daydreaming distracted girl in class

TRĨ NGOẠI

Tổng quan

Trĩ ngoại là loại bệnh trĩ ảnh hưởng đến các tĩnh mạch bên ngoài hậu môn. Những búi trĩ này có thể chảy máu, nứt và gây ngứa. Các phương pháp điều trị tại nhà có thể điều trị hầu hết trường hợp trĩ ngoại.

A picture containing person, trouser

Description automatically generated

Bệnh trĩ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn

Bệnh trĩ thường gây ra bởi áp lực khi đi tiêu. Người bệnh có thể rặn quá mạnh, ngồi trên bồn cầu quá lâu hoặc phân cứng và khó đi ngoài.

Nếu bệnh trĩ ngoại không biến mất trong 1 đến 2 tuần, bác sĩ có thể kê đơn thuốc làm mềm phân để giúp đi ngoài phân dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị đau dữ dội, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Ngoài áp lực khi đi đại tiện, Ngoài căng thẳng, các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác của bệnh trĩ bao gồm:

  • Nâng vật nặng 

  • Chế độ ăn uống ít chất xơ

  • Béo phì

  • Đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài

  • Phụ nữ mang thai

  • Cổ trướng - là sự tích tụ chất lỏng gia tăng áp lực lên dạ dày và ruột

Bệnh trĩ ngoại khác với các loại trĩ khác, phần lớn là do cơ địa.

Đối với bệnh trĩ nội, thông thường, bệnh không gây đau nhưng có thể chảy máu.

Sa búi trĩ là hiện tượng trĩ nội đôi khi phình ra bên ngoài hậu môn. Có thể đẩy các búi trĩ này vào bên trong nhưng cũng có thể sa vào trong mà không cần can thiệp.

Trĩ ngoại lòi ra ngoài hậu môn và có xu hướng gây đau nhiều hơn trĩ nội vì bên ngoài hậu môn nhạy cảm hơn so với bên trong.

Một người có thể mắc nhiều loại trĩ cùng một lúc.

Diagram

Description automatically generated

Sự khác nhau giữa trĩ nội và trĩ ngoại

Triệu chứng 

Trĩ ngoại thường gây ngứa và có thể gây đau. Bạn có thể cảm nhận được búi trĩ nếu bạn chạm vào khu vực xung quanh hậu môn. Các búi trĩ ngoại thường có màu hồng nhạt hơn một chút so với vùng da xung quanh.

Máu lẫn trong phân

Những người mắc bệnh trĩ ngoại có thể bị lẫn một ít máu trong phân. Máu thường ở bề mặt ngoài của phân và có màu đỏ tươi vì nó thường chảy trực tiếp ra khỏi búi trĩ chứ không phải từ nơi nào khác trong đường tiêu hóa.

Chảy máu do trĩ ban đầu thuòng rất ít. Nếu như người bệnh phát hiện một lượng máu đáng kể thì nên đến gặp ngay bác sĩ.

Cục máu đông trong búi trĩ

Trĩ ngoại có thể rất đau nếu chúng hình thành huyết khối bên trong. Khi đó, búi trĩ thường có màu xanh tím.

Trĩ huyết khối xảy ra khi các tĩnh mạch trong búi trĩ phồng lên và hình thành cục máu đông. Do đó, máu không thể lưu thông đến búi trĩ và hậu quả là khiến cho người bệnh vô cùng đau đớn.

Cơ thể thường sẽ tự làm tan cục máu đông, do đó làm giảm các triệu chứng và giảm đau.

Khi cục máu đông trôi qua hoặc cơ thể tái tiêu hủy nó, búi trĩ ngoại sẽ để lại vết hằn trên vùng da quanh hậu môn. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ nếu lớp da này thường xuyên dính phân và khó vệ sinh sạch sẽ.

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh trĩ ngoại bằng cách đánh giá các triệu chứng lâm sàng cũng như tiến hành thăm khám sức khỏe.

Bất cứ ai nghi ngờ mình mắc bệnh trĩ ngoại đều nên đi khám.

Điều này rất quan trọng vì một số triệu chứng, chẳng hạn như chảy máu, cũng có thể là do các tình trạng khác nghiêm trọng hơn gây nên, bao gồm:

  • Ung thư hậu môn

  • Nứt kẽ hậu môn

  • Ung thư đại trực tràng

  • Viêm loét đại tràng

  • Áp xe quanh hậu môn

  • U mềm treo, hay còn gọi là mụn thịt dư

Điều trị

Việc điều trị bao gồm các biện pháp khắc phục tại nhà và phẫu thuật.

Một số biện pháp điều trị tại nhà mà mọi người có thể sử dụng để điều trị bệnh trĩ bao gồm:

  • Tắm bằng nước ấm

  • Thường xuyên nhẹ nhàng làm sạch hậu môn sau khi đi tiêu bằng cách sử dụng khăn ướt hoặc miếng bông.

  • Chườm túi đá bằng vải để giảm sưng

  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc paracetamol, để giảm đau và khó chịu

  • Bôi thuốc mỡ, chẳng hạn như kem có chứa chiết xuất cây phỉ hoặc hydrocortisone để giảm ngứa

Phẫu thuật cắt bỏ

A picture containing person, hospital room, room

Description automatically generated

Phẫu thuật cát bỏ búi trĩ là biện pháp điều trị đem lại hiệu quả cao

Theo một nghiên cứu trên tạp chí American Family Physician, việc loại bỏ búi trĩ ngoại gây đau đớn cho người bệnh trong vòng 72 giờ sau khi nó phát triển có thể giúp giảm đau nhanh chóng hơn so với các phương pháp điều trị khác.

Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật bằng cách gây tê cục bộ.

Phẫu thuật chỉ có hiệu quả nếu quy trình diễn ra trong vòng 72 giờ kể từ khi các triệu chứng tiến triển. Sau khoảng thời gian này, phẫu thuật thường không hữu ích và các triệu chứng cuối cùng sẽ tự cải thiện.

Điều trị khi mang thai

Phụ nữ mang thai có thể thử nhiều phương pháp điều trị tại nhà được liệt kê ở trên để điều trị bệnh trĩ ngoại của mình và giảm bớt cơn đau. Tuy nhiên, họ phải luôn đến gặp bác sĩ để kiểm tra trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bôi nào để đảm bảo điều đó sẽ không ảnh hưởng đến thai kỳ.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
U XƯƠNG ÁC TÍNH

U XƯƠNG ÁC TÍNH

administrator
U LÀNH THỰC QUẢN

U LÀNH THỰC QUẢN

administrator
VIÊM GAN A

VIÊM GAN A

administrator
HỘI CHỨNG MITTELSCHMERZ

HỘI CHỨNG MITTELSCHMERZ

administrator
GAI ĐEN

GAI ĐEN

administrator
HỘI CHỨNG URÊ HUYẾT TÁN HUYẾT

HỘI CHỨNG URÊ HUYẾT TÁN HUYẾT

administrator
NHAU BONG NON

NHAU BONG NON

administrator
NIỆU QUẢN GIÃN

NIỆU QUẢN GIÃN

Niệu quản giãn là niệu quản lớn hơn bình thường. Niệu quản là các ống mà nước tiểu chảy từ thận đến bàng quang. Hầu hết tình trạng này được phát hiện trong quá trình chẩn đoán chụp ảnh trước khi sinh hoặc trong quá trình kiểm tra nhiễm trùng đường tiết niệu. Niệu quản giãn có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh và trong một số trường hợp, cần phẫu thuật xâm lấn tối thiểu.
administrator