PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THÀNH BỤNG

Phẫu thuật tạo hình thành bụng (tummy tuck) sẽ mang lại cho bạn sự thay đổi ngoại hình đáng kể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật tạo hình thành bụng nhé,

daydreaming distracted girl in class

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THÀNH BỤNG

Tổng quan

Tummy tuck - còn được gọi là Phẫu thuật tạo hình thành bụng - là qui trình phẫu thuật thẩm mỹ cho phép thay đổi hình dạng và vẻ ngoài của vùng bụng. Trong quá trình phẫu thuật tạo hình, phần da và mỡ thừa sẽ được loại bỏ khỏi bụng. Các mô liên kết trong ổ bụng (mạc nối) thường được thắt lại bởi những đường chỉ khâu. Phần da còn lại được cố định sau đó để tạo nên cái nhìn săn chắc hơn.

Có thể bạn sẽ lựa chọn làm phẫu thuật tạo hình bụng nếu bạn có mỡ thừa hoặc da xung quanh lỗ rốn hoặc thành bụng dưới yếu. Phương pháp này có thể giúp nâng tầm vóc dáng của bạn lên.

Vì sao phải làm phẫu thuật tạo hình

Có khá nhiều nguyên nhân khiến bạn có mỡ thừa, da niêm đàn hồi kém hay các mô liên kết ở thành bụng yếu. Trong đó bao gồm:

  • Thay đổi cân nặng đáng kể
  • Thai Kỳ
  • Phẫu thuật bụng, ví dụ như Mổ lấy thai
  • Tuổi tác
  • Cơ địa tự nhiên

Phẫu thuật tạo hình thành bụng có thể loại bỏ phần da, phần mỡ thừa lỏng lẽo và thắt chặt phần mạc nối lại. Nó còn có thể loại bỏ vết rạn da và phần da thừa ở vùng bụng dưới rốn. Tuy nhiên, nó không thể điều chỉnh vết rạn da ở những chỗ khác ngoài vùng này.

Nếu trước đó bạn đã thực hiện mổ lấy thai, bác sĩ có thể kết hợp phần sẹo tồn tại do mổ lấy thai vào trong sẹo của phẫu thuật tạo hình.

Phẫu thuật tạo hình thành bụng còn có thể thực hiện kết hợp cùng với những quy trình thẩm mỹ tạo đường nét cho cơ thể, ví dụ như phẫu thuật vú. Nếu bạn đã từng loại bỏ mỡ ra khỏi bụng (hút mỡ), có thể bạn sẽ phải làm phẫu thuật tạo hình bụng vì hút mỡ chỉ làm mất mô mỡ dưới da chứ không làm mất phần da thừa nào cả.

Phẫu thuật tạo hình thành bụng không dành cho tất cả mọi người. Bác sĩ sẽ phải thận trọng trong việc này nếu bạn:

  • Đang có kế hoạch giảm một lượng lớn cân nặng
  • Có cân nhắc về việc mang thai trong tương lai
  • Đang mắc phải những bệnh mãn tính nặng, như bệnh tim hay đái tháo
    đường
  • Chỉ số BMI > 30
  • Hút thuốc lá
  • Đã từng trải qua phẫu thuật bụng gây ra những mô sẹo lớn

Nguy Cơ

Phẫu thuật tạo hình thành bụng sở hữu nhiều yếu tố nguy cơ, bao gồm:

  • Tụ dịch dưới da (huyết thanh). Ống dẫn lưu được để lại sau khi phẫu thuật có thể giúp giảm nguy cơ thừa dịch. Bác sĩ cũng có thể loại bỏ dịch bằng ống tiêm và kim sau khi phẫu thuật
  • Vết thương kém lành. Đôi lúc vùng bị rạch sẽ lành một cách yếu ớt hoặc bắt đầu tách rời ra. Bạn cần dùng đến kháng sinh trong suốt quá trình phẫu thuật để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
  • Những vết sẹo không mong muốn. Dấu rạch trong phẫu thuật tạo hình bụng là vĩnh viễn, nhưng nó sẽ được giấu kín dọc theo đường bikini. Độ dài và độ rõ của vết sẹo sẽ thay đổi khác nhau ở từng người.
  • Tổn thương mô. Trong quá trình làm phẫu thuật tạo hình bụng, mô mỡ nằm sâu bên trong lớp da trong bụng sẽ bị tổn thương hoặc chết đi. Hút thuốc làm gia tăng nguy cơ tổn thương mô. Phụ thuộc vào kích thước của vùng bị tổn thương, mô sẽ tự lành hoặc sẽ cần đến qui trình phẫu thuật can thiệp chỉnh sửa.
  • Những thay đổi cảm giác da. Trong quá trình phẫu thuật tạo hình bụng, việc định vị lại các mô thành bụng có thể làm ảnh hưởng đến dây thần kinh trong vùng bụng, và hiếm khi, nằm ở vùng đùi trên. Bạn sẽ nhận thấy sự mất dần cảm giác hoặc tê. Dấu hiệu này thường giảm dần trong vài tháng sau cuộc phẫu thuật

Giống như phần lớn các cuộc phẫu thuật khác, qui trình này cũng có nguy cơ gây mất máu, nhiễm trùng và những phản ứng bất lợi cho việc gây tê.

Bạn cần chuẩn bị gì

Bạn sẽ phải trao đổi với bác sĩ về cuộc phẫu thuật này. Trong lần gặp gỡ đầu tiên, bác sĩ phẫu thuật có khả năng sẽ:

  • Xem lại bệnh sử của bạn. Hãy chuẩn bị để trả lời những câu hỏi về tình trạng sức khoẻ hiện tại và trước kia của mình. Nói cho bác sĩ biết về bất cứ loại thuốc nào bạn đang dùng hoặc đã từng dùng gần đây, cũng như là những cuộc phẫu thuật đã từng trải qua. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn có dị ứng với bất kì loại thuốc nào. Nếu bạn mong mỏi cuộc phẫu thuật có liên quan đến việc giảm cân, bác sĩ sẽ hỏi chi tiết thêm về việc tăng giảm cân nặng của bạn.
  • Thực hiện một bài kiểm tra thể chất. Để xác định phương án điều trị, bác sĩ sẽ kiểm tra bụng của bạn. Bác sĩ cũng sẽ chụp hình bụng của bạn để đưa vào trong bệnh án.
  • Trao đổi về kỳ vọng của bạn. Giải thích vì sao bạn lại muốn làm phẫu thuật tạo hình bụng, và bạn hy vọng điều gì về mặt ngoại hình sau cuộc phẫu thuật. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ lợi ích cũng như nguy cơ của phương pháp này, bao gồm cả những vết sẹo. Nên nhớ là các cuộc phẫu thuật bụng trước kia có thể giới hạn kết quả của bạn.

Trước khi làm phẫu thuật tạo hình thành bụng bạn cũng cần phải:

  • Ngưng hút thuốc. Hút thuốc làm giảm đi lượng máu chảy ở da và làm chậm quá trình phục hồi. Thêm vào đó, hút thuốc còn làm gia tăng nguy cơ tổn thương mô. Nếu bạn đang dùng thuốc lá, bác sĩ sẽ đề nghị bạn ngưng dùng trước khi cuộc phẫu thuật diễn ra và trong quá trình hồi sức.
  • Tránh dùng một số loại thuốc. Có khả năng bạn sẽ cần tránh dùng aspirin, thuốc chống viêm và các thảo dược bổ sung khiến cho tăng mất máu.
  • Duy trì cân nặng ổn định. Lý tưởng nhất là bạn duy trì cân nặng ít nhất 12 tháng trước khi tham gia phẫu thuật. Nếu bạn bị béo phì nghiêm trọng, bác sĩ sẽ khuyến nghị bạn giảm cân trước khi thực hiện. Giảm lượng lớn cân nặng sau phẫu thuật sẽ làm giảm kết quả của bạn.
  • Sắp xếp để được hỗ trợ trong thời gian hồi sức. Lên kế hoạch cho ai đó đưa bạn về sau khi bạn rời bệnh viện và ở cùng bạn ít nhất là đêm hồi sức đầu tiên tại nhà

Bạn có thể mong đợi gì

Phẫu thuật tạo hình thành bụng có thể được làm ở bệnh viện hay ở cơ sở phẫu thuật ngoại trú. Trong quá trình thực hiện, bạn sẽ được gây mê toàn thân - điều đó giúp bạn bất tỉnh hoàn toàn và không cảm thấy đau. Trong một vài trường hợp, có thể bạn sẽ được dùng thuốc giảm đau và an thần nhẹ (ngủ một phần).

Trước khi phẫu thuật

Có rất nhiều qui trình cho một cuộc phẫu thuật tạo hình thành bụng, dựa trên mục đích của bạn và mức độ thay đổi mà bạn muốn thấy. Trong một cuộc phẫu thuật tạo hình điển hình, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch để loại bỏ phần lớn da và mỡ ở giữa lỗ rốn và lông mu theo hình bầu dục nằm ngang hoặc hình elip. Các mô liên kết (mạc nối) nằm trên các cơ thành bụng sau đó được thắt lại bởi chỉ khâu vĩnh viễn.

Lượng da thừa được loại bỏ và loại qui trình mà bạn thực hiện sẽ quyết định hình dáng và chiều dài của vết mổ. Đường rạch ở trên lông mu sẽ được khâu và để lại sẹo nằm dọc theo nếp gấp trên đường bikini. Bác sĩ phẫu thuật cũng sẽ định vị lại vùng da xung quanh rốn. Lỗ rốn của bạn sẽ được lấy ra qua 1 đường cắt nhỏ và được khâu lại ngay chính vị trí cũ. Trong suốt quá trình phẫu thuật, bạn sẽ phải cần đến thuốc kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng. 

Qui trình thường sẽ kéo dài khoảng hai hay ba tiếng đồng hồ.

Sau khi phẫu thuật

Sau cuộc phẫu thuật, đường rạch trên bụng và lỗ rốn sẽ được che lại bằng đồ phẫu thuật. Các ống dẫn lưu nhỏ có thể được đặt dọc theo vết rạch mổ để làm khô phòng khi có máu hay dịch thừa tràn ra. 

Các nhân viên chăm sóc sức khoẻ sẽ giúp bạn đi lại sớm trong ngày hồi sức đầu tiên sau phẫu thuật để ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. 

Bạn sẽ được kê thuốc giảm đau. Bị sưng tấy ở vùng phẫu thuật là chuyện bình thường.

Các ống dẫn vẫn đặt ở đấy vài ngày sau phẫu thuật. Bác sĩ hoặc các nhân viên sẽ hướng dẫn bạn cách để làm sạch và chăm sóc cho chúng. Bạn vẫn sẽ cần tiếp tục dùng thuốc kháng sinh trong thời gian đặt ống dẫn. Bác sĩ vẫn kê đơn thuốc loãng máu trong một thời gian ngắn sau khi phẫu thuật.

Bạn sẽ phải mặc bộ đồ hỗ trợ vùng bụng (dính vào bụng) tầm sáu tuần sau phẫu thuật. Điều này giúp ngăn ngừa tích tụ dịch và hỗ trợ bụng trong thời gian phục hồi. Bác sĩ sẽ giải thích cho bạn cách để chăm sóc vết sẹo. 

Sáu tháng đầu tiên sau phẫu thuật, bạn phải thật sự cẩn thận khi di chuyển xung quanh. Bạn cũng nên tránh những tư thế có thể làm căng vết mổ - như là uốn cong thắt lưng đột ngột - để phòng trường hợp hở miệng vết thương.

Bạn sẽ cần lên lịch theo dõi tái khám thường xuyên. Hỏi bác sĩ xem bao lâu
mới có thể quay lại kiểm tra.

Kết quả

Bằng cách loại bỏ da và mỡ thừa và gia cố cho thành bụng, phẫu thuật tạo hình có thể giúp bụng của bạn có cái nhìn săn chắc và mảnh mai hơn. Kết quả sẽ thường có hiệu quả kéo dài hơn nếu bạn duy trì được cân nặng ở mức ổn định.

 
Có thể bạn quan tâm?
PHẪU THUẬT CẮT LÁ LÁCH

PHẪU THUẬT CẮT LÁ LÁCH

Cắt lách là một thủ thuật phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng liên quan tới lá lách khác nhau. Thủ thuật này mang lại một số rủi ro nhất định. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật phẫu thuật cắt lách nhé.
administrator
NẸP ĐẦU GỐI TRONG BỆNH VIÊM XƯƠNG KHỚP

NẸP ĐẦU GỐI TRONG BỆNH VIÊM XƯƠNG KHỚP

Nẹp đầu gối là một phương pháp có thể giúp kiểm soát sự khó chịu của bệnh viêm xương khớp ở đầu gối. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về nẹp đầu gối nhé.
administrator
GHÉP GAN TỪ NGƯỜI HIẾN TẶNG CÒN SỐNG

GHÉP GAN TỪ NGƯỜI HIẾN TẶNG CÒN SỐNG

administrator
PHẪU THUẬT CHỮA BÉO PHÌ

PHẪU THUẬT CHỮA BÉO PHÌ

Phẫu thuật chữa béo phì giúp bạn giảm cân, giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm của các bệnh lý khác.
administrator
PHẪU THUẬT HÀM

PHẪU THUẬT HÀM

Phẫu thuật hàm, còn được gọi là phẫu thuật chỉnh hình răng hàm mặt, được thực hiện để chỉnh sửa những bất thường của xương hàm, sắp xếp lại hàm và giúp cải thiện vẻ ngoài trên khuôn mặt bạn.
administrator
LIỆU PHÁP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SỐNG

LIỆU PHÁP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SỐNG

Ung thư vú là một căn bệnh tác động rất lớn tới cuộc sống của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về các liệu pháp hỗ trợ trong điều trị ung thư vú, từ đó giúp cải thiện chất lượng sống nhé
administrator
CHÍCH XƠ TĨNH MẠCH

CHÍCH XƠ TĨNH MẠCH

Chích xơ tĩnh mạch (sclerotherapy) là phương pháp được thực hiện để điều trị chứng giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật chích xơ tĩnh mạch nhé.
administrator
SỬA CHỮA VÀ THAY THẾ VAN ĐỘNG MẠCH PHỔI

SỬA CHỮA VÀ THAY THẾ VAN ĐỘNG MẠCH PHỔI

Sửa chữa và thay thế van động mạch phổi là các thủ thuật có thể giúp cải thiện lưu lượng máu và giảm các triệu chứng của bệnh van tim. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật sửa chữa và thay thế van động mạch phổi nhé.
administrator