạch huyết bẹn là gì?

Các hạch bạch huyết ở bẹn giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Khi dịch bạch huyết đi qua các hạch bạch huyết này, các tế bào miễn dịch trong mỗi hạch sẽ lọc ra vi khuẩn, vi rút và các vật chất gây hại khác. Các hạch bạch huyết ở bẹn của bạn tạo thành một dòng chảy dịch chính cho chân, bộ phận sinh dục và vùng chậu của bạn.

GIẢI PHẪU HỌC

Hạch bạch huyết bẹn nằm ở đâu?

Các hạch bạch huyết ở bẹn của bạn nằm ở bẹn. Cụ thể, chúng nằm ở vùng bên trong đùi trên. Các hạch bạch huyết nông nằm gần bề mặt da ngay dưới dây chằng háng. Các hạch bạch huyết sâu ở bẹn nằm sâu hơn bên trong cơ thể.

Hạch bạch huyết bẹn trông như thế nào?

Các hạch bạch huyết ở bẹn bình thường là các tuyến nhỏ, hình bầu dục. Chúng trông giống như những hạt đậu. Hình dạng của một hạch bạch huyết bẹn bất thường có dạng hình tròn.

Hạch bách huyết ở bẹn to như thế nào?

Một hạch bạch huyết ở bẹn bình thường có chiều rộng khoảng 1/4 inch. Chiều dài của hạch bạch huyết ở bẹn ít nhất phải gấp hai lần chiều rộng. Khi chiều rộng của hạch bạch huyết ở bẹn lớn hơn 1/2 inch, nó được coi là bất thường. Nếu bạn có các hạch bạch huyết ở bẹn to, cơ thể bạn có thể đang cố gắng chống lại một căn bệnh hoặc nhiễm trùng ở vùng dưới cơ thể.

TÌNH TRẠNG VÀ RỐI LOẠN

Nguyên nhân nào gây sưng hạch bạch huyết bẹn?

Các hạch bạch huyết bị sưng thường có nghĩa là cơ thể bạn đang chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh tật. Các hạch bạch huyết ở bẹn sưng lên có thể cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng ở vùng bẹn. Khi các hạch bạch huyết của bạn đang hoạt động cố gắng chống lại nhiễm trùng, chúng có thể trở nên to ra. Các hạch bạch huyết ở bẹn to ra có thể gây đau và sưng tấy. Các tình trạng nhiễm trùng có thể gây sưng hạch bạch huyết ở bẹn bao gồm:

Nhiễm trùng đường tiết niệu

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu là một loại nhiễm trùng phổ biến gặp phải ở hệ thống tiết niệu của bạn.

Nhiễm trùng da

  • Viêm mô tế bào: Tình trạng nhiễm trùng da và các mô bên dưới da do vi khuẩn.

  • Viêm bao quy đầu: Viêm đầu dương vật, thường xảy ra nhất ở những người chưa cắt bao quy đầu.

Nhiễm nấm

  • Bệnh nấm da chân (tinea pedis): Tình trạng nhiễm trùng gây phát ban da ngứa, rát giữa các ngón chân và lòng bàn chân của bạn.

  • Nấm bẹn (tinea cruris): Tình trạng nhiễm trùng gây phát ban đỏ, ngứa ở bẹn, đùi trên hoặc trực tràng của bạn.

  • Nhiễm trùng nấm men: Các hạch bạch huyết ở bẹn bị sưng ở phụ nữ có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nấm âm đạo. Ở nam giới, điều đó có thể đồng nghĩa với tình trạng nhiễm trùng nấm men dương vật.

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)

  • Lymphogranuloma venereum: Một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra.

  • Chancroid: Một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Haemophilus ducreyi gây ra.

  • Bệnh giang mai: Một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra.

  • Bệnh lậu: Một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra.

  • Mụn rộp sinh dục: Một bệnh nhiễm trùng do vi rút herpes simplex loại 2 gây ra.

Các hạch bạch huyết ở bẹn sưng lên có thể là dấu hiệu của ung thư?

Hiếm khi, các hạch bạch huyết ở bẹn sưng lên là dấu hiệu của ung thư ở vùng bẹn của bạn. Tế bào ung thư di chuyển qua dịch bạch huyết từ vị trí mà ung thư bắt đầu xâm nhập vào các hạch bạch huyết. Các loại ung thư có thể được tìm thấy trong các hạch bạch huyết ở bẹn bao gồm:

  • Ung thư âm hộ: Một loại ung thư hiếm gặp hình thành trong các mô của âm hộ.

  • Ung thư dương vật: Một loại ung thư hình thành trong các mô của dương vật.

  • Ung thư hậu môn: Một loại ung thư gặp phải ở ống hậu môn.

  • Ung thư tế bào hắc tố: Là một loại ung thư da rất nguy hiểm.

  • Lymphoma: Một loại ung thư máu.

Làm thế nào để kiểm tra các hạch bạch huyết ở bẹn?

Bạn thường sẽ không thể cảm nhận thấy các hạch bạch huyết ở bẹn của mình. Chúng có thể khó cảm nhận được trừ khi sưng lên. Khi hoạt động chống chọi với nhiễm trùng, chúng có thể trở nên to ra và nhạy cảm khi chạm vào. Để kiểm tra các hạch bạch huyết:

  • Đặt ba ngón tay của bạn theo chiều ngang dọc theo nếp gấp nơi đùi tiếp xúc với xương chậu. Nhấn các ngón tay của bạn vào nếp gấp với lực trung bình. Bạn sẽ cảm thấy cơ, xương và mỡ. Nếu bạn sờ thấy một cục cứng, đó có thể là một hạch bạch huyết ở bẹn sưng lên.

  • Đặt ba ngón tay đầu tiên của bạn theo chiều dọc dọc theo đùi trên. Ấn các ngón tay vào đùi với áp lực vừa phải.

  • Lặp lại ở phia đôi diện.

Hầu hết các hạch bạch huyết sưng lên không phải là nguyên nhân đáng lo ngại và sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, nếu các hạch bạch huyết ở bẹn của bạn bị sưng lên mà không có lý do rõ ràng, hãy đến gặp bác sĩ.

Bóc tách hạch bẹn là gì?

Phương pháp bóc tách hạch bạch huyết ở bẹn được sử dụng để tìm ung thư trong các hạch bạch huyết ở bẹn của bạn. Trong quá trình bóc tách hạch bạch huyết ở bẹn, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt vào vị trí bẹn và lấy ra bất kỳ hạch bạch huyết ở bẹn nào nghi ngờ có chứa tế bào ung thư. Các hạch bạch huyết sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra.

Tại phòng thí nghiệm, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ tiến hành kiểm tra các hạch bạch huyết. Nhà nghiên cứu sẽ đưa ra một báo cáo bao gồm loại ung thư và số lượng các hạch bạch huyết có tế bào ung thư. Bác sĩ sẽ sử dụng báo cáo này để đưa ra quyết định điều trị.

LƯU Ý

Giống như tất cả các hạch bạch huyết, các hạch bạch huyết ở bẹn là một phần của hệ thống bạch huyết và hoạt động cùng với hệ thống miễn dịch của bạn để chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Đôi khi, các hạch bạch huyết ở bẹn của bạn có thể bị sưng lên. Trong hầu hết các trường hợp, các hạch bạch huyết ở bẹn sưng lên có nghĩa là cơ thể bạn đang hoạt động để chống lại nhiễm trùng. Nếu chúng bị sưng hoặc to ra mà không rõ lý do, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn để đảm bảo không có nguyên nhân nghiêm trọng hơn.

 

Có thể bạn quan tâm?
XƯƠNG QUAY

XƯƠNG QUAY

Xương quay nằm ở chi trên, là một trong 2 xương chính của cẳng tay được kết nối với xương trụ bởi lớp dây chằng chéo và màng liên kết. Xương quay có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của cánh tay, đảm bảo khớp với các xương xung quanh để thực hiện hoạt động cần thiết.
administrator
NÃO

NÃO

Não là một cơ quan tạo thành từ các mô thần kinh được bảo vệ trong hộp sọ, đóng một vai trò đối với hoạt động hầu hết các cơ quan trong cơ thể.
administrator
CƠ DELTA

CƠ DELTA

Cơ delta là bộ phận bao phủ phần đầu của vai. Chúng giúp bạn nâng cánh tay của mình về phía trước, sang bên cạnh và ra phía sau. Đau cơ delta có thể gặp phải ở vận động viên bơi lội, vận động viên ném bóng hoặc bất kỳ ai thực hiện lặp đi lặp lại các chuyển động cánh tay ở trên cao.
administrator
BẠCH CẦU ÁI TOAN

BẠCH CẦU ÁI TOAN

Bạch cầu ái toan là một loại tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi ký sinh trùng, chất gây dị ứng, vi khuẩn lạ và các sinh vật bên ngoài. Bạch cầu ái toan lớn hơn hầu hết các tế bào và chiếm ít hơn 5% tổng số bạch cầu trong cơ thể bạn.
administrator
RUỘT NON

RUỘT NON

Ruột non là một phần của hệ thống tiêu hóa, có chức năng quan trọng đối với cơ thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về ruột non và các bệnh lý có thể mắc phải nhé.
administrator
DÂY CHẰNG BÀN CHÂN

DÂY CHẰNG BÀN CHÂN

Đôi chân của bạn là bộ phận cơ thể phức tạp và hoạt động rất chăm chỉ. Chúng chứa 26 xương, 30 khớp và hơn 100 cơ, gân và dây chằng. Bàn chân của bạn bao gồm ba dây chằng chính kết nối các xương và cung cấp sự hỗ trợ cho vòm bàn chân.
administrator
XƯƠNG CỤT

XƯƠNG CỤT

Xương cụt là một xương được tạo thành từ sự hợp nhất của 3-5 (nhưng thường là 4) đốt sống cuối cùng của cột sống và đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xương cụt và các chấn thương liên quan đến xương cụt nhé.
administrator
CƠ BẮP ĐÙI

CƠ BẮP ĐÙI

Đùi là bộ phận có chứa nhiều cơ. Cơ tứ đầu và gân kheo giúp chúng ta uốn cong, mở rộng hông và đầu gối. Các cơ khép giúp di chuyển các chân vào bên trong. Cơ lược và cơ may cho phép chúng ta uốn và xoay đùi ở các khớp hông.
administrator