LOÉT THỰC QUẢN

Loét là những tổn thương gây ra các vết loét dọc theo ống tiêu hóa. Các vết loét ở khu vực này được gọi chung là loét tiêu hóa. Loét tiêu hóa gồm nhiều loại, được mô tả theo nơi mà chúng xuất hiện, hai loại loét phổ biến nhất là loét dạ dày và loét tá tráng-phần trên của ruột non. Loét tiêu hóa xuất hiện ở thực quản được gọi là loét thực quản Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về bệnh loét thực quản, bao gồm các triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị.

daydreaming distracted girl in class

LOÉT THỰC QUẢN

Tổng quan

Loét thực quản là một bệnh loét tiêu hóa xuất hiện ở trong niêm mạc của thực quản-ống nối cổ họng với dạ dày.

Loét thực quản xảy ra khi lớp chất nhầy có tác dụng nối và bảo vệ đường tiêu hóa bị mòn đi.

Điều này tạo điều kiện cho axit dạ dày và các dịch vị khác kích thích phần thành của đường tiêu hóa, dẫn đến loét.

Triệu chứng

Mô hình thực quản.

Loét thực quản xuất hiện ở phần trên của ống tiêu hóa. Thực quản là bộ phận nối giữa miệng và dạ dày

Ngoài cảm giác đau rát ở giữa ngực, loét thực quản thường gây đau hoặc cảm giác nóng rát ở phía sau hoặc dưới xương ức ở giữa ngực.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • ăn mất ngon

  • khó nuốt

  • ợ nóng

  • buồn nôn

  • khó thở

  • viêm họng

  • chua miệng

  • đau bụng

  • nôn mửa, đôi khi kèm theo máu

  • sụt cân

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính của loét thực quản là:

Thành thực quản tiếp xúc với axit dạ dày: Điều này gây ra tình trạng viêm mãn tính và kích thích thực quản, tạo điều kiện cho các vết loét phát triển. Tình trạng này thường xảy ra ở những người có các bệnh lý về đường tiêu hóa khác, ví dụ như bệnh thoát vị khe hoành (thoát vị hiatal), hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), thường được biết tới với tên là chứng ợ nóng.

Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc, bao gồm aspirin, ibuprofen, bisphosphonates và một số loại kháng sinh, có thể gây viêm thực quản và loét thực quản.

Nhiễm trùng: Các vết loét do nhiễm trùng ít phổ biến hơn, nhưng nhiễm nấm candida, và các loại virus như herpes và HPV đều có thể gây ra loét thực quản.

Nuốt phải chất ăn mòn: Loét thực quản có thể do ăn phải chất ăn mòn. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở trẻ em, tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra ở người lớn bị rối loạn tâm thần, cố gắng tự tử hoặc lạm dụng rượu.

Một số loại phẫu thuật dạ dày hoặc dị vật cũng có thể gây ra loét thực quản.

Điều trị

Gia vị, rau thơm, cam quýt và tỏi.

Tránh sử dụng các loại gia vị, bạc hà, cam chanh và tỏi khi đang điều trị loét

Can thiệp sớm là chìa khóa để ngăn ngừa các biến chứng do loét thực quản.

Trong trường bệnh gây ra do trào ngược axít, các phương thức điều trị bao gồm:

  • Sử dụng thuốc thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng axit, thuốc kháng thụ thể H-2 và thuốc ức chế bơm proton (PPI).

  • Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để hỗ trợ việc tiêu hóa.

  • Tiến hành phẫu thuật đối với những trường hợp nặng. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm thắt van LES (cơ thắt thực quản dưới) gần đầu dạ dày hoặc cấy vào một thiết bị từ tính để giúp van LES hoạt động.

Loét thực quản không phải do trào ngược dạ dày có thể cần các biện pháp can thiệp khác. Ví dụ như sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm được kê đơn trong trường hợp loét do nhiễm trùng.

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể có lợi trong việc giảm nhẹ bệnh trào ngược axít và GERD, là những nguyên nhân hàng đầu trong việc hình thành loét thực quản.

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống

Các thay đổi về lối sống bao gồm:

  • ăn chậm, nhai kĩ

  • không bao giờ ăn quá nhiều

  • tránh nằm trong khoảng 3 giờ sau khi ăn

  • duy trì cân nặng ở mức hợp lí

  • mặc quần áo rộng rãi để giảm áp lực lên dạ dày

  • bỏ hút thuốc, vì những người hút thuốc có nguy cơ mắc GERD cao hơn

  • nâng cao đầu giường để giảm trào ngược axit vào ban đêm

Thay đổi chế độ ăn uống để điều trị loét bằng một chế độ ăn với protein nạc, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt, đậu, trái cây và rau.

Một số loại thực phẩm và đồ uống kích thích GERD nên tránh ví dụ như:

  • rượu

  • đồ uống chứa cafein

  • sô cô la

  • cam chanh

  • đồ chiên

  • tỏi

  • thực phẩm giàu chất béo

  • cây bạc hà

  • hành

  • thức ăn cay

  • cà chua và thực phẩm làm từ cà chua

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ chẩn đoán loét thực quản dựa trên:

  • bệnh sử

  • khám sức khỏe

  • nội soi thực quản

  • chụp X-quang

Nếu phát hiện có vết loét, bác sĩ có thể lấy một mẫu nhỏ của mô loét để kiểm tra thêm.

Biến chứng

Một số bệnh có nguy cơ gây nên tình trạng loét thực quản. Chúng bao gồm:

  • loét dạ dày

  • Loét tá tràng

  • GERD

  • viêm thực quản

  • nhiễm nấm hầu họng hoặc nhiễm trùng nấm men

  • HIV & AIDS

  • Bệnh tiểu đường

  • Ung thư thực quản

Các biến chứng có thể phát sinh khi bị loét thực quản bao gồm:

  • Xuất huyết phía trên đường tiêu hóa, hiếm gặp

  • loét dạ dày tá tràng liên tục

  • teo thực quản 

  • ung thư thực quản

  • sụt cân nhiều do ăn ít và chứng khó nuốt

  • vỡ thực quản

  • có thể gây tử vong do xuất huyết thực quản hoặc thủng thực quản

Do các loại thực phẩm gây nên tình trạng GERD có thể khác nhau ở mỗi người, việc lưu lại nhật kí ăn uống và các triệu chứng hằng ngày có thể giúp ích cho việc điều trị bệnh.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
LIỆT TỨ CHI

LIỆT TỨ CHI

administrator
U LYMPHO KHÔNG HODGKIN

U LYMPHO KHÔNG HODGKIN

administrator
UNG THƯ DẠ DÀY

UNG THƯ DẠ DÀY

administrator
SỎI BÀNG QUANG

SỎI BÀNG QUANG

administrator
HỘI CHỨNG SUDECK

HỘI CHỨNG SUDECK

administrator
THÔNG LIÊN THẤT

THÔNG LIÊN THẤT

administrator
ĐAU THẦN KINH TỌA

ĐAU THẦN KINH TỌA

administrator
THẬN Ứ NƯỚC

THẬN Ứ NƯỚC

administrator