Xương cụt là một xương được tạo thành từ sự hợp nhất của 3-5 (nhưng thường là 4) đốt sống cuối cùng của cột sống và đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xương cụt và các chấn thương liên quan đến xương cụt nhé.

daydreaming distracted girl in class

XƯƠNG CỤT

Xương cụt là gì?

Xương cụt là một xương được tạo thành từ sự hợp nhất của 3-5 (nhưng thường là 4) đốt sống cuối cùng của cột sống. Sự hợp nhất bắt đầu trong độ tuổi 20 của một người và thường hoàn tất vào tuổi 30. Trước khi quá trình hợp nhất xảy ra, đốt sống xương cụt giống như những đoạn đốt sống khác của cột sống. 

Xương cụt có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau ở nhiều người, thường bị tổn thương do chấn thương, ngã và có thể không rõ nguyên nhân.

Đau xương cụt là một tình trạng bệnh gây khó khăn trong việc sinh hoạt hàng ngày

Cấu tạo

Xương cụt là một tam giác ngược với phần rộng ở đỉnh và phần nhọn ở đáy. Trước khi quá trình hợp nhất xương cụt hoàn thành, đây là những đốt sống kém phát triển và trông giống những nốt xương.

Thường có 4 đốt sống xương cụt gắn với phần đáy nhọn của xương cùng. Chúng được gọi là Co1-Co4. Một người bình thường khi được sinh ra với ít nhất ba và nhiều nhất là năm đốt sống xương cụt.

Vị trí

Xương cụt nằm ở phần xa nhất của xương cùng và cũng là phần xa nhất của cột sống. Phần đáy của xương cụt khớp với đỉnh của xương cùng. Có thể có một số khớp nối giữa các đốt sống xương cụt trước khi chúng hợp nhất, nhưng các khớp này không di chuyển nhiều.

Xương cụt là điểm thấp nhất của cột sống và nằm ở dưới cùng của xương chậu, hoạt động như một cơ của sàn chậu, được kết nối với xương cùng qua dây chằng xương cùng.

Chức năng của xương cụt

Một số người cho rằng xương cụt không có bất kỳ chức năng nào, nhưng thực tế xương cụt có một số chức năng như:

  • Giúp giữ cân bằng khi ngồi và cố định các nhóm cơ, gân, dây chằng xung quanh

  • Giúp nâng đỡ và ổn định cột sống

  • Không thể thiếu trong quá trình di chuyển, đi, chạy,đứng, ngồi, di chuyển chân,...

  • Là điểm kết nối của nhiều cơ sàn chậu

  • Hỗ trợ hậu môn và quá trình đại tiện

  • Hỗ trợ hoạt động của âm đạo ở phụ nữ

Các chấn thương liên quan đến xương cụt

Một số nguyên nhân dẫn đến đau và viêm xung quanh xương cụt, bao gồm:

  • Chấn thương: là nguyên nhân phổ biến nhất. Vị trí của xương cụt dễ bị chấn thương nếu bị ngã ở tư thế ngồi, có thể nứt xương cụt hoặc bầm tím ngoài da.

  • Sự chuyển động, co thắt của các cơ sàn chậu gây ảnh hướng đến chuyển động của chính xương cụt, gây đau, tổn thương hoặc viêm.

  • Quan hệ tình dục hoặc đại tiện có thể dẫn đến đau vùng chậu, gây chấn thương xương cụt.

  • Đau xương cụt phổ biến ở nữ giới hơn nam giới do góc xương chậu ở phụ nữ rộng hơn, nguy cơ chấn thương trong quá trình sinh con.

  • Ở một số người, xương cụt vẫn di động và có thể di chuyển khi người đó hoạt động. Có một số bằng chứng cho thấy xương cụt cứng có nhiều khả năng gây ra một số loại đau do nó liên tục kích thích các mô mềm xung quanh khi thay đổi tư thế.

  • Mang thai: một số trường hợp khi đầu em bé vượt qua đỉnh xương cụt, tạo áp lực lên xương cụt và dẫn tới chấn thương cho mẹ (đĩa đệm, dây chằng hoặc xương), trường hợp hiếm có thể gây gãy xương.

  • Khối u hoặc nhiễm trùng: tuy ít phổ biến nhưng đôi khi xương cụt có thể bị nhiễm trùng, viêm và gây đau đớn.

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hoặc thoái hóa đĩa đệm thắt lưng.

  • Béo phì: thừa cân tạo ra áp lực lên xương cụt, dẫn đến đau đớn và tăng nguy cơ chấn thương.

Điều trị các bệnh lý liên quan đến xương cụt

Các cách điều trị khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân đau xương cụt khác nhau, một số phương pháp điều trị bao gồm:

Điều trị bảo tồn

Trong trường hợp chấn thương nhẹ hoặc đau xương cụt không rõ nguyên nhân, phương pháp điều trị phổ biến nhất là phương pháp điều trị bảo tồn:

  • Sử dụng đệm để giảm áp lực lên xương cụt.

  • Vật lý trị liệu để hỗ trợ kéo giãn cơ được sử dụng để cung cấp thêm sức mạnh cho các mô xung quanh.

  • Tránh các bài tập có tác động mạnh như chạy, nhảy, rèn luyện sức khỏe và đạp xe trong khi xương cụt đang trong quá trình hồi phục.

  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn trong khi xương cụt đang trong quá trình phục hồi.

Điều trị phẫu thuật

Nếu phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ xương cụt.

Cắt bỏ hoàn toàn hoặc một phần xương cụt được coi là rất an toàn và tương đối hiệu quả. Những bệnh nhân thực hiện điều trị phẫu thuật hầu như có kết quả tốt. Khoảng 75% trường hợp thực hiện phẫu thuật có thể cải thiện các triệu chứng hoàn toàn và phục hồi tính linh động ở cột sống.

 

Có thể bạn quan tâm?
RENIN

RENIN

Renin là một loại enzym giúp kiểm soát huyết áp của chúng ta và duy trì nồng độ của natri và kali ở mức bình thường trong cơ thể. Được tạo ra bởi các tế bào đặc biệt trong thận của bạn, renin được giải phóng vào máu khi huyết áp của chúng ta giảm quá thấp.
administrator
ĐẦU GỐI

ĐẦU GỐI

Đầu gối là một trong những khớp lớn và phức tạp nhất trên cơ thể, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp ở đầu gối nhé.
administrator
TĨNH MẠCH CHỦ

TĨNH MẠCH CHỦ

Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới cùng nhau thu thập máu đã khử oxy từ toàn bộ cơ thể của bạn và đưa nó trở lại tim để lấy oxy mới. Đây là lý do tại sao tĩnh mạch chủ là tĩnh mạch lớn nhất trong cơ thể chúng ta. Các tĩnh mạch phần trên cơ thể của bạn gửi máu đến tĩnh mạch chủ trên và các tĩnh mạch phần dưới của bạn đổ máu vào tĩnh mạch chủ dưới.
administrator
ELASTIN

ELASTIN

Cơ thể sản xuất protein elastin một cách tự nhiên. Elastin giúp các mô và cơ quan trong cơ thể chúng ta căng ra. Các chất bổ sung có thể giúp cơ thể bạn tạo ra nhiều elastin hơn, nhưng vẫn chưa có đủ nghiên cứu khoa học để đưa ra kết luận chắc chắn. Một chế độ ăn uống cân bằng cung cấp cho cơ thể các thành phần thô cần thiết để giúp cơ thể tạo ra elastin một cách tự nhiên.
administrator
DÂY THẦN KINH KHỨU GIÁC

DÂY THẦN KINH KHỨU GIÁC

Dây thần kinh khứu giác của bạn là dây thần kinh sọ đầu tiên (CN I). Dây thần kinh này kích hoạt hoạt động của hệ thống khứu giác giúp chúng ta ngửi. Dây thần kinh sọ 1 là dây thần kinh cảm giác ngắn nhất. Nó bắt đầu trong não và kết thúc ở phần trên, bên trong mũi của chúng ta.
administrator
HỆ TIẾT NIỆU

HỆ TIẾT NIỆU

Hệ tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hệ thống này có chức năng lọc máu, loại bỏ chất thải và nước thừa ra khỏi cơ thể chúng ta. Chất thải này trở thành nước tiểu. Các vấn đề ở đường tiết niệu phổ biến nhất là nhiễm trùng bàng quang và nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs).
administrator
TĨNH MẠCH CỔ

TĨNH MẠCH CỔ

Tĩnh mạch cổ bao gồm ba cặp tĩnh mạch ở cổ của bạn. Ba cặp này bao gồm các tĩnh mạch bên trong, bên ngoài và phía trước. Những tĩnh mạch này rất quan trọng vì chúng đưa máu từ não trở về tim. Tĩnh mạch cổ trong có thể giúp bác sĩ chẩn đoán nhiều tình trạng y tế khác nhau. Những tĩnh mạch này cũng cung cấp khả năng tiếp cận dễ dàng cho các đường truyền tĩnh mạch (IV).
administrator
DÂY THẦN KINH TỌA VÀ ĐAU THẦN KINH TỌA

DÂY THẦN KINH TỌA VÀ ĐAU THẦN KINH TỌA

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất, lớn nhất trong cơ thể chúng ta. Rễ thần kinh tọa bắt đầu ở lưng dưới và chạy xuống mặt sau của mỗi chân. Đau thần kinh tọa là cảm giác đau hoặc khó chịu khi dây thần kinh tọa của bạn bị nén hoặc chèn ép. Những người đang mang thai, có lối sống ít vận động hoặc mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị đau thần kinh tọa.
administrator