LAO CƠ XƯƠNG

Bệnh lao cơ xương (lao xương khớp) thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên nhiều hơn ở những người lớn tuổi. Cột sống là vị trí phổ biến nhất của bệnh lao cơ xương, tiếp đến là các vị trí ở hông và đầu gối. Ở cột sống, phần bị ảnh hưởng thông thường là các thân đốt sống và đĩa đệm ở vùng thắt lưng. Các vùng liên quan khác có thể liên quan đến đốt sống cổ, chỗ nối đĩa đệm, xương cùng và các khớp xương cùng. Ngoài ra, xương sườn, xương chậu, xương nhỏ của bàn chân và khớp bàn chân, xương dài, khớp xương ức và xương ức cũng có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn lao gây nên. Đôi khi, một người mắc bệnh có thể có nhiều hơn một vị trí bị ảnh hưởng bởi bệnh lao cơ xương được gọi là bệnh lao xương đa vị trí.

daydreaming distracted girl in class

LAO CƠ XƯƠNG

Tình trạng và sự lây lan của bệnh lao

Mycobacterium tuberculosis là sinh vật gây bệnh phổ biến nhất. Nhiễm trùng ở các cơ quan cơ xương luôn là thứ phát sau một vị trí đã nhiễm trùng từ trước, thường là ở phổi hoặc ở các hạch bạch huyết trung thất.

Các vi sinh vật lây lan theo đường máu và định cư trong xương thường gần sụn biểu mô và gần với màng hoạt dịch. Khi chúng sinh sôi nảy nở, chúng hình thành 'bệnh lao'.

Hai loại tổn thương vi thể của bệnh lao cơ xương khớp được biết đến bao gồm:

  • Loại dịch tiết - trường hợp hoại tử và hình thành áp xe lạnh

  • Loại tăng sinh - tăng sinh tế bào tạo ra các khối u ví dụ u hạt lao

Tùy vào loại tổn thương được hình thành, sẽ phụ thuộc vào cách cơ thể đối phó với vi khuẩn hoặc khả năng miễn dịch của người đó.

Nhiễm trùng ở xương và mô hoạt dịch là thứ phát sau khi nhiễm trùng ban đầu xảy ra ở phổi hoặc ruột.

  • Màng xương có thể phản ứng với một tổn thương bằng cách tạo ra màng xương mới. Dịch tiết có thể xâm nhập qua mô mềm để thoát ra ngoài da bao gồm một phần chất lỏng, đặc, màu vàng xám.

  • Bao hoạt dịch bị nhiễm trùng có thể bị sưng lên và xung huyết với các mô hạt. Bề mặt khớp có nhiều nốt sần mờ.

  • Ngoài ra, các áp xe trong các mô mềm được hình thành từ từ không có triệu chứng sưng, đau.

Các khu vực xảy ra bệnh lao cơ xương phát triển theo thứ tự sau: cột sống, hông, đầu gối, mắt cá chân, gân, vai và khuỷu tay.

 

Triệu chứng

Sự khởi phát của bệnh bắt đầu dần dần. Bệnh nhân có thể có các triệu chứng cơ bản như sốt nhẹ, chán ăn, sụt cân và thường xuất hiện trước các triệu chứng, dấu hiệu tại chỗ như đau, nhức và sưng tấy ở một bộ phận bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, những trường hợp không có triệu chứng vẫn có khả năng mắc bệnh.

Đối với trường hợp co thắt cơ và chảy dịch xoang là dấu hiệu nhận biết của bệnh nhiễm trùng mãn tính.

Lao cơ xương thường ảnh hưởng vào cột sống, các đốt sống và đĩa đệm ở vùng thắt lưng

 

Chẩn đoán

Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm

Xét nghiệm phát hiện thông thường là tăng tế bào lympho, tăng ESR và CRP tăng. Thử nghiệm Mantoux ở một vùng không có nhiễm trùng có thể cho thấy sự hiện diện của nhiễm trùng lao.

Chọc hút dịch khớp hoặc áp xe lạnh có thể được khảo sát để tìm vi khuẩn gây ra bệnh lao. Trong đó, phản ứng chuỗi polymerase (PCR) là một thử nghiệm rất tốt cho quá trình này. 

Đối với phương pháp nhuộm trực khuẩn nhanh bằng axit hiếm khi được sử dụng cho những người mắc bệnh lao cơ xương khớp vì lượng vi khuẩn không nhiều, rất khó để phát hiện.

Chẩn đoán hình ảnh

Xquang của phần bị ảnh hưởng có thể cho thấy sự phá hủy của xương hoặc khớp liên quan. Tuy nhiên, nó không thể kết luận được đối với tình trạng mô mềm hoặc trong trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu và chưa mang lại những thay đổi về xương.

Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ rất hữu ích trong việc xác định thêm các dấu hiệu bệnh.

MRI giúp phát hiện bệnh sớm trước khi bệnh có biểu hiện rõ ràng trên phim chụp x-quang. Ngoài việc phát hiện sớm, nó cũng giúp đánh giá các biến chứng, đánh giá đáp ứng với điều trị, giúp xác định rõ hơn các tổn thương đốt sống có liên quan đến mô mềm liền kề và chèn ép dây thần kinh (MRI được sử dụng thường xuyên hơn CT).

 

Điều trị bệnh lao cơ xương

Về khả năng điều trị, việc phát hiện bệnh và điều trị sớm là yếu tố then chốt trong việc kiểm soát bệnh thành công. Nếu bệnh lao xương được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn đầu, phần lớn bệnh nhân sẽ được chữa khỏi với hầu hết các chức năng gần như hồi phục bình thường.

Mục tiêu của điều trị là

  • Loại bỏ sự lây nhiễm

  • Giảm đau

  • Bảo tồn và phục hồi chức năng xương khớp

  • Bảo tồn và phục hồi chức năng thần kinh (Trong trường hợp cột sống)

Phương pháp điều trị chính là thuốc và các biện pháp hỗ trợ như:

  • Hóa trị liệu

  • Nghỉ ngơi

  • Dẫn lưu ổ áp xe

  • Các bài tập tích cực hoặc hỗ trợ của khớp liên quan trong suốt thời gian chữa bệnh

Phẫu thuật

Cần can thiệp phẫu thuật khi bệnh nhân không đáp ứng với thử nghiệm hóa trị liệu đầy đủ. Phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ các mô bị bệnh và giảm tải lượng vi khuẩn để tăng tác dụng của thuốc.

Phẫu thuật cũng có thể được thực hiện nếu kết quả điều trị không đạt yêu cầu hoặc để lại một dị tật không thể chấp nhận được sau khi điều trị. Tình trạng mất cử động nghiêm trọng đến mức cản trở hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng là một chỉ định phẫu thuật nếu khả thi.

Phẫu thuật cũng cần thiết đối với bệnh nhân bị lao cơ xương ở cột sống.

Hầu hết bệnh nhân có thể được chữa khỏi bằng thuốc điều trị lao nhưng một số ít có thể bị kháng thuốc và cần dùng thuốc có tác dụng mạnh hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn thuốc điều trị cần được cân nhắc kỹ càng từ bác sĩ.

Hỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ cũng là điều cần thiết không những ở những người bị lao cơ xương mà trong tất cả các dạng bệnh lao khác.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
TẮC TIA SỮA

TẮC TIA SỮA

administrator
HỘI CHỨNG PRADER-WILLI

HỘI CHỨNG PRADER-WILLI

administrator
VIÊM XOANG CẤP TÍNH

VIÊM XOANG CẤP TÍNH

administrator
UNG THƯ TINH HOÀN

UNG THƯ TINH HOÀN

administrator
UNG THƯ BIỂU MÔ TIỂU THÙY TẠI CHỖ

UNG THƯ BIỂU MÔ TIỂU THÙY TẠI CHỖ

administrator
HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY

HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY

administrator
UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO VẢY

UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO VẢY

administrator
THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT

THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT

administrator