CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH

daydreaming distracted girl in class

CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH

 

Tổng quan

Còn ống động mạch (PDA) là tình trạng ống động mạch nối giữa 2 mạch máu chính ở tim còn sót lại. Ống động mạch là một phần bình thường của hệ thống tuần hoàn của em bé ở trong bụng mẹ và thường đóng lại sau khi sinh. Nếu ống này vẫn mở gọi là còn ống động mạch.

Còn ống động mạch kích thước nhỏ thường không gây ra vấn đề gì và thường không cần phải điều trị. Tuy nhiê, còn ống động mạch lớn có thể khiến máu chảy sai hướng, làm suy yếu cơ tim, suy tim hay các biến chứng khác.

Các phương pháp điều trị còn ống động mạch bao gồm theo dõi triệu chứng, sử dụng thuốc, thông tim hoặc phẫu thuật.

Điều trị còn ống động mạch ở trẻ đẻ non | Vinmec

Vị trí ống động mạch

Triệu chứng

Các triệu chứng của còn ống động mạch thay đổi tùy thuộc vào kích thước của khiếm khuyết, trẻ sinh đủ tháng hay sinh non. Còn ống động mạch nhỏ có thể không gây ra triệu chứng và có thể không phát hiện sau một thời gian – thậm chí cho đến khi trưởng thành. Còn ống động mạch lớn có thể gây ra triệu chứng suy tim ngay sau khi sinh.

Đầu tiên, bác sĩ nghi ngờ tình trạng này khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, nghe tiếng tim bằng ống nghe. Tình trạng còn ống động mạch lớn trong giai đoạn sơ sinh, thời thơ ấu của trẻ có thể gây ra:

  • Ăn uống kém gây tăng trưởng kém

  • Đổ mồ hôi khi khóc hoặc ăn

  • Thở nhanh, dai dẳng hoặc khó thở

  • Dễ mệt mỏi

  • Nhịp tim nhanh

Nguyên nhân

Dị tật bẩm sinh này thường phát sinh từ các vấn đề trong giai đoạn phát triển của thai nhi, tuy nhiên nó thường không có nguyên nhân rõ ràng. Yếu tố di truyền có thể đóng vai trò trong tình trạng này.

Trước khi sinh, phần nối giữa động mạch chủ và động mạch phổi là cần thiết cho sự lưu thông máu ở trẻ, giúp trẻ nhận được oxy từ mẹ. Sau khi sinh, ống động mạch thường được đóng lại trong vòng 2 hoặc 3 ngày. Ở trẻ sinh non, ống động mạch thường mất nhiều thời gian hơn để đóng lại.

Tình trạng còn ống động mạch khiến máu chảy tới phổi và tim của em bé nhiều hơn. Nếu không điều trị có thể làm huyết áp trong phổi của em bé tăng lên (tăng áp động mạch phổi) và khiến tim của trẻ bị to ra, suy yếu.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ của tình trạng còn ống động mạch bao gồm:

  • Sinh non. Còn ống động mạch thường gặp ở trẻ sinh sớm hơn là trẻ sinh đủ tháng.

  • Tiền sử gia đình và các yếu tố di truyền khác. Tiền sử gia đình bị dị tật tim và các tình trạng di truyền khác như hội chứng Down, có thể làm tăng nguy cơ mắc còn ống động mạch.

  • Nhiễm rubella khi mang thai. Nếu bạn mắc rubella trong khi mang thai, nguy cơ dị tật tim của con bạn sẽ tăng lên. Virus rubella có thể đi qua nhau thai, lây lan vào cơ thể bé làm tổn thương các mạch máu và cơ quan, bao gồm cả tim.

  • Trẻ sinh ra ở vị trí địa lý cao. Những đứa trẻ sinh ra ở độ cao hơn 8200 feet (2499m) có nguy cơ mắc còn ống động mạch cao hơn những trẻ khác.

  • Nữ giới. Còn ống động mạch được cho thấy là gấp đôi ở các trẻ nữ.

Biến chứng

Còn ống động mạch nhỏ có thể không gây ra nhiều biến chứng. Còn ống động mạch lớn khi không được điều trị có thể gây ra các biến chứng:

  • Cao huyết áp phổi. Khi máu lưu thông quá nhiều qua động mạch có thể làm tăng áp lực ở động mạch phổi, gây tổn thương phổi vĩnh viễn. Nó có thể gây ra hội chứng Eisenmenger, là một bệnh tăng áp động mạch phổi không hồi phục.

  • Suy tim. Nó có thể gây ra làm tăng kích thước tim, suy yếu tim. Đây là một tình trạng mãn tính khiến tim không bơm máu một cách hiệu quả.

  • Nhiễm trùng tim (viêm nội tâm mạc). Các bệnh lý về cấu trúc tim như còn ống động mạch làm tăng nguy cơ bị viêm màng trong tim cao hơn những người khỏe mạnh.

Danh sách đồ trẻ sơ sinh trọn gói cho bé mẹ cần sắm ngay!

Còn ống động mạch có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ

Chẩn đoán

Còn ống động mạch được chẩn đoán thông qua nhịp tim của bạn hay của con bạn. Nó gây ra tiếng bất thường ở tim và có thể nghe bằng ống nghe. Các xét nghiệm sau có thể được chỉ định để chẩn đoán bao gồm:

  • Siêu âm tim

  • Chụp X-quang lồng ngực

  • Điện tâm đồ

  • Thông tim

Điều trị

Các phương pháp điều trị còn ống động mạch phụ thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân. Các phương pháp bao gồm:

  • Kiên nhẫn chờ đợi. Ở trẻ sinh non, còn ống động mạch thường tự đóng lại. Bác sĩ sẽ theo dõi tim của bé để đảm bảo rằng mạch máu có thể đóng lại đúng cách. Đối với những trẻ sinh đủ tháng, trẻ em và người lớn bị còn ống động mạch nhỏ thường không gây ra các vấn đề khác về sức khỏe, cần theo dõi các triệu chứng.

  • Sử dụng thuốc. Ở những trẻ sinh non, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) – chẳng hạn như ibuprofen hoặc indomethacin có thể được sử dụng.

  • Phẫu thuật. Khi việc sử dụng thuốc là không hiệu quả và gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng, biến chứng thì bạn có thể cần phải phẫu thuật. Cắt một vết nhỏ giữa xương sườn của trẻ, sử dụng chỉ khâu hoặc kẹp để đóng ống động mạch.

  • Đặt ống thông. Trẻ sinh non quá nhỏ có thể cần thủ thuật đặt ống thông. Nếu còn ống động mạch không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng thì bạn cần cân nhắc đợi trẻ lớn hơn.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
ÁP XE NÃO DO AMIP

ÁP XE NÃO DO AMIP

administrator
MẤT NGỦ MÃN TÍNH

MẤT NGỦ MÃN TÍNH

administrator
MÓNG QUẶP (MÓNG MỌC NGƯỢC)

MÓNG QUẶP (MÓNG MỌC NGƯỢC)

administrator
CHẤN THƯƠNG LÁCH

CHẤN THƯƠNG LÁCH

administrator
VIÊM TĨNH MẠCH

VIÊM TĨNH MẠCH

administrator
THUYÊN TẮC PHỔI

THUYÊN TẮC PHỔI

administrator
LAO Ở MẮT

LAO Ở MẮT

Bệnh lao (TB) là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan trên khắp cơ thể, bao gồm cả mắt. Thuật ngữ “lao mắt” mô tả một bệnh nhiễm trùng do M.tuberculosis có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của mắt (nội nhãn, bề mặt hoặc xung quanh mắt). “Lao mắt thứ phát” được định nghĩa là sự tham gia ở mắt do kết quả của sự lây lan theo đường máu từ một vị trí xa hoặc xâm lấn trực tiếp bằng cách lây lan tiếp giáp từ các cấu trúc lân cận, như xoang hoặc hốc sọ.
administrator
TĂNG THÔNG KHÍ

TĂNG THÔNG KHÍ

administrator