Ô ĐẦU

Ô đầu là một loại dược liệu có công dụng khá phổ biến trong điều trị các bệnh về đau nhức xương khớp hoặc các triệu chứng như tay chân lạnh, vã mồ hôi rất tốt. Tuy vậy đây lại là một vị thuốc có độc tính mạnh, đặc biệt là độc tính đối với hệ thần kinh và tim mạch do đó chỉ được sử dụng để chữa bệnh khi đã được bào chế kỹ càng.

daydreaming distracted girl in class

Ô ĐẦU

Giới thiệu về dược liệu Ô đầu

- Ô đầu là một loại dược liệu có công dụng khá phổ biến trong điều trị các bệnh về đau nhức xương khớp hoặc các triệu chứng như tay chân lạnh, vã mồ hôi rất tốt. Tuy vậy đây lại là một vị thuốc có độc tính mạnh, đặc biệt là độc tính đối với hệ thần kinh và tim mạch do đó chỉ được sử dụng để chữa bệnh khi đã được bào chế kỹ càng.

- Tên khoa học: Aconitum fortunei Hemsi

- Họ khoa học: Ranunculaceae (họ Mao lương).

- Tên gọi khác: Phụ tử, Ấu tàu, Xuyên Ô, Thảo ô, Ú tàu (dân tộc Tày), Co u tàu (dân tộc Thái), Cố y, Thiên hùng, Trắc tử, O uế,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Ô đầu

- Đặc điểm thực vật:

  • Ô đầu là loại cây mọc ở các vùng ôn đới. Tại nước ta cây thích nghi tốt với những nơi có khí hậu ẩm mát, vùng núi. Cây ưa nắng và chịu bóng râm khi còn non.

  • Ô đầu là 1 loại cây thân cỏ có chiều cao khoảng từ 0,6 – 1 m. Thân cây mọc thẳng & thường không phân cành.

  • Phần rễ của cây phát triển thành các củ có hình nón hoặc hình con quay. Rễ cái lớn và mang nhiều rê nhỏ còn được gọi là Phụ tử. Vỏ rễ có màu đen và nhẵn.

  • Lá Ô đầu mọc so le có gân lá hình chân vịt. Có phiến lá rộng xẻ thành 3 - 5 thùy khi cây già và phiến lá có hình trái tim khi cây còn non. Mép lá có các răng cưa. Mặt trên của lá nhẵn bóng và có màu xanh lục còn mặt dưới lá thì có màu xanh nhạt, cả mặt trên và mặt dưới của lá đều có lông.

  • Hoa Ô đầu mọc thành từng cụm ở phía ngọn thân. Kích thước hoa to, có màu xanh lam hoặc màu tím nhạt. Hoa gồm 5 lá đài trong đó đài phía trên có hình giống nón chụp kín phần tràng hoa đã tiêu giảm. Bầu nhụy gồm 3 ô có chứa nhiều noãn. Hoa có nhiều nhị.

  • Quả Ô đầu gồm 5 đại mỏng, bên trong chứa nhiều hạt có vảy trên bề mặt.

  • Ô đầu thường ra hoa và quả vào khoảng tháng 10 đến tháng 11.

- Phân bố dược liệu:

  • Chi thực vật của cây Ô đầu phân bố chủ yếu rải rác ở những vùng ôn đới thuộc Bắc bán cầu. Chẳng hạn như ở Trung Quốc có 20 loài, Ấn Độ có 25 loài và ở nước ta có 1 loài Ô đầu trong chi thực vật này.

  • Tại nước ta, cây gồm loại mọc hoang hoặc được trồng. Ở các nơi như Sa Pa, huyện Quản Bạ, huyện Đồng Văn thì Ô đầu được người Hoa trồng. Đối với cây mọc hoang thì thường được thấy ở những nơi như thung lũng Tà Cố Y, huyện Mù Cang Chải,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: phần rễ cái của cây (gọi là Ô đầu) và phần rễ củ con (Phụ tử). 

- Thu hái: tại Việt Nam, thường thu hái Ô đầu từ khoảng tháng 9 đến tháng 10 khi cây đang ra hoa, sau đó trồng lại vào khoảng tháng 1 đến tháng 2. Sau khi thu hái về, các củ Ô đầu sẽ được phân loại thành 3 loại như sau:

  • Ô nhuế: củ có 2 nhánh phía dưới giống sừng trâu.

  • Trắc tử: phần vú lớn của củ con.

  • Thiên hùng: phần củ dưới đất lâu năm không sinh đủ củ con.

- Chế biến: theo từng loại Ô đầu

  • Ô đầu: Củ cái sau khi thu hái thì cắt bỏ rễ con rồi rửa thật sạch sau đó đem đi phơi, loại này rất độc.

  • Diêm phụ: những củ con (Phụ tử) lớn đem đi rửa sạch rồi cho vào trong vại ngâm với tỷ lệ 100 kg Phụ tử : 40 kg Magie clorid : 30 kg Muối ăn : 60 L nước trong 10 ngày. Sau khi ngâm thì đem đi phơi khô rồi tiếp tục để vào vại và thêm nước, magie clorid và muối để ngâm như lần đầu. Tiếp đến, đem đi phơi mỗi ngày vào ban ngày và lại đem đi ngâm vào ban đêm, thi thoảng thì thêm muối, nước & magie clorid để đảm bảo nồng đồ, giữ cho mặt nước xấp xỉ các củ. Sau cùng vớt ra rồi phơi nắng cho tới khi thấy muối kết tinh trắng trên bề mặt củ là được. Mỗi lần dùng thì đem đi thái mỏng rồi rửa qua nước tới khi không còn vị cay tê sau đó đem phơi khô hay sấy khô. 

  • Bạch phụ: những Phụ tử nhỏ thì rửa sạch rồi ngâm vào vại nước chứa magie clorid trong khoảng vài ngày. Sau khi ngâm thì đun sôi vại tới khi củ chín thì lột bỏ lớp vỏ đen ngoài và thái mỏng sau đó rửa sạch để không còn vị cay tê. Cuối cùng là hấp chín rồi lại phơi khô một lần nữa, phơi xong thì đem đi xông hơi và lại phơi cho khô.

  • Hắc phụ: các củ Phụ tử trung bình đem rửa sạch, cho vào vại ngâm với magie clorid với tỷ lệ 100 kg Phụ tử : 40 kg Magie clorid : 20 L nước trong khoảng vài ngày. Sau khi ngâm thì đun sôi vại trong khoảng 2 đến 3 phút rồi đem củ ra rửa sạch, sau đó thái mỏng và cho lại vào vại ngâm 1 lần nữa như ban đầu. Tiếp đến cho vào vại Đường đỏ & Dầu hạt cải rồi sao tới khi màu nước chuyển thành màu trà đậm đặc và cuối cùng đem đi rửa để không còn vị cay tê thì đem đi phơi hoặc sấy khô.

- Bảo quản: cần phải bảo quản trong các lọ kín, để ở nơi khô ráo và thoáng mát. Lưu ý tránh xa tầm tay trẻ em do dược liệu này có độc. Thường xuyên phơi nắng để tránh mối mọt.

Thành phần hóa học

Ô đầu có chứa những thành phần hoạt chất như aconitin (hoạt chất chính), các alkaloid khác, các tinh bột, mannitol, đường, các chất nhựa và các acid hữu cơ.

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Ô đầu theo Y học hiện đại

Dược liệu Ô đầu có các tác dụng dược lý như:

- Tăng nhịp tim: tác dụng của thành phần aconitin, đây là độc tính trên tim.

- Giảm huyết áp: aconitin giúp hạ huyết áp.

- Gây tê, nóng da: do aconitin kích thích da.

- Giảm đau: aconitin ức chế dẫn truyền thần kinh, làm tê liệt thần kinh từ đó giảm dẫn truyền cảm giác đau.

- Kháng viêm: nhờ các alkaloid.

Vị thuốc Ô đầu trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị cay đắng, tính nhiệt, độc tính mạnh.

- Quy kinh: chưa có thông tin.

- Công năng: hồi dương cứu nghịch, khử phong hàn,…

- Chủ trị: 

  • Các chứng sưng đau.

  • Chân tay nhức mỏi, đau xương khớp, co quắp tay chân, mụn nhọt lở loét lâu lành.

  • Vã mồ hôi, tay chân quờ quạng, thấp hàn, thủy thũng,…

Cách dùng – Liều dùng

- Cách dùng: thường sử dụng ngâm rượu để xoa bóp và không uống do độc tính.

- Liều dùng: 

  • Người lớn: dùng từ 5 – 10 giọt rượu Ô đầu mỗi lần và mỗi ngày tối đa là 40 giọt.

  • Trẻ em 30 tháng tuổi đến 15 tuổi: sử dụng 5 – 10 giọt mỗi ngày.

Một số bài thuốc có vị thuốc Ô đầu

- Bài thuốc trị các bệnh đau nhức xương khớp:

  • Chuẩn bị: Ô đầu, Nhân hạt gấc, Mật trăn, Mật gấu và Huyết linh.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi ngâm rượu và sử dụng xoa bóp mỗi ngày 2 lần, không được uống.

- Bài thuốc trị các chứng viêm khớp do phong hàn thấp:

  • Chuẩn bị: 15 g Ô đầu, 5 g Ớt cay, 10 g Độc hoạt, 5 g Sinh nam tinh và 5 g Nhân hạt thầu dầu.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi nghiền thành bột mịn, sử dụng bằng cách chế với rượu và giấm theo tỷ lệ 1:3 tạo thành dạng hồ, sau đó lấy thoa vào tấm vải cao su để dán ở vị trí đau.

- Rượu Phụ tử Quế chi trị đau nhức chân tay, đau xương khớp:

  • Chuẩn bị: 1 g Ô đầu, 1 g Quế chi, 1 g Cam thảo, 1 g Thược dược, 4 g Táo đỏ và 100 mL rượu.

  • Tiến hành: ngâm rượu trong 3 ngày, bỏ bã lấy phần rượu. Uống 60 mL mỗi ngày chia làm nhiều lần uống.

Lưu ý khi sử dụng Ô đầu

- Tuyệt đối không được dùng khi chưa có chỉ định của người có chuyên môn.

- Không được chạm trực tiếp vào dược liệu do độc tố có thể thấm qua da.

- Không nên uống, chỉ nên sử dụng ngoài da.

- Phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú không được sử dụng Ô đầu kể cả dạng ngoài da.

- Đối với trẻ em thì tuyệt đối không được dùng Ô đầu.

 

Có thể bạn quan tâm?
CÂY MẬT GẤU

CÂY MẬT GẤU

Cây mật gấu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây mật gấu nam, cây lá đắng, hoàng liên ô rô, cây mã rồ, cây kim thất tai. Cây mật gấu là một loại thảo dược quý hiếm ở nước ta, có giá trị chữa các bệnh xương khớp hay đau họng,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SẮN DÂY

SẮN DÂY

Sắn dây có vị ngọt, tính bình, không độc, nước cốt rễ dùng sống rất hàn. Hoa có vị ngọt, tính bình, không độc. Có tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, thông tiểu, tăng tiết mồ hôi, giải rượu, sinh tân dịch, thăng dương chỉ tả. Do đó được dùng để trị nhiệt lỵ, cảm nhiễm viêm hô hấp, ho khan, ho đờm, sốt, trị các chứng nóng, đau cứng gáy, tiêu chảy. Chữa các chứng say nắng, giải khát, hỗ trợ tiêu hoá. Ngoài ra sắn dây còn làm đẹp da, mờ nếp tàn nhang.
administrator
MỒNG TƠI

MỒNG TƠI

Nhắc đến Mồng tơi hầu như ai cũng biết đến đây là một loại rau ăn lá rất phổ biến ở nước ta, thường có mặt trong rất nhiều bữa cơm gia đình Việt Nam với các món canh từ Mồng tơi rất đỗi quen thuộc. Tuy nhiên, không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà Mồng tơi còn là một vị thuốc rất thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý khác nhau trong Y học cổ truyền.
administrator
HUYẾT DỤ

HUYẾT DỤ

Huyết dụ là một vị thuốc Nam phổ biến, có tác dụng chữa băng huyết, nôn, ho ra máu, viêm ruột, lao phổi, lỵ, dùng làm thuốc cầm máu,...
administrator
HOA ĐẬU BIẾC

HOA ĐẬU BIẾC

Hoa đậu biếc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông biếc, hoa đậu tím, hoa mắt biếc, hoa ngọc biếc. Hoa đậu biếc được lấy từ bông của cây đậu biếc, dùng để pha trà uống mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện não bộ, ngăn ngừa lão hóa,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HUYẾT KIỆT

HUYẾT KIỆT

Regina draconis (hay Sanghis draconis) là nhựa cây khô bao phủ quả của một số loài thuộc họ cọ, bao gồm cả cây Calamus propinquus Becc. Hoặc Calamus draco Willd. Nó được gọi là máu khô vì nó có màu đỏ như máu, và người ta gọi nó là máu rồng.
administrator
DÂM DƯƠNG HOẮC

DÂM DƯƠNG HOẮC

Dâm dương hoắc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tiên linh tỳ, Cương tiền, Phỏng trượng thảo, Thiên lưỡng kim, Tam chi cửu diệp thảo, Khí trượng thảo, Can kê cân, Hoàng liên tổ, Hoàng đức tổ, Khí chi thảo.
administrator
YẾN SÀO

YẾN SÀO

Yến sào, hay còn gọi là tổ Yến, là một trong những nguyên liệu quý hiếm được sử dụng rộng rãi trong y học. Tổ Yến là sản phẩm của chim Yến, được xem là loại chim có giá trị kinh tế cao, phân bố rộng khắp châu Á và được nuôi trồng nhân tạo để thu hoạch tổ Yến. Với thành phần hóa học đặc biệt và nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tổ Yến đã trở thành một sản phẩm được săn đón và ưa chuộng trên thị trường.
administrator