daydreaming distracted girl in class

TÁO BÓN

 

Tổng quan

Táo bón là tình trạng đi tiêu ít hơn 3 lần một tuần. Tuy nhiên, tần suất đi tiêu là khác nhau ở mỗi người. Một số người đi tiêu nhiều lần trong ngày, trong khi đó có người chỉ đi tiêu 1 – 2 lần/ tuần.

Các đặc điểm chính khác giúp xác định táo bón bao gồm:

  • Phân khô, cứng

  • Đau, khó đi tiêu

  • Cảm giác đi tiêu không hết

Táo bón xảy ra do đại tràng hấp thụ quá nhiều nước từ phân làm phân khô, cứng và khó đẩy ra khỏi cơ thể.

Triệu chứng và nguyên nhân

Nguyên nhân gây táo bón

Có nhiều nguyên nhân gây ra táo bón – lối sống, sử dụng thuốc, các bệnh lý hay mang thai. Các nguyên nhân phổ biến gây táo bón bao gồm:

  • Ăn ít chất xơ

  • Uống không đủ nước

  • Không tập luyện thể dục thể thao

  • Thay đổi trong thói quen hàng ngày, chẳng hạn như đi du lịch, ăn uống hay ngủ vào thời điểm khác thường

  • Sử dụng nhiều sữa hay pho mát

  • Căng thẳng

  • Nhịn đi tiêu nhiều

Một số thuốc cũng có thể gây táo bón như:

  • Thuốc giảm đau mạnh, có chứa codeine, oxycodone, hydromorphone.

  • Thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen, naproxen.

  • Thuốc chống trầm cảm như fluoxetine, amitriptyline

  • Thuốc kháng axit chứa canxi hay nhôm

  • Thuốc sắt

  • Thuốc trị dị ứng như thuốc kháng histamine diphenhydramine

  • Thuốc trị cao huyết áp như verapamil, diltiazem, nifedipine, atenolol

  • Thuốc tâm thần như clopazine và olanzapine

  • Thuốc chống co giật, động kinh như phenytoin và gabapentin

  • Thuốc chống buồn nôn như ondansetron

Các tình trạng khác có thể gây táo bón bao gồm:

  • Các bệnh lý nội tiết như suy giáp, tiểu đường, tăng ure huyết, tăng calci huyết

  • Ung thư đại trực tràng

  • Hội chứng ruột kích thích (IBS)

  • Bệnh túi thừa

  • Rối loạn chức năng đi tiêu (giảm sự phối hợp của các cơ sàn chậu khi đi tiêu)

  • Rối loạn thần kinh như chấn thương tủy sống, đa xơ cứng, Parkinson hay đột quỵ

  • Hội chứng ruột lười

  • Tắc ruột

  • Các bệnh lý về cấu trúc đường tiêu hóa như lỗ rò, viêm đại tràng co thắt, lồng ruột,...

  • Các bệnh lý như amyloidosis, lupus, bệnh xơ cứng bì

  • Mang thai

Triệu chứng của táo bón

Các triệu chứng của táo bón bao gồm:

  • Đi tiêu ít hơn 3 lần/ tuần

  • Phân khô, cứng hay vón cục

  • Khó hay đau khi đi tiêu

  • Bị đau bụng hay chuột rút bụng

  • Đầy hơi và buồn nôn

  • Cảm giác đi tiêu không hết

Điều trị chứng táo bón ở trẻ em

Táo bón gây khó chịu khi đi tiêu

Chẩn đoán và xét nghiệm

Bác sĩ sẽ hỏi thêm về tiền sử bệnh, triệu chứng khi đi tiêu cùng với lối sống của bạn để chẩn đoán tình trạng táo bón.

Bác sĩ có thể không yêu cầu các xét nghiệm mà quyết định sử dụng thuốc tùy thuộc vào triệu chứng, tiền sử bệnh và sức khỏe của bạn. 

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu giúp kiểm tra các dấu hiệu của suy giáp, thiếu máu và tiểu đường. Bên cạnh đó, mẫu phân cũng có thể được kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, tình trạng viêm hay ung thư.

  • Xét nghiệm hình ảnh. Chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI) hay các xét nghiệm hình ảnh khác có thể giúp xác định nguyên nhân gây táo bón ở bạn.

  • Nội soi đại tràng. Bác sĩ sử dụng ống nhỏ để quan sát bên trong đại tràng, đồng thời có thể lấy mẫu mô (sinh thiết) để xét nghiệm ung thư hay loại bỏ các khối u.

  • Khảo sát đường đi đại tràng. Bạn sẽ được cho sử dụng một lượng nhỏ chất phóng xạ ở dạng viên thuốc, theo dõi thời gian và cách chất này di chuyển qua ruột của bạn.

  • Xét nghiệm chức năng ruột khác. Một số xét nghiệm giúp kiểm tra khả năng hậu môn, trực tràng của bạn giữ và đào thải phân.

Điều trị

Tự chăm sóc

Hầu hết các trường hợp táo bón từ nhẹ đến trung bình đều có thể giải quyết tại nhà. Chăm sóc bản thân bằng cách kiểm tra những gì bạn đã ăn, uống và có những thay đổi. Một số lời khuyên giúp bạn giảm tình trạng táo bón bao gồm:

  • Uống thêm 2 – 4 cốc nước mỗi ngày. Tránh đồ uống có caffeine và cồn do có thể gây mất nước.

  • Ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm giàu chất xơ khác. Ăn ít thực phẩm nhiều chất béo như thịt, trứng, pho mát.

  • Ăn mận khô hay ngũ cốc nguyên cám.

  • Ghi nhật ký những gì đã ăn và loại bỏ những thực phẩm có thể gây táo bón.

  • Tập luyện thể dục thể thao.

  • Nâng cao chân, ngả người ra sau hoặc ngồi xổm giúp đi tiêu dễ dàng hơn.

  • Bổ sung các chất xơ từ thực phẩm chức năng không kê đơn như Metamucil, Citrucel, Benefiber.

  • Nếu cần, sử dụng thuốc nhuận tràng hay làm mềm phân không kê đơn như docusate, Milk of Magnesia. Các loại thuốc xổ chứa dầu khoáng như Fleet, thuốc nhuận tràng kích thích như bicosadyl hay sennna. Hỏi ý kiến dược sĩ hay bác sĩ để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất. Không sử dụng thuốc nhuận tràng quá 2 tuần, lạm dụng nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

  • Không đọc, sử dụng điện thoại hay các thiết bị khác khi đi tiêu

Kiểm tra thuốc và các thực phẩm bổ sung

Các loại thuốc hay thực phẩm bổ sung có thể là nguyên nhân gây táo bón ở bạn. Bác sĩ có thể thay đổi liều, đổi thuốc khác hay yêu cầu bạn ngưng sử dụng.

Thuốc kê đơn

Một số thuốc kê đơn có thể điều trị táo bón như lubiprostone, prucalopride, plecanatide, lactulose, linaclotide. Bác sĩ sẽ giúp bạn chọn loại thuốc phù hợp nhất.

Phẫu thuật

Phẫu thuật hiếm khi cần thiết để điều trị táo bón. Nếu táo bón do vấn đề cấu trúc trong ruột kết thì có thể bạn cần phẫu thuật, chẳng hạn như tắc ruột, hẹp ruột (thắt ruột), nứt hậu môn hay sa trực tràng. Rối loạn hoạt động đi tiêu gây táo bón cũng có thể cần phẫu thuật để điều trị. Bạn cần thảo luận với bác sĩ trước khi thực hiện. Phẫu thuật là cần thiết đối với ung thư ruột kết, trực tràng hay hậu môn.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
THỪA SẮT

THỪA SẮT

administrator
ĐAU THẦN KINH TỌA

ĐAU THẦN KINH TỌA

administrator
U XƠ TỬ CUNG

U XƠ TỬ CUNG

administrator
MẤT NGỦ MÃN TÍNH

MẤT NGỦ MÃN TÍNH

administrator
HẠ CAM

HẠ CAM

administrator
THIỂU SẢN MEN RĂNG

THIỂU SẢN MEN RĂNG

administrator
LIỆT TỨ CHI

LIỆT TỨ CHI

administrator
ẤU TRÙNG SÁN LỢN

ẤU TRÙNG SÁN LỢN

administrator