TINH DẦU HOA LY

Tinh dầu chiết xuất từ các loài hoa đang là một xu hướng vô cùng thịnh hành ngày nay. Trong đó, tinh dầu hoa ly mang đến một mùi hương vô cùng quý phái. Không những thế, tinh dầu Hoa ly còn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoa ly cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe nhé.

daydreaming distracted girl in class

TINH DẦU HOA LY

Giới thiệu về dược liệu

Tinh dầu được chiết xuất từ hoa ly, có tên khoa học là Lilium sp.. Ly là một loại cây cảnh nổi tiếng, mang trong mình một mùi hương đặc trưng. Mùi hương này được cho là nhờ vào các gen tổng hợp terpene. Các chuyên gia mô tả về mùi hương của tinh dầu hoa ly phân thành mùi thơm, mát, musky,trái cây, mật ong, hoa huệ.

Loài Lilium candidum được sử dụng khá phổ biến trong Đông y để điều trị nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, bao gồm các bệnh do tuổi tác, bỏng hay lở loét. Bên cạnh đó, tinh dầu hoa ly còn có công dụng chống viêm và điều hòa đường huyết.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Tinh dầu hoa ly tương đối dễ để có thể chiết xuất tại nhà. Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:

  • 300g cánh hoa ly tươi

  • 500ml nước

  • 1 lọ thủy tinh

  • Đá lạnh

Các bước tiến hành như sau:

  • Đầu tiên, ngắt và tách những cánh hoa ly, loại bỏ phần cuống xanh

  • Chuẩn bị một cái nồi, ó đặt một chén nhỏ vào giữa và một chiếc dĩa lên trên

  • Rải đều cánh hoa ly ở xung quanh chén.

  • Thêm khoảng 500ml nước vào xăm xấp cánh hoa, đậy nắp nồi lại và đun lửa nhỏ.

  • Khi nước bắt đầu sôi, bốc hơi lên thì bạn lật ngược phần nắp nồi lại, thêm đá lạnh lên trên nắp.

  • Đợi đến khi nước trong nồi gần cạn hết thì tắt bếp, tinh dầu hoa ly sẽ thu được trong đĩa

Để bảo quản tinh dầu hoa ly đạt chất lượng dài lâu thì cần:

  • Sau khi để nguội, cho tinh dầu hoa ly vào chai lọ thủy tinh tối màu, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời.

  • Chọn lọ bảo quản có kích cỡ phù hợp với lượng tinh dầu nhằm hạn chế tiếp xúc với không khí.

  • Sau mỗi lần sử dụng cần vặn chặt nắp chai để tránh bay hơi.

  • Tránh bảo quản tinh dầu ở những vị trí biến động nhiệt độ quá cao như gần cửa sổ,  nhà bếp, phòng tắm, trong xe,...

Thành phần hóa học

Theo các chuyên gia nghiên cứu, thành phần trong tinh dầu hoa ly bao gồm flavonoid (kaempferol), citronellal,terpen (linalool), humulene, caryophyllene, neridiol…

Tác dụng - Công dụng

Hiện nay, tinh dầu hoa ly vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi trên lâm sàng. Sau đây là một số công dụng của các thành phần có trong tinh dầu hoa ly.

Kaempferol

  • Lợi ích trên hệ tiêu hóa: Kaempferol là một flavonoid, có trong tinh dầu hoa ly. Hoạt chất này đã được nghiên cứu với công dụng điều trị rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, Kaempferol còn ức chế sự phát triển của Entamoeba histolytica (ký sinh trùng gây tiêu chảy) trên thử nghiệm trong ống nghiệm.

  • Huyết khối: Kaempferol có khả năng chống lại sự hình thành huyết khối trên động vật, mô hình do FeCl3 và mô hình do collagen, epinephrine.

  • Kháng viêm: Có nhiều nghiên cứu được thực hiện về tác dụng chống viêm của kaempferol. Theo đó, kaempferol có khả năng ức chế COX, từ đó làm giảm tình trạng viêm.

  • Chống ung thư: Kaempferol khó hấp thu khi sử dụng đường uống. Nhưng khi kết hợp với các tác nhân chống ung thư khác, nghiên cứu chỉ ra rằng nó làm tăng ái lực chống ung thư. Kết hợp của kaempferol với quercetin làm tăng đáng kể hiệu quả chống ung thư của quercetin.

  • Chống oxy hóa: Các chất oxy hóa bao gồm ROS và Nitơ ảnh hưởng tới quá trình biến đổi protein, lipid và DNA trong tế bào. Từ đó kích thích các hóa chất trung gian gây viêm, gây tổn thương các tế bào. Kaempferol có tác dụng chống oxy hóa tuyệt vời, phản ứng với các chất oxy hóa bao gồm H2O2, HOCl, superoxide, oxit nitric…

Linalool

  • Kháng khuẩn: Linalool có tác dụng ức chế vi khuẩn Acinetobacter baumannii. Đây là chủng vi khuẩn thường gặp ở bệnh viện với tình trạng đề kháng kháng sinh cao. Cơ chế tác động của hoạt chất này ảnh hưởng tới sự hình thành màng sinh học của A. baumannii, từ đó giảm độ bám của vi khuẩn. Vì vậy, linalool hứa hẹn là một thành phần hiệu quả để tiêu diệt A. baumannii.

  • Kháng viêm: Linalool có hiệu quả kháng viêm thông qua cơ chế ức chế COX2.

  • Điều trị bệnh lý thần kinh: Thử nghiệm trên những con chuột bị Alzheimer sau khi được điều trị với linalool cho hiệu quả cải thiện trí tuệ và trí nhớ không gian cũng như hành vi. Ngoài ra, những con chuột này cũng giảm đáng kể β-amyloidosis, COX2 và IL- 1β. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng linalool có hiệu quả về khả năng nhận thức và cảm xúc thông qua chống viêm. Do đó, Linalool có tiềm năng trong điều trị bệnh lýt Alzheimer.

  • Chống oxy hóa: Nghiên cứu trên bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay cho thấy linalool cũng ức chế các phản ứng oxy hóa.

Citronellal

  • Chống côn trùng: Citronellal có hiệu quả chống côn trùng, ruồi, muỗi.

  • Bảo vệ gan: Hít citronellal ở dạng tinh dầu có hiệu quả bảo vệ tế bào gan khỏi hình thành ung thư. Nghiên cứu cho thấy công dụng này thông qua cơ chế kháng viêm, chống oxy hóa.

  • Kháng nấm: Citronellal có khả năng tiêu diệt nấm Candida albicans và nhiều loại nấm, với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là 1 mg/ml. Citronellal tác động tới quá trình cân bằng nội môi, tấn công tới màng tế bào nấm. Bên cạnh đó còn làm giảm khả năng gắn kết của nấm lên tế bào biểu mô miệng.

Caryophyllene

Caryophyllene có tác dụng ngăn ngừa ung thư, chống đột biến và tiêu diệt vi khuẩn. Bên cạnh đó, thành phần này còn có một số công dụng như

  • Bảo vệ các tế bào thần kinh, chống co giật.

  • Điều hòa đường huyết.

  • Giảm đau

  • Bảo vệ tế bào thận.

Humulene

Humulene trong tinh dầu được nghiên cứu với khả năng chống côn trùng, thường được sử dụng trong thuốc chống côn trùng. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn có hiệu quả kháng viêm, thay đổi quá trình chết tế bào của tế bào ung thư đại tràng.

Cách dùng - Liều dùng

Tương tự như một số loại tinh dầu khác, tinh dầu hoa ly được sử dụng bằng nhiều cách:

  • Thêm 2 - 3 giọt vào máy khuếch tán tinh dầu và đặt trong môi trường thoáng khí. Tinh dầu sẽ dần dần được phát tán trong không khí, lan ra khắp phòng. Khi ngửi tinh dầu hoa ly sẽ mang đến cảm giác thoải mái, thư giãn. Một cách khác để khuếch tán tinh dầu là thấm vào bông gòn và để ở góc phòng.

  • Pha tinh dầu cùng với dầu nền (dầu cọ, dầu dừa,..). Sau đó, sử dụng hỗn hợp này để massage cơ thể hay vùng da mặt.

  • Nhỏ tinh dầu vào nến thơm, có thể tạo ra mùi hương đặc biệt. Đốt nến thơm vào buổi tối có thể giúp thư giãn và tạo cảm giác thoải mái.

  • Tinh dầu hoa ly cũng thường được sử dụng trong nước hoa để làm tầng hương đầu hay tầng hương thứ hai với mùi hương nhẹ nhàng và ngọt. Mùi hương này phù hợp với phái nữ.

Lưu ý

  • Trước khi sử dụng trực tiếp lên da, bất kỳ loại tinh dầu nào kể cả tinh dầu hoa ly cũng cần được pha loãng.

  • Để đạt hiệu quả tốt nhất nên bảo quản trong lọ thủy tinh đen/tối màu, ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và xa tầm tay trẻ em.

  • Nếu là lần đầu sử dụng tinh dầu trên da, cần thử nghiệm trên một vùng da nhỏ. Nếu gặp các triệu chứng như mẩn ngứa, ửng đỏ thì cần ngưng sử dụng.

  • Tinh dầu hoa ly chỉ đóng vai trò như một phương pháp bổ sung, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Vì vậy không được lạm dụng, nên hỏi ý kiến của chuyên gia trước khi thực hiện.

  • Tinh dầu không được uống trực tiếp.

 

Có thể bạn quan tâm?
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis) là một loại dược liệu quý hiếm được sử dụng trong y học cổ truyền và đặc biệt được coi là một trong những thảo dược quý nhất. Với các thành phần đa dạng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, Đông trùng hạ thảo đang ngày càng được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong y học hiện đại. Trong bối cảnh mà sức khỏe là một trong những ưu tiên hàng đầu của con người, Đông trùng hạ thảo là một dược liệu đáng để quan tâm và tìm hiểu.
administrator
DIẾP CÁ

DIẾP CÁ

Diếp cá, hay còn được biết đến với những tên gọi: Lá giấp, co vầy mèo, ngu tinh thảo, tập thái, rau vẹn, phiăc hoảy, cù mua mín. Rau diếp cá từ lâu đã được biết đến như một loại rau ăn sống phổ biến trong bữa ăn của người Việt Nam. Nó có mùi đặc trưng mà chỉ có những người ăn quen mới thích thú. Bên cạnh đó, diếp cá còn được sử dụng để giảm sốt, điều trị viêm họng, viêm phế quản, áp xe phổi, mụn nhọt, bệnh trĩ và trúng thực. Tuy nhiên dược liệu này có tính hàn nên không thích hợp cho các trường hợp có mụn nhọt thể âm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HẠT GẤC

HẠT GẤC

Gấc là một loại cây không còn xa lạ gì với chúng ta. Cây gấc là loại cây thân leo lâu năm, có chiều dài khoảng 10 đến 15m, mỗi năm có thể héo một lần nhưng đến mùa xuân năm sau thì nhiều thân mới mọc ra từ rễ hơn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hạt gấc và các công dụng trong y học nhé.
administrator
TÍA TÔ

TÍA TÔ

Tía tô là một loại rau rất quen thuộc trong mọi căn bếp người Việt. Thế nhưng, không phải ai cũng biết loại thực vật này có có hiệu quả rất tốt trong chữa bệnh, đặc biệt là phần lá hay còn gọi Tô diệp. Vị thuốc Tô diệp được sử dụng rất phổ biến để chữa ho, giải biểu, tán hàn… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tía tô, công dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng.
administrator
TAM THẤT

TAM THẤT

Tam thất là loài dược liệu quý với nhiều giá trị kinh tế và y học và không kém cạnh khi đem so sánh với Nhân sâm. Các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc hay sản phẩm hỗ trợ cho cơ thể. Tam thất cũng có nhiều loại khác nhau. Sau đây là những thông tin về loại Tam thất Bắc.
administrator
THÔNG ĐỎ

THÔNG ĐỎ

Thông đỏ, có tên tiếng Anh là the Himalayan Yew, hay thuỷ tùng Hi-ma-lay-a. Thông đỏ là thảo dược được sử dụng rất rộng rãi trong dân gian để điều trị nhiều bệnh khác nhau bao gồm sốt, đau đầu, gãy xương, tiêu chảy, các vấn đề về hệ thần kinh,.. Trong những năm gần đây, chiết xuất tinh dầu từ cây Thông đỏ nổi lên như một thành phần có công dụng hỗ trợ điều trị một số loại ung thư. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thông đỏ và những điều công dụng của nó.
administrator
DỪA CẠN

DỪA CẠN

Dừa cạn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông dừa, trường xuân, hoa hải đằng. Cây dừa cạn là loài cây phổ biến thường được trồng làm cảnh trong vườn nhà. Quen thuộc là thế nhưng ít người biết, Dừa cạn còn là vị thuốc rất quý. Với nhiều công dụng chữa bệnh như hạ áp, lợi tiểu, đáng chú ý là khả năng điều trị ung thư. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HẬU PHÁC

HẬU PHÁC

Hậu phác từ lâu đã được sử dụng làm dược liệu trong dân gian với công dụng chữa bệnh về đường tiêu hóa, phòng ngừa viêm loét dạ dày, hạ huyết áp, chữa tiêu chảy, hen suyễn, viêm phế quản, chữa đau bụng, khó tiêu, tắc kinh, rối loạn tiêu hóa...
administrator