DÂY GÂN

Dây gân, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây đòn gánh, Đơn tai mèo, Dây đòn kẻ trộm, Dây con kiến, Hạ quả đằng, Seng thanh, Dây râu rồng, Dây xà phòng, Đơn tai. Dây gân còn được nhân dân gọi là Dây đòn gánh hoặc Seng thanh (tiếng Mường). Với công dụng tán huyết ứ, tiêu viêm, thanh nhiệt, hoạt lạc, dây đòn gánh thường được sử dụng trong bài thuốc chữa bỏng, đau nhức xương khớp, bong gân và bầm tím do chấn thương. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

DÂY GÂN

Đặc điểm tự nhiên

Cây Dây gân là dạng cây bụi leo, kích thước dài, có khi dài tới hàng mét. Cây có cành non nhẵn, ban đầu có màu nâu, khi già chuyển sang màu xám nhạt.

Lá mọc so le, phiến lá hình bầu dục, gốc tròn hoặc hình tim, đầu thuôn nhọn, ở mép có khía răng.  Lá non ở ngọn cành biến thành tua cuốn, hai mặt nhẵn, mặt dưới có màu rất nhạt, có gân nổi rõ.

Cụm hoa mọc thành chùy ở kẽ lá hoặc đầu cành, dài 10 – 20cm. Hoa nhỏ, đơn tính, có màu trắng lục. Lá bấc có hình tam giác nhọn. 

Quả khô, có màu nâu bóng và 3 cánh mềm. 

Dây gân thường ra hoa vào tháng 7 – 9 hằng năm và quả vào tháng 9 – 12.

Ở nước ta, Dây gân thường mọc hoang ở bãi đất trống, đồi trọc, ven rừng hoặc khe suối. Dược liệu thuộc loại dây leo ưa sáng. Cây thường mọc lẫn trong đồi cây bụi, có thể gặp ở vùng núi đá vôi, ở các tỉnh vùng núi thấp và trung du. Cây mọc ở nơi nhiều ánh sáng, ra hoa quả hàng năm.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Dây và lá được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Dược liệu có thể dùng tươi hoặc đem phơi khô để dùng dần.

Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

Vỏ và lá đều chứa saponin, ngoài ra lá còn chứa alkaloid (hoạt chất tạo ra vị đắng của lá)

Tác dụng

+Chiết xuất methanol từ dược liệu có tác dụng làm giảm các triệu chứng của viêm dạ dày ở chuột thực nghiệm.

+Các nhà nghiên cứu Thái Lan đã tiến hành khảo sát và nhận thấy dây gân thực sự có giá trị trong việc chăm sóc sức khỏe đối với phụ nữ sau khi sinh.

+Trong một nghiên cứu sàng lọc hàng loạt tác dụng của cây ở Ấn Độ, cao khô chiết cồn từ Dây gân (bỏ rễ) có tác dụng trên tần số và biên độ hô hấp, hạ huyết áp và tăng co bóp hồi tràng chuột lang cô lập.

+Ở Trung Quốc, người ta sử dụng dược liệu để trị lở ngứa và bỏng ngoài da, có thể dùng uống để trị đau mỏi cơ thể.

Công dụng

Dây gân có vị hơi đắng, chát, tính mát và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị bỏng nước sôi nhẹ.

+Điều trị chấn thương gây tụ máu, sưng tấy và đau nhức.

+Điều trị va đập, ngã khiến người đau ê ẩm.

+Điều trị sốt cao do cảm cúm và viêm họng.

+Điều trị chứng cảm gió.

+Điều trị đau nhức xương khớp và bong gân.

+Điều trị bệnh sốt rét.

+Điều trị chứng sốt cao gây co giật ở trẻ em.

Liều dùng

Dây đòn gánh được sử dụng ở dạng giã đắp, sắc uống hoặc ngâm rượu. Liều dùng uống: 8 – 16g/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Không dùng cho phụ nữ mang thai.

+Dây gân có thể tương tác với một số loại thuốc Tây y, vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phối hợp.

 

Có thể bạn quan tâm?
BẠC HÀ

BẠC HÀ

Bạc hà, hay còn được biết đến với những tên gọi: Băng hầu úy, liên tiền thảo, bạc hà ngạnh, tô bạc hà, anh sinh. Từ lâu, cây bạc hà đã được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, mỹ phẩm. Đặc biệt, thảo dược này còn nổi tiếng là một vị thuốc có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe như chữa khó tiêu, chống cảm cúm, cải thiện các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÚC HOA TRẮNG

CÚC HOA TRẮNG

Cúc hoa trắng (Chrysanthemum maximum) có nhiều công dụng cho sức khỏe như trị đau đầu, giảm huyết áp, chống suy nhược cơ thể… được sử dụng dưới dạng sắc uống, làm trà hoặc tán bột.
administrator
RỄ CAU

RỄ CAU

Theo y học cổ truyền, rễ cau giúp tiêu hóa, sát trùng. Dùng để điều trị các bệnh giun sán, ký sinh trùng đường ruột, thực tích khí trệ, bụng đầy tiện bón, chứng tả lị mót rặn, phù thũng.
administrator
THƯỜNG XUÂN

THƯỜNG XUÂN

Thường xuân có tên khoa học là Hedera helix, là một loại cây leo có nguồn gốc từ khu vực châu u và Tây Á. Đây là một trong những dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và đã được nghiên cứu về hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh lý. Thường xuân chứa các hoạt chất có tính chất chống viêm, chống co thắt cơ, giảm đau và kháng khuẩn, nên được sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đường tiêu hóa, cũng như các vấn đề về da và thấp khớp.
administrator
CÂY HẸ

CÂY HẸ

Cây hẹ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khởi dương thảo, cửu thái tử, cửu thái, cửu thái. Hẹ từ lâu đã trở thành cây trồng và món ăn quen thuộc với các hộ gia đình. Không chỉ là một loại rau gia vị với nhiều cách chế biến đa dạng, hẹ còn là vị thuốc đắc lực. Theo Đông y, hẹ có vị cay hơi chua, tính nóng, mùi hăng; có công dụng trị ho, hen suyễn, tiêu hóa kém, mồ hôi trộm…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐUÔI CHUỘT

ĐUÔI CHUỘT

Dược liệu Đuôi chuột (Stachytarpheta jamaicensis) là một loài thực vật được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và hiện đại. Được biết đến với tên gọi khác là Điềm thông, Đũa bếp, Cỏ đuôi lươn, Mạch lạc, Bôn bôn, Hải tiên, Giả mã tiên, Đuôi chuột được sử dụng trong nhiều bài thuốc truyền thống để điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, đường tiêu hóa và kháng viêm. Ngoài ra, loài cây này cũng có các tính chất khác như chống nấm, giảm đau và tăng cường miễn dịch. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về đặc điểm, thành phần và các công dụng của dược liệu Đuôi chuột.
administrator
TỎI

TỎI

Tỏi (Allium sativum) là một loại dược liệu được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và cũng được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi các nghiên cứu y học hiện đại. Tỏi có tính vị cay, hơi đắng và tính ôn, có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, giảm cholesterol, hỗ trợ hệ tiêu hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tỏi và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
THẠCH TÍN

THẠCH TÍN

Thạch tín, đôi khi còn được gọi với tên là Tín Thạch, Phê Thạch, Hồng Phê, Nhân Ngôn, Bạch Phê, với tên khoa học là Arsenicum. Đây là một hóa chất bán kim loại được tìm thấy khắp nơi trên thế giới ở tự nhiên. Tên gọi Thạch tín trước đây thường được mọi người sử dụng để nói đến As2O3 tự nhiên và thường có tạp chất. Tuy nhiên cho tới nay, Thạch tín bao hàm luôn cả As (Asen) – là một á kim có màu xám đen. Thạch tín tuy có thể được sử dụng để chữa bệnh, nhưng lại là một khoáng chất cực độc. Theo y học, Thạch tín có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như hen suyễn, chàm, vảy nến, thiếu máu. Thạch tín hữu cơ là một trong những vị thuốc đầu tay giúp chữa giang mai. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thạch tín và những công dụng của nó trong chữa bệnh.
administrator