ALBUMIN TRONG MÁU

Albumin là một loại protein quan trọng của cơ thể được tổng hợp phần lớn tại gan. Vì đây là một loại protein quan trọng nên xét nghiệm Albumin ở huyết tương, huyết thanh là một việc cần thiết để đảm bảo sức khỏe của mỗi người. Dựa vào loại chỉ số này giúp bác sĩ có thêm điều kiện để xác định các căn bệnh liên quan. Vậy Albumin là gì? Nó đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu các vấn đề xung quanh Albumin thông qua bài viết dưới đây nhé!

daydreaming distracted girl in class

ALBUMIN TRONG MÁU

Albumin là gì?

Albumin là loại protein rất quan trọng, chúng chiếm một phần lớn từ 58 – 74% trong tổng số lượng protein ở trong cơ thể của chúng ta. Albumin được sản xuất ở gan và được định lượng vào khoảng 10.5g mỗi ngày, chúng có chức năng chính là ngăn cản nước đi ra ngoài mạch máu, duy trì áp lực thẩm thấu keo ở mức ổn định và cũng là cầu nối để liên kết, vận chuyển acid béo, hormone steroid, vitamin, bilirubin và thuốc đi đến mọi cơ quan trong cơ thể.

Tuy nhiên khi hàm lượng albumin trong máu bị thay đổi, có nghĩa là cơ thể sẽ xuất hiện dấu hiệu rối loạn, tổn thương hoạt động khác nhau. Trong đó các ví dụ điển hình của rối loạn cơ thể có thể thấy rõ nhất là Albumin tăng khi cơ thể bị mất nước và Albumin giảm khi chức năng gan sản xuất Albumin bị ức chế do Albumin đang bị đào thải hay phân hủy qua đường tiểu.

Do vậy việc xét nghiệm Albumin là điều cần thiết để đưa ra các chẩn đoán bệnh lý, theo dõi hoặc là đánh giá mức độ hồi phục của bệnh nhân trong toàn bộ quá trình điều trị. Thêm vào đó đây cũng là dấu hiệu có thể giúp nhận biết chức năng gan và thận có đang hoạt động bình thường hay không?

Chỉ số Albumin trong máu bất thường có thể chỉ ra được một số tình trạng sức khỏe của Gan

Albumin trong máu tăng do những nguyên nhân nào?

Chỉ số Albumin có thể tăng trong các trường hợp sau đây:

  • Cơ thể bị mất nước, thiếu nước từ mức độ nặng đến trầm trọng. Nguyên nhân có thể do uống ít nước, đổ mồ hôi nhiều hay gặp phải sự cố mất nước do bỏng,…

  • Albumin tăng khi cơ thể được cung cấp quá nhiều chất đạm. Điển hình trong bệnh lý viêm tụy cấp.

  • Người bệnh bị tiêu chảy hoặc nôn nhiều.

Nếu nồng độ albumin tăng do cung cấp quá nhiều protein và mất nước thì người bệnh nên có chế độ ăn giảm protein lại cũng như cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể. Nếu bị tiêu chảy mất nước thì nên đến khám bệnh tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Tại sao cần đo nồng độ Albumin trong máu

Xét nghiệm định lượng Albumin trong máu là xét nghiệm xác định nồng độ Albumin. Đây là xét nghiệm dùng để hỗ trợ cho việc chẩn đoán các bệnh lý của cơ thể. Ngoài ra, xét nghiệm albumin còn giúp theo dõi diễn biến bệnh lý cũng như tình trạng sức khỏe của từng người bệnh.

Kết quả xét nghiệm định lượng Albumin trong máu cũng giúp các bác sĩ có cơ sở để theo dõi bệnh tật. Ngoài xét nghiệm albumin, bác sĩ có thể đề nghị thêm một số xét nghiệm khác nhằm xác định được đúng tình trạng bệnh và kê thuốc phù hợp cho việc điều trị bệnh có hiệu quả hơn.

Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm Albumin 

Trong cơ thể một người bình thường, nồng độ Albumin có mức dao động trong khoảng 25 – 48g/L. 

Ở trẻ em, hàm lượng albumin dao động từ 40 – 59g/L và ở trẻ sơ sinh là 20 – 45g/L. 

Khi nồng độ albumin giảm hoặc tăng sẽ báo hiệu cho người bệnh những tình trạng về sức khỏe khác nhau. Một số trường hợp sẽ khiến cho chỉ số Albumin tăng cao:

  • Cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, thiếu nước trầm trọng

  • Dung nạp quá nhiều lượng đạm vào cơ thể cũng có thể làm chỉ số Albumin tăng cao (điển hình như trường hợp bệnh viêm tụy cấp).

  • Người bị nôn hoặc tiêu chảy quá nhiều

Vì vậy, người mắc bệnh cần quan tâm nhiều đến chế độ ăn của mình, cũng như điều chỉnh sao cho giảm bớt lượng đạm cung cấp cho cơ thể và bổ sung nước đầy đủ. Áp dụng những biện pháp đơn giản này cũng sẽ giúp nồng độ Albumin trở lại trạng thái cân bằng.

Đối với tình trạng người có chỉ số album thấp được báo hiệu cho một tình trạng cơ thể cần được chú ý vì khá nguy hiểm, có thể hình thành lên nhiều bệnh lý khác nhau. Có rất nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến việc Albumin sụt giảm, trong đó có các tình trạng như:

  • Mắc phải các bệnh có liên quan đến gan như xơ gan hay bệnh gan do sử dụng các thực phẩm có cồn, tiểu đường, suy thận, viêm cầu thận, suy dinh dưỡng, sốc hoặc là bị viêm sau khi thực hiện phẫu thuật.

  • Bên cạnh các trường hợp bệnh trên, các tình trạng bệnh về đường ruột, suy tim, nhược giáp, lupus ban đỏ, bỏng, đa u tủy xương,… cũng sẽ khiến cho nồng độ albumin giảm.

Đối với các trường hợp albumin giảm có liên quan đến một số bệnh lý của cơ thể, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đưa ra để giúp ổn định chỉ số Albumin. Tránh tự ý sử dụng một loại thuốc hay một số phương pháp chữa trị ngoài phác đồ hoặc sử dụng các thực phẩm làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. 

Ngoài một số bệnh lý kể trên thì những trường hợp sau đây cũng sẽ cho ra chỉ số Albumin ở mức bất thường như:

  • Buộc garo lâu có thể tăng chỉ số Albumin khi xét nghiệm;

  • Lấy mẫu máu ở gần vị trí đang truyền dịch dẫn tới mức độ Albumin thấp hơn thực tế;

  • Khi có thai, nồng độ Albumin trong máu giảm đi, thay vào đó nồng độ Globulin tăng lên

  • Người thực hiện xét nghiệm sử dụng các loại thuốc làm tăng nồng độ Albumin như: Steroid đồng hóa, thuốc kháng viêm chứa steroids, dextran, androgen, thuốc bổ sung hormone tăng trưởng, insulin, progesterone và phenazopyridine,...

  • Người thực hiện xét nghiệm sử dụng các loại thuốc làm giảm nồng độ Albumin như: estrogen, thuốc bổ sung ion amoni, thuốc gây độc cho gan và thuốc uống tránh thai;

  • Ngoài ra, bệnh nhân bị mất nước đột ngột cũng có thể bị tăng nồng độ Albumin.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm albumin?

Xét nghiệm albumin máu được bác sĩ chỉ định thực hiện khi có mong muốn kiểm tra chức năng gan, thận và các cơ quan khác của cơ thể. 

Xét nghiệm này thường được chỉ định cho những bệnh nhân có các triệu chứng như:

  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn uống không tiêu.

  • Sút cân nhanh và nhiều.

  • Vàng da, vàng mắt.

  • Sưng phù tay chân, mắt, bụng.

Ngoài ra, xét nghiệm albumin thường được thực hiện kèm với nhiều xét nghiệm khác như AST, ALT, GGT, bilirubin nhằm đánh giá được chính xác tình trạng sức khỏe của gan, thận. Ngoài ra, xét nghiệm prealbumin cũng được thực hiện cùng với xét nghiệm albumin để kiểm tra tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. 

Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm

Trước khi tiến hành xét nghiệm, Người bệnh nên thực hiện một số lưu ý nhằm có được kết quả khách quan nhất:

  • Xét nghiệm nên thực hiện vào sáng sớm, sau khi đã nhịn ăn 12 tiếng. Lúc này, các thành phần sinh hóa máu ổn định và phản ánh tương đối chính xác tình hình sức khỏe của người bệnh.

  • Không sử dụng các loại đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích trong vòng 6 - 8 giờ trước khi làm xét nghiệm.

  • Thông báo trước cho bác sĩ biết về tình trạng sử dụng thuốc và dị ứng thuốc của bạn.

 

Với những thông tin được cung cấp trên đây, hy vọng giúp người đọc hiểu rõ hơn về Albumin trong máu và các thông tin liên quan. Qua đó, các bạn sẽ biết được khi nào cần làm xét nghiệm Albumin máu. Cũng như biết được những bệnh lý mà mình có thể mắc phải khi rối loạn Albumin máu. Từ đó đưa ra được hướng xử lý phù hợp.



 
Có thể bạn quan tâm?
RĂNG NANH

RĂNG NANH

Bộ răng của chúng ta bao gồm 4 răng nanh (2 răng nanh hàm trên, 2 răng nanh hàm dưới) và răng ở vị trí thứ 3 tính từ răng cửa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về răng nanh nhé.
administrator
TUYẾN NGOẠI TIẾT

TUYẾN NGOẠI TIẾT

Các tuyến ngoại tiết tiết ra các chất qua các ống dẫn, lên các bề mặt cơ thể của bạn. Các tuyến ngoại tiết có thể được tìm thấy ở nhiều cơ quan khác nhau và có nhiều chức năng khác nhau. Các tuyến ngoại tiết tiết ra mồ hôi từ tuyến mồ hôi, nước mắt từ tuyến lệ, nước bọt từ tuyến nước bọt, sữa từ tuyến vú của bạn và còn nhiều hơn thế nữa.
administrator
BẠCH CẦU

BẠCH CẦU

Bạch cầu (hay còn gọi là hạch bạch huyết, tế bào miễn dịch) là một trong những thành phần quan trọng nhất của máu. Bạch cầu có chức năng chống lại các tác nhân lạ khi chúng đi vào cơ thể. Một khi nhận ra các tác nhân lạ, virus, vi khuẩn… thì bạch cầu sẽ thực hiện các cơ chế khử độc, sản xuất các kháng thể đồng thời giải phóng các chất dẫn truyền hóa học để bảo vệ cơ thể.
administrator
HỆ THỐNG CƠ XƯƠNG

HỆ THỐNG CƠ XƯƠNG

Hệ thống cơ xương của chúng ta bao gồm xương, cơ, gân, dây chằng và các mô mềm. Chúng hoạt động cùng nhau để hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng cơ thể của bạn và giúp chúng ta di chuyển. Chấn thương, bệnh tật và lão hóa có thể gây đau, cứng khớp và các vấn đề khác về khả năng vận động cũng như chức năng. Bạn có thể giữ cho hệ thống cơ xương khỏe mạnh bằng cách quản lý sức khỏe tổng thể của mình.
administrator
MẮT CÁ CHÂN

MẮT CÁ CHÂN

Mắt cá chân là một khớp lớn được cấu tạo từ 3 xương, có chức năng quan trọng trong chuyển động của bàn chân. Sau đây hãy cùng tìm hiểu các bệnh lý thường gặp phải ở mắt cá chân nhé.
administrator
TRÁI TIM

TRÁI TIM

Trái tim là cơ quan chính của hệ thống tim mạch, một mạng lưới các mạch máu bơm máu đi khắp cơ thể. Nó cũng hoạt động cùng với các hệ thống cơ thể khác để kiểm soát nhịp tim và huyết áp của bạn. Tiền sử gia đình, tiền sử sức khỏe cá nhân và lối sống của bạn đều ảnh hưởng đến việc tim của bạn hoạt động tốt như thế nào.
administrator
CƠ BẮP CHÂN

CƠ BẮP CHÂN

Chân của bạn bao gồm tập hợp rất nhiều cơ bắp khỏe mạnh. Chúng cho phép chúng ta thực hiện các chuyển động lớn và nhỏ. Các cơ bắp chân cũng giúp gánh vác trọng lượng cơ thể và ổn định cơ thể để chúng ta có thể đứng thẳng. Các cơ ở chân trên của chúng ta bao gồm cơ tứ đầu và gân kheo. Cơ bắp chân của bạn hoạt động cùng các cơ khác của cẳng chân để giúp di chuyển bàn chân.
administrator
ĐỘNG MẠCH THẬN

ĐỘNG MẠCH THẬN

Các động mạch thận có chức năng mang một lượng lớn máu từ tim đến thận. Thận giúp lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu. Mỗi chúng ta có hai động mạch thận. Động mạch thận phải cung cấp máu cho thận phải và động mạch trái đưa máu đến thận trái.
administrator