THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT

daydreaming distracted girl in class

THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT

Thiếu máu do thiếu sắt là gì?

Thiếu máu là tình trạng giảm mức độ hemoglobin trong các tế bào hồng cầu (RBCs). Hemoglobin là protein có trong RBCs có nhiệm vụ vận chuyển oxy tới các mô của bạn.

Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất, xảy ra khi cơ thể của bạn không đủ lượng sắt. Cơ thể của bạn cần sắt để tạo ra hemoglobin. Khi không có đủ sắt trong máu, các bộ phận trên cơ thể của bạn không thể nhận đủ lượng oxy cần thiết.

Mắc dù tình trạng này phổ biến, không nhiều người biết mình đang bị thiếu máu do thiếu sắt. Bạn có thể gặp các triệu chứng trong nhiều năm mà không rõ nguyên nhân.

Ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do mất sắt trong kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai. Chế độ ăn uống nghèo nàn hay các bệnh lý đường ruột ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt cũng có thể gây ra thiếu máu do thiếu sắt.

Các bác sĩ thường điều trị tình trạng này bằng cách cho uống thuốc sắt hay thay đổi chế độ ăn.

Triệu chứng

Ban đầu, các triệu chứng của thiếu máu do thiếu sắt có thể nhẹ và bạn thậm chí không nhận ra. Theo Hiệp hội Huyết học Hoa Kỳ (ASH), hầu hết mọi người không nhận ra mình bị thiếu máu nhẹ cho đến khi làm xét nghiệm định kỳ.

Các triệu chứng của thiếu máu do thiếu sắt từ trung bình đến nặng bao gồm:

  • Mệt mỏi

  • Yếu ớt

  • Da nhợt nhạt

  • Khó thở

  • Chóng mặt

  • Cảm giác thèm ăn đồ kỳ lạ, chẳng hạn như đất, đá, đất sét

  • Cảm giác ngứa ran, kiến bò ở chân

  • Sưng hay đau lưỡi

  • Tay chân lạnh

  • Nhịp tim nhanh, không đều

  • Móng tay dễ gãy

  • Đau đầu

Thiếu máu thiếu sắt: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị thế nào?

Thiếu máu là tình trạng rất hay gặp phải

Nguyên nhân

Theo ASH, thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu. Có nhiều nguyên nhân có thể gây thiếu sắt, bao gồm:

Bổ sung sắt không đủ

Ăn quá ít chất sắt trong một thời gian dài có thể khiến cơ thể thiếu hụt chất sắt. Các thực phẩm như thịt, trứng, các loại rau lá xanh có nhiều sắt. Do sắt rất cần thiết trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ có thể cần nhiều thực phẩm giàu chất sắt hơn trong thực đơn.

Mang thai hay mất máu do kinh nguyệt

Chảy máu kinh nguyệt nhiều hay mất máu khi sinh là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Chảy máu bên trong cơ thể

Một số tình trạng có thể gây chảy máu trong, dẫn tới thiếu máu do thiếu sắt. Ví dụ như vết loét dạ dày, polyp trong ruột hay ung thư ruột kết. Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, chẳng hạn như aspirin, cũng có thể gây chảy máu dạ dày.

Giảm hấp thu sắt

Các tình trạng hay phẫu thuật ảnh hưởng tới ruột có thể cản trở cơ thể bạn hấp thu sắt. Ngay cả khi bạn bổ sung đủ sắt trong chế độ ăn, bệnh celiac hay phẫu thuật đường ruột (cắt dạ dày) có thể làm giảm lượng sắt cơ thể bạn hấp thụ.

Lạc nội mạc tử cung

Tình trạng này có thể làm các chị em mất máu nhiều ở vùng bụng và chậu mà không thể phát hiện.

Yếu tố nguy cơ

Thiếu máu là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở cả nam và nữ trong mọi độ tuổi hay chủng tộc. Một số người có nguy cơ cao hơn, bao gồm:

  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

  • Phụ nữ mang thai

  • Người có chế độ ăn nghèo nàn

  • Người hiến máu nhiều

  • Trẻ sơ sinh, trẻ em đặc biệt là trẻ sinh non

  • Người ăn chay, không thay thế thịt bằng các thực phẩm giàu sắt khác

Cùng tìm hiểu về bệnh thiếu máu thiếu sắt | Medlatec

Thiếu máu do thiếu sắt khiến cơ thể mệt mỏi

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể chẩn đoán thiếu máu bằng xét nghiệm máu, bao gồm:

Xét nghiệm công thức máu

Xét nghiệm công thức máu là xét nghiệm đầu tiên được chỉ định. Nó đo toàn bộ thành phần trong máu, bao gồm:

  • Hồng cầu

  • Bạch cầu

  • Hemoglobin

  • Hematocrit

  • Tiểu cầu

Xét nghiệm này cung cấp thông tin về máu, rất hữu ích trong chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt, bao gồm:

  • Mức hematocrit, là phần trăm thể tích hồng cầu

  • Nồng độ hemoglobin

  • Kích thước của hồng cầu

Trong bệnh thiếu máu thiếu sắt, nồng độ hematocrit và hemoglobin thấp hơn bình thường. Ngoài ra, hồng cầu còn có kích thước nhỏ hơn bình thường.

Xét nghiệm khác

Thiếu máu có thể được chẩn đoán nhờ xét nghiệm công thức máu. Bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm khác nhằm xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh thiếu máu và xác định phương pháp điều trị. Người ta cũng có thể soi máu của bạn trên kính hiển vi. Các xét nghiệm máu cung cấp các thông tin bao gồm:

  • Nồng độ sắt trong máu

  • Kích thước, màu sắc hồng cầu (nhạt nếu thiếu sắt)

  • Nồng độ ferritin

  • Mức độ bão hòa sắt (TIBC)

Ferritin là một protein dự trữ sắt. Nồng độ ferritin thấp cho thấy lượng sắt dự trữ thấp. Xét nghiệm TIBC giúp xác định lượng transferrin (protein vận chuyển sắt).

Kiểm tra chảy máu bên trong cơ thể

Máu trong phân có thể là dấu hiệu của chảy máu trong ruột. Nội soi có thể giúp xác định các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa.

Điều trị

Thuốc sắt

Viên uống sắt có thể giúp khôi phục nồng độ sắt trong cơ thể của bạn. Nếu có thể, bạn nên uống viên sắt khi đang đói có thể giúp hấp thụ tốt hơn. Nếu nó gây khó chịu cho dạ dày, bạn cũng có thể uống trong bữa ăn. Bạn có thể cần sử dụng thuốc sắt trong vài tháng. Nó có thể gây tác dụng phụ như táo bón, phân đen.

Chế độ ăn

Chế độ ăn gồm các thực phẩm sau đây có thể giúp điều trị, ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt:

  • Thịt đỏ

  • Rau lá xanh

  • Trái cây sấy

  • Quả hạch

  • Ngũ cốc giàu chất sắt

Bên cạnh đó, vitamin C giúp cơ thể của bạn hấp thu sắt. Nếu đang uống viên sắt, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng cùng với các nguồn cung cấp vitamin C, như nước cam, trái cây họ cam quýt.

Điều trị nguyên nhân gây chảy máu

Bổ sung sắt sẽ không có ích khi tình trạng chảy máu diễn ra quá nhiều. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc tránh thai ở phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nhiều. Nó có thể làm giảm lượng máu chảy do kinh nguyệt mỗi tháng.

Trong trường hợp nghiêm trọng, truyền máu có thể thay thế lượng sắt và máu bị mất một cách nhanh chóng.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
GIỜI LEO

GIỜI LEO

administrator
NGOẠI TÂM THU

NGOẠI TÂM THU

administrator
RỐI LOẠN XUẤT TINH

RỐI LOẠN XUẤT TINH

administrator
SỐT SIÊU VI

SỐT SIÊU VI

administrator
VIÊM MÀO TINH HOÀN

VIÊM MÀO TINH HOÀN

administrator
LOÉT THỰC QUẢN

LOÉT THỰC QUẢN

Loét là những tổn thương gây ra các vết loét dọc theo ống tiêu hóa. Các vết loét ở khu vực này được gọi chung là loét tiêu hóa. Loét tiêu hóa gồm nhiều loại, được mô tả theo nơi mà chúng xuất hiện, hai loại loét phổ biến nhất là loét dạ dày và loét tá tráng-phần trên của ruột non. Loét tiêu hóa xuất hiện ở thực quản được gọi là loét thực quản Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về bệnh loét thực quản, bao gồm các triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị.
administrator
BỆNH STILL Ở NGƯỜI LỚN

BỆNH STILL Ở NGƯỜI LỚN

administrator
HỘI CHỨNG TOURETTE

HỘI CHỨNG TOURETTE

administrator