UNG THƯ THANH QUẢN

daydreaming distracted girl in class

UNG THƯ THANH QUẢN

Tổng quan

Ung thư thanh quản là gì?

Ung thư thanh quản tình trạng xuất hiện khối u ở thanh quản, một phần của cổ họng. Ung thư xảy ra khi các tế bào phát triển một cách không kiểm soát được. Khi các tế bào nhân lên, chúng sẽ lan sang các cơ quan khác và gây hại cho cơ thể. Các tế bào ung thư (ác tính) này xuất hiện ở thanh quản trong bệnh ung thư thanh quản.

Ung thư thanh quản có phổ biến không?

Ung thư thanh quản nằm trong nhóm ung thư vùng đầu cổ. Hàng năm, có khoảng 13.000 người ở Hoa Kỳ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thanh quản. Khoảng 3.700 người chết vì ung thư thanh quản mỗi năm.

Thanh quản là gì?

Thanh quản nằm trong cổ họng của bạn. Nó có chức năng phát âm. Thanh quản giúp chúng ta nói, thở và nuốt. Dây thanh của là một phần của thanh quản.

Thanh quản được cấu tạo từ sụn, một mô mềm làm khung nâng đỡ. Thanh quản có ba phần:

  • Phần trên thanh môn (Supraglottis): Hơn 1/3 trường hợp ung thư thanh quản (35%) xuất hiện ở đây.

  • Thanh môn (Glottis): Hơn một nửa số ca ung thư thanh quản (60%) xuất hiện ở đây, nơi có dây thanh âm.

  • Phần dưới thanh môn (Subglottis): Khoảng 5% trường hợp ung thư thanh quản (1/20) xuất hiện ở đây.

Thanh quản có nhiệm vụ gì?

Thanh quản giúp chúng ta:

  • Hít thở: Các dây thanh âm mở ra để không khí đi qua.

  • Nói: Các dây thanh âm được đóng lại. Khi không khí đi qua dây thanh âm, chúng sẽ rung động và giúp tạo ra âm thanh.

  • Nuốt: Nắp thanh quản (một phần của supraglottis) tụt xuống trên thanh quản. Các dây thanh quản đóng lại để giữ thức ăn trào ra khỏi phổi.

Ung Thư Thanh Quản | Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

Thanh quản có nhiều chức năng quan trọng

Yếu tố nguy cơ

Hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thuốc lá khác làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư thanh quản. Uống rượu, đặc biệt là uống nhiều, cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Sử dụng rượu và thuốc lá cùng nhau sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản bao gồm:

  • Tuổi tác. Ung thư thanh quản gặp phải nhiều hơn ở những người từ 55 tuổi trở lên.

  • Giới tính. Nam giới có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư này hơn, có thể do hút thuốc và uống rượu hay gặp ở nam giới hơn.

  • Tiền sử ung thư đầu và cổ. Khoảng 1/4 (25%) người đã từng bị ung thư đầu và cổ sẽ mắc lại căn bệnh này.

  • Công việc. Những người tiếp xúc với các hóa chất tại nơi làm việc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Những chất này bao gồm axit sulfuric, bụi gỗ, niken, amiăng hay khí mù tạt. Những người làm việc với máy móc cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Triệu chứng và nguyên nhân

Nguyên nhân 

Các nhà nghiên cứu vẫn không rõ nguyên nhân gây ra ung thư thanh quản. Nhưng nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như sử dụng thuốc lá hoặc rượu, bạn có khả năng mắc ung thư thanh quản cao hơn.

Một số dạng của HPV (virus u nhú ở người), lây truyền qua đường tình dục, có thể gây ung thư thanh quản.

Triệu chứng

Các triệu chứng của ung thư thanh quản rất dễ nhầm với các bệnh lý khác. Nếu bạn gặp những triệu chứng này, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác:

  • Đau họng hoặc ho không khỏi.

  • Thay đổi giọng nói, chẳng hạn như khàn giọng, không cải thiện sau hai tuần.

  • Đau hoặc khó khăn khi nuốt.

  • Khối u ở cổ hoặc họng.

  • Khó nói, khó phát âm.

  • Đau tai.

Nếu có những triệu chứng dưới đây hãy đến cơ sở chăm sóc y tế ngay lập tức:

  • Khó thở.

  • Thở rít, âm thanh rít the thé khi thở.

  • Cảm giác rằng có gì đó ở trong cổ họng của bạn (globus).

  • Ho ra máu.

Hiểu về ung thư vòm họng di căn | Vinmec

Ung thư thanh quản gây nhiều triệu chứng khó chịu

Chẩn đoán và xét nghiệm

Chẩn đoán

Các bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và bệnh sử của bạn. Bác sĩ sẽ khám sức khỏe, kiểm tra cổ họng và cổ của bạn. Sau khi kiểm tra, rất có thể bạn sẽ cần các xét nghiệm khác để xác định chẩn đoán.

Xét nghiệm

Các xét nghiệm chẩn đoán khác bao gồm:

  • Xét nghiệm hình ảnh: Chụp CT hoặc chụp MRI cho phép quan sát hình ảnh chi tiết của cơ thể. Chụp X-quang phổi có thể xem liệu ung thư đã di căn đến phổi hay chưa.

  • Nội soi thanh quản: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống mỏng, sáng gọi là ống nội soi để kiểm tra thanh quản của bạn.

  • Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET): Trong quá trình chụp PET, bác sĩ sẽ tiêm một liều nhỏ chất phóng xạ vào tĩnh mạch của bạn. Chất này sẽ làm nổi bật các khu vực bất thường. Một máy quét PET tạo ra hình ảnh 3D từ năng lượng mà chất phóng xạ phát ra.

  • Sinh thiết: Bác sĩ của bạn sẽ lấy một mẩu nhỏ của bất kỳ mô bất thường nào trong thanh quản để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Các giai đoạn bệnh ung thư thanh quản

Xác định giai đoạn bệnh là một phần của chẩn đoán ung thư thanh quản. Các bác sĩ sẽ tìm ra mức độ nghiêm trọng của bệnh – kiểm tra sự phát triển của khối u và vị trí nó di căn trong cơ thể.

Ung thư thanh quản đôi khi có thể di căn sang tuyến giáp, thực quản, lưỡi, phổi, gan và xương. Các giai đoạn của ung thư thanh quản bao gồm:

  • Ung thư thanh quản giai đoạn đầu: Ở giai đoạn 0, 1 và 2, khối u còn nhỏ. Khối u chưa lan ra ngoài thanh quản.

  • Ung thư thanh quản giai đoạn cuối: Ở giai đoạn 3 và 4, khối u đã phát triển lớn hơn. Nó ảnh hưởng đến dây thanh âm hoặc xâm lấn vào các hạch bạch huyết hoặc các khu vực khác của cơ thể.

Quản lý và điều trị

Ai giúp chẩn đoán và điều trị ung thư thanh quản?

Một nhóm chăm sóc ung thư thanh quản thường bao gồm nhiều chuyên gi từ các lĩnh vực khác nhau:

  • Các bác sĩ phẫu thuật đầu và cổ có nhiệm vụ phẫu thuật cho các khối u.

  • Các bác sĩ xạ trị ung thư sử dụng liệu pháp bức xạ để điều trị ung thư.

  • Bác sĩ chuyên khoa ung thư sử dụng thuốc, chẳng hạn như hóa trị, để điều trị ung thư.

  • Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng điều trị các bệnh lý vùng đầu cổ.

  • Các nha sĩ sẽ chụp X-quang và điều trị ung thư miệng.

  • Các nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ lời nói đánh giá và điều trị các rối loạn về khả năng nói, ngôn ngữ, giọng nói và nuốt.

  • Các chuyên gia dinh dưỡng giúp cung cấp một chế độ ăn uống bổ dưỡng dựa trên sức khỏe, tình trạng, bệnh tật hoặc tổn thương của họ.

  • Công tác xã hội có thể giải quyết các mối quan tâm và cung cấp thông tin cho bệnh nhân, gia đình. Họ cũng tư vấn, giới thiệu đến các nguồn lực địa phương và quốc gia, thông tin về các nhóm hỗ trợ tài chính.

  • Bác sĩ chính thường giám sát việc chăm sóc y tế nói chung trong quá trình điều trị ung thư.

Điều trị

Điều trị ung thư thanh quản bao gồm:

  • Xạ trị: Các bác sĩ sử dụng chùm bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Bức xạ chỉ nhắm vào khối u để giảm thiểu tổn thương cho các mô lành xung quanh.

  • Hóa trị: Các bác sĩ chuyên khoa ung thư sử dụng thuốc để tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư. Bệnh nhân thường được điều trị hóa trị qua đường tĩnh mạch. Hóa trị có thể gây ra nhiều tác dụng phụ trong quá trình điều trị.

  • Liệu pháp miễn dịch: Phương pháp điều trị này sử dụng hệ thống miễn dịch của bạn, hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể, để chống lại ung thư. Liệu pháp miễn dịch còn được gọi là liệu pháp sinh học.

  • Phẫu thuật: Đối với ung thư thanh quản giai đoạn đầu, phẫu thuật có thể cắt bỏ khối u mà vẫn bảo tồn được thanh quản (khả năng nói và nuốt). Đối với bệnh ung thư giai đoạn cuối, bác sĩ phẫu thuật thường phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ thanh quản.

Ung thư thanh quản được điều trị như thế nào? - Đài Phát thanh và Truyền  hình Thanh Hóa

Phẫu thuật giúp điều trị ung thư thanh quản hiệu quả

Phẫu thuật thanh quản

Phẫu thuật giúp loại bỏ khối u ác tính. Mục tiêu của phẫu thuật ung thư thanh quản là loại bỏ khối u đồng thời bảo tồn các chức năng của bạn. Bác sĩ phẫu thuật có thể cần phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thanh quản. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:

  • Cắt dây thanh: Loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dây thanh âm, thường thông qua đường miệng

  • Cắt thanh quản phần trên thanh môn: Loại bỏ khối u ở phần trên thanh môn, qua cổ hoặc miệng

  • Cắt thanh quản bán phần: Cắt bỏ một nửa thanh quản, có thể bảo tồn giọng nói của bạn.

  • Cắt thanh quản một phần: Loại bỏ một phần thanh quản để bạn giữ lại khả năng nói chuyện của bạn.

  • Cắt toàn bộ thanh quản: Loại bỏ toàn bộ thanh quản, qua đường cổ.

  • Cắt bỏ tuyến giáp: Loại bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp.

  • Phẫu thuật bằng tia laze: Loại bỏ một khối u bằng cách sử dụng một chùm tia laze.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
LICHEN XƠ HÓA

LICHEN XƠ HÓA

administrator
THUYÊN TẮC PHỔI

THUYÊN TẮC PHỔI

administrator
HỘI CHỨNG SJOGREN

HỘI CHỨNG SJOGREN

administrator
DỊ DẠNG MẠCH NÃO

DỊ DẠNG MẠCH NÃO

administrator
THÔNG LIÊN THẤT

THÔNG LIÊN THẤT

administrator
LAO CƠ XƯƠNG

LAO CƠ XƯƠNG

Bệnh lao cơ xương (lao xương khớp) thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên nhiều hơn ở những người lớn tuổi. Cột sống là vị trí phổ biến nhất của bệnh lao cơ xương, tiếp đến là các vị trí ở hông và đầu gối. Ở cột sống, phần bị ảnh hưởng thông thường là các thân đốt sống và đĩa đệm ở vùng thắt lưng. Các vùng liên quan khác có thể liên quan đến đốt sống cổ, chỗ nối đĩa đệm, xương cùng và các khớp xương cùng. Ngoài ra, xương sườn, xương chậu, xương nhỏ của bàn chân và khớp bàn chân, xương dài, khớp xương ức và xương ức cũng có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn lao gây nên. Đôi khi, một người mắc bệnh có thể có nhiều hơn một vị trí bị ảnh hưởng bởi bệnh lao cơ xương được gọi là bệnh lao xương đa vị trí.
administrator
VIÊM TỦY XƯƠNG

VIÊM TỦY XƯƠNG

administrator
MẤT THÍNH LỰC

MẤT THÍNH LỰC

administrator