UNG THƯ TÚI MẬT

daydreaming distracted girl in class

UNG THƯ TÚI MẬT

Tổng quan

Ung thư túi mật là sự phát triển bất thường của các tế bào xuất hiện ở túi mật.

Túi mật là một cơ quan nhỏ, có hình quả lê và phía bên phải của bụng, ngay bên dưới gan. Túi mật có chức năng lưu trữ mật, một chất lỏng hỗ trợ tiêu hóa do gan sản xuất.

Ung thư túi mật là tình trạng ít phổ biến. Khi phát hiện sớm bệnh lý ung thư túi mật, cơ hội chữa khỏi là rất cao. Nhưng hầu hết các trường hợp mắc ung thư túi mật đều được phát hiện ở giai đoạn muộn, khi đó tiên lượng thường rất xấu.

Ung thư túi mật có thể không được phát hiện cho đến khi nó tiến triển vì nó thường không gây ra các triệu chứng cụ thể nào. Ngoài ra, vị trí và tính chất của túi mật khiến ung thư túi mật phát triển mà khó bị phát hiện.

Triệu chứng

Các triệu chứng của ung thư túi mật có thể bao gồm:

  • Đau bụng, đặc biệt ở phần trên bên phải của bụng

  • Chướng bụng

  • Sụt cân không chủ ý

  • Vàng da, vàng lòng trắng của mắt

Ung thư mật di căn sang gan sống được bao lâu? Chữa trị thế nào?

Ung thư túi mật ít phổ biến

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra ung thư túi mật vẫn chưa được biết rõ.

Các bác sĩ biết rằng ung thư túi mật hình thành khi các tế bào túi mật khỏe mạnh có những những thay đổi (đột biến) trong ADN của chúng. ADN của tế bào góp phần vào các hoạt động của tế nào. Những thay đổi này khiến các tế bào ung thư phát triển ngoài tầm kiểm soát và tiếp tục sống, trong khi các tế bào khác sẽ chết. Các tế bào này tích tụ tạo thành một khối u có thể phát triển ra ngoài túi mật, lan sang các khu vực khác của cơ thể.

Hầu hết ung thư túi mật xuất hiện từ các tế bào ở mặt bên trong của túi mật. Ung thư túi mật bắt đầu từ loại tế bào này được gọi là ung thư biểu mô đường mật. Thuật ngữ này cho biết cách các tế bào ung thư được phát hiện dưới kính hiển vi.

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư túi mật bao gồm:

  • Giới tính. Ung thư túi mật phổ biến hơn ở phụ nữ.

  • Tuổi. Nguy cơ ung thư túi mật của bạn tăng lên khi bạn già đi.

  • Tiền sử sỏi mật. Ung thư túi mật thường gặp nhất ở những người bị sỏi mật hoặc đã từng bị sỏi mật. Sỏi mật lớ có thể có nguy cơ cao hơn. Tuy nhiên, tình trạng sỏi mật là rất phổ biến và ngay cả ở những người mắc sỏi mật thì ung thư túi mật cũng rất hiếm.

  • Các bệnh và tình trạng khác ở túi mật. Các tình trạng túi mật khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư túi mật bao gồm polyp, viêm mãn tính và nhiễm trùng.

  • Viêm đường mật. Viêm đường mật xơ cứng nguyên phát (PCS), gây viêm các ống dẫn mật từ túi mật và gan, làm tăng nguy cơ ung thư túi mật.

Ung thư túi mật: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị | Vinmec

Sỏi túi mật làm tăng nguy cơ mắc ung thư túi mật

Chẩn đoán

Các xét nghiệm và phương pháp được sử dụng để chẩn đoán ung thư túi mật bao gồm:

  • Xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu để đánh giá chức năng gan của bạn có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn.

  • Các xét nghiệm hình ảnh của túi mật. Các xét nghiệm hình ảnh có thể giúp quan sát túi mật bao gồm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI).

Xác định mức độ ung thư túi mật

Sau khi chẩn đoán ung thư túi mật, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm, thủ thuật để xác định mức độ (giai đoạn) của ung thư. Giai đoạn ung thư túi mật của bạn giúp cho biết tiên lượng và các lựa chọn điều trị.

Các xét nghiệm và thủ tục được sử dụng để phân giai đoạn ung thư túi mật bao gồm:

  • Phẫu thuật thăm dò. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để kiểm tra bên trong bụng của bạn, giúp tìm các dấu hiệu cho thấy ung thư túi mật đã di căn.

Trong quy trình nội soi ổ bụng, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường nhỏ trên bụng của bạn và đưa một camera siêu nhỏ vào. Camera giúp bác sĩ kiểm tra các cơ quan xung quanh túi mật của bạn để tìm các dấu hiệu cho thấy ung thư đã lan rộng.

  • Xét nghiệm kiểm tra đường mật. Bạn có thể cần được tiêm thuốc nhuộm vào đường mật. Sau đó là xét nghiệm hình ảnh ghi lại nơi thuốc nhuộm đi qua. Các xét nghiệm này có thể cho thấy sự tắc nghẽn trong đường mật.

Các xét nghiệm này bao gồm chụp đường mật cộng hưởng từ (MRI) và nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP).

  • Các xét nghiệm hình ảnh khác. Hầu hết những người bị ung thư túi mật sẽ cần chụp cắt lớp để giúp xác định xem ung thư đã lan rộng hay vẫn còn khu trú. Việc xét nghiệm nào nên được thực hiện khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh của bạn. Thông thường các xét nghiệm bao gồm chụp CT và chụp MRI vùng bụng, ngực.

Bác sĩ của bạn sử dụng thông tin từ các xét nghiệm này để xác định giai đoạn ung thư của bạn. Các giai đoạn của ung thư túi mật nằm trong khoảng từ 0 đến IV. Giai đoạn sớm cho thấy bệnh ung thư chỉ giới hạn trong túi mật. Các giai đoạn sau cho thấy ung thư tiến triển hơn, đã phát triển sang các cơ quan lân cận hoặc đã di căn sang các khu vực khác của cơ thể.

Điều trị

Những phương pháp điều trị ung thư túi mật sẽ phụ thuộc vào giai đoạn ung thư, sức khỏe tổng thể và lựa chọn của bạn.

Mục tiêu ban đầu của việc điều trị là loại bỏ khối u, nhưng khi điều đó không thể thực hiện được, các liệu pháp khác có thể giúp kiểm soát sự lây lan của bệnh và giữ cho bạn cảm giác thoải mái nhất có thể.

Phẫu thuật ung thư túi mật giai đoạn đầu

Phẫu thuật có thể là một lựa chọn nếu bạn bị ung thư túi mật giai đoạn đầu. Các phương pháp bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Ung thư túi mật giai đoạn đầu khu trú trong túi mật được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ túi mật (cắt túi mật).

  • Phẫu thuật cắt bỏ túi mật và một phần gan. Ung thư túi mật lan rộng ra ngoài túi mật và vào gan đôi khi được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ túi mật, cũng như các phần của gan và đường mật bao quanh túi mật.

Nếu khối u của bạn rất nhỏ và có thể được loại bỏ hoàn toàn bằng phương pháp cắt túi mật, bạn có thể không cần các phương pháp điều trị bổ sung. Nếu có nguy cơ tế bào ung thư vẫn còn sau khi phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị hóa trị hoặc các phương pháp điều trị khác.

Có những phương pháp điều trị ung thư túi mật nào?Phẫu thuật cắt bỏ túi mật

Hóa trị

Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào đang phát triển nhanh chóng, bao gồm cả tế bào ung thư. Hóa trị bao gồm thuốc tiêm qua tĩnh mạch ở cánh tay của bạn, thuốc dạng thuốc viên uống hoặc cả hai.

Hóa trị có thể được khuyến nghị sau khi phẫu thuật nếu có nguy cơ vẫn còn một số tế bào ung thư túi mật. Nó cũng có thể được sử dụng để kiểm soát ung thư nếu phẫu thuật không được thực hiện.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng chùm năng lượng công suất cao, chẳng hạn như tia X và proton, để tiêu diệt tế bào ung thư. Các chùm năng lượng đến từ một thiết bị di chuyển xung quanh bạn khi bạn nằm trên bàn.

Xạ trị đôi khi được kết hợp với hóa trị sau khi phẫu thuật ung thư túi mật nếu nó không thể được điều trị hoàn toàn. Xạ trị cũng có thể kiểm soát cơn đau do ung thư túi mật nếu phẫu thuật không phải là một lựa chọn.

Trị liệu đích

Các phương pháp trị liệu dích tập trung vào những điểm yếu của tế bào ung thư. Bằng cách tác động những điểm yếu này, trị liệu đích có thể khiến các tế bào ung thư chết. Đây có thể là một lựa chọn cho những người bị ung thư túi mật giai đoạn cuối.

Bác sĩ có thể kiểm tra tế bào ung thư của bạn để xem loại thuốc nào có hiệu quả nhất cho bạn.

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là một phương pháp điều trị bằng thuốc giúp hệ thống miễn dịch của bạn chống lại ung thư. Hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn có thể không tấn công ung thư vì nó có thể sản xuất các protein khiến các tế bào của hệ thống miễn dịch khó nhận ra các tế bào ung thư là nguy hiểm. Liệu pháp miễn dịch áp dụng bằng cách can thiệp vào quá trình đó.

Liệu pháp miễn dịch có thể là một lựa chọn để điều trị ung thư túi mật giai đoạn cuối.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
LAO HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

LAO HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

Bệnh lao, chủ yếu ảnh hưởng đến phổi khi tiếp xúc qua không khí. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời vi khuẩn có thể di chuyển đến các mô khác qua đường máu và ảnh hưởng đến các mô đó. Vi khuẩn gây ra bệnh lao Mycobacterium tuberculosis nếu di chuyển đến hệ thần kinh trung ương (CNS) tức là tủy sống, não và lớp bảo vệ của chúng được gọi là màng não, nó sẽ gây ra bệnh lao thần kinh trung ương. Bệnh bắt đầu với sự phát triển của các ổ lao nhỏ trong não, tủy sống hoặc màng não. Chẩn đoán vị trí của các ổ nhiễm trùng cũng như khả năng kiểm soát chúng nhằm xác định dạng bệnh lao thần kinh trung ương nào xảy ra.
administrator
XOẮN BUỒNG TRỨNG

XOẮN BUỒNG TRỨNG

administrator
LOÉT MIỆNG

LOÉT MIỆNG

administrator
NẤM MÓNG

NẤM MÓNG

administrator
UNG THƯ VÚ

UNG THƯ VÚ

administrator
SỎI MẬT

SỎI MẬT

administrator
VIÊM NIỆU ĐẠO

VIÊM NIỆU ĐẠO

administrator
HỘI CHỨNG GILBERT

HỘI CHỨNG GILBERT

administrator