CÂY SẢNG

Cây sảng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Sang sé, trôm thon, sảng lá kiếm, quả thang. Cây sảng lá kiếm là loại thực vật có hoa, không chỉ là cây cảnh đẹp mà còn có công dụng chữa bệnh. Dược liệu này chủ yếu chữa bỏng, sưng tấy, mụn nhọt, bạch đới, chấn thương khi té ngã. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY SẢNG

Đặc điểm tự nhiên

Cây Sảng là loại thực vật cây gỗ sống lâu năm, thường mọc ở vùng rừng núi. Cây có chiều cao trung bình từ 3 -10m; có cành hình trụ, cành non có lông, cành già nhẵn, có khía dọc, màu xám. Lá mọc so le hình bầu dục hoặc ngọn giáo, dài 9 – 20cm, rộng 3,5 – 8cm, gốc tròn, đầu tù hơi nhọn, mặt trên nhẵn, mắt dưới có ít lông hình sao, gân phụ tạo thành mạng lưới rõ; lá kèm nhọn, có lông hình sao, dễ rụng.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm mảnh, dài 4 – 5cm, có lông mềm hình sao. Lá bấc ngắn, hình dải, dễ rụng.

Quả kép gồm 4 – 5 đại xếp thành hình sao, màu đỏ, phủ lông nhung. Khi chín quả đại mở, bên trong nhẵn và bóng; hạt 4-9, hình trứng dẹt, màu đen bóng.

Mùa hoa : tháng 4 – 7, mùa quả : tháng 8 – 10.

Mọc ven suối thung lũng,chủ yếu ở Tây Nam Trung Quốc, Quảng Đông, Hải Nam, Quảng Tây. Sảng là loài cây ưa sáng, khi nhỏ hơi chịu bóng, thường mọc ở các loại rừng thứ sinh, ven rừng ẩm hoặc ở quần hệ rừng non phát triển trên đất sau nương rẫy. Tại Việt Nam cây sảng lá kiếm hiện diện nhiều ở các tỉnh Hà Tây, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Cây sảng sinh trường khỏe mạnh và phổ biến ở những khu rừng thứ sinh trải dài từ Hoà Bình, Quảng Ninh tới Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, cây cũng nằm rải rác ở Ninh thuận.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Vỏ cây, lá, hạt của cây sảng được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Người ta thu hái vỏ cây sảng quanh năm.

Chế biến: Sau khi thu hoạch thì vỏ cây sẽ được phơi khô và bảo quản nơi khô ráo dùng trong nhiều tháng.

Thành phần hóa học

Chưa được ghi nhận cụ thể trong tài liệu nghiên cứu. Nhìn chung vỏ cây sảng có chứa chất nhầy, tanin.

Tác dụng

+Tác dụng làm tiêu tan ứ trệ và giảm đau.

+Theo y học cổ truyền, cây sảng lá kiếm hay trôm mề gà là vị thuốc quí. Vị thuốc này được sử dụng rộng rãi trong dân gian ở dạng cây tươi hoặc khô. Nếu bị mụn nhọt, sưng tấy thì lấy vỏ cây đắp để chữa lành. Ngoài ra còn có thể kết hợp cây sảng với dược liệu khác để điều trị các chứng bệnh khác.

+Tại vùng Quảng Tây (Trung Quốc), người dân dùng cây này như vị thuốc để trị bạch đới, trị đòn ngã chấn thương. Tại tỉnh Vân Nam, cây sảng lá kiếm được đem phơi khô dùng thanh nhiệt, mát gan, giải độc.

Công dụng

+Điều trị sưng tấy, mụn nhọt, áp xe ngoài da.

+Điều trị bỏng ngoài da.

+Giảm đau do chấn thương.

Liều dùng

Dùng đường uống: Thuốc sắc, mỗi ngày khoảng 6-12g dược liệu.

Thuốc bôi ngoài da: lượng thích hợp, thuốc sắc đã chuẩn bị sẵn đã rửa.

Lưu ý khi sử dụng

+Người bị viêm da có mủ, có vết thương hở không sử dụng cây sang đắp trực tiếp lên da.

+Phương thuốc chỉ điều trị đáp ứng cho những trường hợp tổn thương đau nhức chứ không có tác dụng chữa viêm loét.

+ Nếu tự ý sử dụng có thể gây nhiễm trùng, dễ dẫn đến hoại tử.

+Tuyệt đối không sử dụng vỏ cây sang điều chế thuốc qua đường uống.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
SÂM CAU RỪNG

SÂM CAU RỪNG

Sâm cau rừng mọc hoang phổ biến rất rộng rãi với đồng bào ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Đây là một loại thảo dược quý với nhiều công dụng tuyệt vời đặc biệt là đối với chức năng sinh lý nam giới.
administrator
CỦ SEN

CỦ SEN

Củ sen, hay còn được biết đến với những tên gọi: Liên ngẫu. Củ sen (còn được gọi là ngó sen) là thực phẩm phổ biến ở nước ta. Củ sen có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể con người. Vì thế mà nó không đơn thuần chỉ là một món ăn mà đã trở thành một vị thuốc trong Đông y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CAM THẢO DÂY

CAM THẢO DÂY

Cam thảo dây đã được sử dụng trong dân gian từ lâu. Mỗi bộ phận được dùng với một vị thuốc. Tên gọi khác: Cườm thảo đỏ, Dây chi chi Tên khoa học: Abrus precatorius L Dược liệu là bộ phận trên mặt đất của cây Cam thảo dây Abrus precatorius L., họ Đậu - Fabaceae.
administrator
HỒNG XIÊM

HỒNG XIÊM

Hồng xiêm (Sapoche) là loại trái cây với hương vị thơm ngon và rất giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, vỏ, lá và quả xanh của cây còn được sử dụng để chữa bệnh bao gồm như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, cầm máu, ngừa sâu răng và thông tiểu tiện.
administrator
CAO HỔ CỐT

CAO HỔ CỐT

Cao hổ cốt là một loại dược liệu đắt đỏ, được cho là có thể trừ phong thấp, chống đau nhức gân cốt, mạnh sinh lý, chữa suy nhược cơ thể.
administrator
THẤT DIỆP NHẤT CHI HOA

THẤT DIỆP NHẤT CHI HOA

Thất diệp nhất chi hoa là một dược liệu được sử dụng rất lâu đời, biết đến với công dụng thanh nhiệt giải độc, điều trị trong trường hợp bị rắn độc hay côn trùng cắn. Bên cạnh đó, dược liệu này còn thường được sử dụng để trị các bệnh viêm da, mụn nhọt, viêm tuyến vú, nhất là ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Đặc biệt, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu loại thảo dược này trong điều trị ung thư. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thất diệp nhất chi hoa, công dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng.
administrator
LÁ ATISO

LÁ ATISO

Cây atiso là “thần dược” được dân gian ưa chuộng được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Atiso là thực phẩm được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị các bệnh về gan, tiểu đường, đau dạ dày, thấp khớp,… Bên cạnh đó, sử dụng cây atiso mỗi ngày giúp cho bạn có một làn da đẹp, khỏe, không bị khô ráp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
KINH GIỚI

KINH GIỚI

Tên khoa học: Elsholtzia ciliata ( Thunb.) Hyl. Họ: Hoa môi (Lamiaceae) Tên gọi khác: Khương giới, Giả tô, Thử minh, Tái sinh đơn
administrator