Vành tai (loa tai) là một phần của tai ngoài, bao gồm lớp da bao bọc sụn, có thể nhìn thấy được ở 2 bên đầu người và thuộc hệ thống dẫn truyền âm thanh. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về các tình trạng có thể gặp phải ảnh hưởng đến vành tai nhé.

daydreaming distracted girl in class

VÀNH TAI

Vành tai là gì?

Vành tai (loa tai) là một phần của tai ngoài, bao gồm lớp da bao bọc sụn, có thể nhìn thấy được ở 2 bên đầu người và thuộc hệ thống dẫn truyền âm thanh. Nhờ các cơ và dây chằng mà vành tai luôn giữ được đúng vị trí hai bên đầu, mỗi người đều có hình dạng vành tai khác nhau.

Vành tai được nuôi dưỡng bởi 2 nguồn mạch máu là động mạch thái dương nông và động mạch vành tai sau.

  • Động mạch thái dương nông: cung cấp máu cho dái tai, bình tai và một phần gờ luân.

  • Động mạch vành tai sau: cung cấp máu cho phần lớn mặt sau vành tai.

Những bệnh thường gặp ở vành tai bao gồm: viêm sụn vành tai, tụ dịch, tụ máu, dò luân nhĩ, u bã đậu…

Vành tai được cấu tạo gồm các mô sụn khiến bộ phận này trở nên mềm dẻo và linh hoạt

Cấu tạo của vành tai

Cấu tạo của vành tai gồm da và ít cơ bao bọc phía trước và phía sau, dây chằng và một bản sụn ở giữa. Dái tai là phần không có cốt sụn, chỉ có mô sợi và mô mỡ, nằm dưới vành tai. Đồng thời là nơi thường được xỏ lỗ để đeo khuyên tai. 

Khi trời lạnh, vành tai dễ bị buốt vì da phủ bên ngoài có lớp mỡ mỏng. Da dính chặt vào sụn ở phía trước nhưng lại lỏng lẻo ở phía sau nên khi bị đụng dập ở mặt trước sẽ làm bong lớp da ra khỏi sụn, tạo nên khối máu tụ ở giữa.

Hình lồi lõm của vành tai được tạo bởi sụn và sụn giúp giữ nguyên vẹn hình dạng của tai. Nên khi sụn bị tổn thương hay bị hủy hoại do nhiễm trùng, đồng nghĩa với vành tai sẽ bị biến dạng. 

Ngoài cấu tạo từ da và sụn, vành tai được gắn vào hai bên đầu bởi các dây chằng và cơ. Dây chằng và cơ ở tai người kém phát triển nên tai người không cử động được như tai một số động vật. Các dây chằng gồm có: dây chằng tai trước, dây chằng tai sau, dây chằng tai trên. Các cơ gồm có: cơ tai trước, cơ tai sau, cơ tai trên. 

Những chức năng của vành tai

Đầu tiên, sóng âm thanh đi qua vành tai rồi đi vào ống tai ngoài. Tiếp đến là qua màng nhĩ rồi vào tai giữa. Tại đây, nó làm rung chuyển chuỗi xương con và truyền rung động vào tai trong. Ở tai trong, nó được chuyển thành các tín hiệu thần kinh dẫn truyền đến não bộ giúp con người nghe và hiểu được âm thanh.

Vành tai người có những nếp lồi lõm, có thể thu nhận âm thanh từ mọi phía mà không cần cử động tai như ở động vật. Nó hoạt động thu thập âm thanh như một cái phễu, giúp khuếch đại âm thanh và hướng nó đến ống tai ngoài. Tóm lại, cả hai vành tai cùng hoạt động giúp xác định được vị trí, nguồn gốc phát ra âm thanh, định hướng âm thanh, phân biệt các âm, lọc âm thanh và đặc biệt là nó ưu tiên chọn các âm thanh trong tần số giọng nói của người.

Ngoài ra vành tai còn có chức năng thẩm mỹ, là nơi thường gắn hoa tai, trang sức và các thiết bị trợ thính. 

Những bệnh lý thường gặp ở vành tai

Viêm sụn vành tai

Là một tình trạng nhiễm trùng ở sụn hay màng sụn vành tai. Bệnh có thể xuất hiện sau viêm ống tai ngoài cấp, sau tai nạn có tổn thương vành tai hay sau xỏ khuyên tai không đảm bảo vệ sinh. Một số biểu hiện như đau, ngứa rát, sưng, nóng, đỏ, đau nhiều vành tai, viêm tấy thành mủ,… Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới sụn bị hoại tử, vành tai bị co rúm, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và chức năng của tai.

Tụ dịch/ tụ máu vành tai

Tụ dịch vành tai, tích tụ thanh dịch hoặc máu ở vành tai là một bệnh ít gặp và thường lành tính, xảy ra sau chấn thương đụng dập. Từ chấn thương gây đứt mạch máu màng sụn, máu chảy ra và tụ lại giữa lớp sụn và màng sụn.

Nếu để lâu mà không điều trị, khối máu tụ ngày càng chèn ép có thể làm viêm hoại tử sụn vành tai hoặc gây biến chứng vành tai hình bông cải. Một số biểu hiện như sưng nề vành tai, đau tai do nhiễm trùng và có thể điều trị bằng thuốc và chọc hút lấy dịch máu tụ.

U bã đậu

U bã đậu gồm lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm màu trắng hoặc vàng nhạt, thường không gây đau và thường gặp ở dái tai hay một số nơi trên cơ thể. Nó là một dạng u lành tính, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ nhưng không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.

U bã đậu khi to dần có thể gây cảm giác khó chịu. U bị viêm nhiễm sẽ tấy đỏ và đau nhức. Phương pháp điều trị có thể là phẫu thuật lấy u bã đậu.

Zona tai

Zona tai là sự tái hoạt động của virus varicella zoster tại hạch gối, suy giảm miễn dịch khi lớn tuổi, HIV hoặc điều trị thuốc ức chế miễn dịch đều có liên quan đến bệnh.

Một số biểu hiện của bệnh như sốt, đau rát một bên tai, nhức đầu, nghe kém, ù tai, chóng mặt hoặc xuất hiện mụn nước ở vành tai, thành sau ống tai ngoài. Điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng virus, giảm đau, kháng viêm.

Rò luân nhĩ (dò luân nhĩ)

Rò luân nhĩ là vùng trước vành tai xuất hiện một lỗ nhỏ từ khi sinh ra, là một dị tật bẩm sinh, khá phổ biến. Dị tật này gây ra bởi sự khiếm khuyết của 6 ụ tai trong quá trình phát triển phôi thai và phần lớn không gây triệu chứng khó chịu gì.

Nhưng một số trường hợp chảy dịch hôi qua lỗ dò, thỉnh thoảng lỗ dò bị tắc, túi dò bị nhiễm trùng hay áp xe hóa. Các phương pháp điều trị bao gồm: nội khoa, rạch dẫn lưu mủ và phẫu thuật.

Ung thư vành tai

Ban đầu u nhỏ bằng nốt ruồi ở vành tai. Nó cứng, sần sùi, dính vào sụn, dễ chảy máu và tiếp tục phát triển nhanh tạo thành u sùi lan khắp vành tai, xâm nhập vào ống tai ngoài và tai giữa. Ung thư vành tai thường gặp ở người lớn tuổi.

Phương pháp điều trị thường là phối hợp đa trị liệu: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Phẫu thuật để cắt bỏ rộng khối ung thư, đôi khi cắt bỏ cả vành tai.

Dị tật tai nhỏ

Dị tật tai nhỏ là bệnh bẩm sinh tuy không đe dọa tính mạng nhưng ảnh hưởng đến thính giác và thẩm mỹ. Nếu thính giác bị ảnh hưởng có thể khắc phục bằng cách gắn máy nghe đường xương. Vấn đề thẩm mỹ cũng có thể được khắc phục bằng cách phẫu thuật tạo hình lại vành tai.

 

Có thể bạn quan tâm?
HỆ NGOẠI TIẾT

HỆ NGOẠI TIẾT

Hệ thống ngoại tiết của chúng ta bao gồm một loạt các tuyến trên khắp cơ thể. Các tuyến này tiết ra các chất giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động, bao gồm mồ hôi, sữa mẹ, chất nhờn và dầu. Hệ thống ngoại tiết khác với hệ thống nội tiết của bạn, ở chỗ nó tiết ra các chất này thông qua các ống dẫn. Các tình trạng ảnh hưởng đến hệ thống ngoại tiết của bạn bao gồm ung thư, viêm và rụng lông.
administrator
TUYẾN THƯỢNG THẬN

TUYẾN THƯỢNG THẬN

Tuyến thượng thận là các tuyến nội tiết nằm trên đầu thận. Chúng tạo ra nhiều hormone quan trọng, bao gồm cortisol, aldosterone và adrenaline. Các hormone tuyến thượng thận giúp điều chỉnh một số chức năng của cơ thể bao gồm sự trao đổi chất, huyết áp và phản ứng của cơ thể với căng thẳng.
administrator
BẮP CHÂN

BẮP CHÂN

Bắp chân của bạn là cơ nằm ở phía sau của cẳng chân. Nó bắt đầu từ dưới đầu gối và kéo dài đến mắt cá chân của bạn. Cơ bắp chân đảm nhiệm chức năng giúp bạn đi bộ, chạy, nhảy và chịu trách nhiệm cho sự linh hoạt của bàn chân. Cơ bắp chân cũng là cơ quan giúp bạn đứng thẳng.
administrator
NÃO

NÃO

Não là một cơ quan tạo thành từ các mô thần kinh được bảo vệ trong hộp sọ, đóng một vai trò đối với hoạt động hầu hết các cơ quan trong cơ thể.
administrator
VÕNG MẠC

VÕNG MẠC

Võng mạc là cầu nối quan trọng giữa ánh sáng đi vào mắt và hình ảnh bạn nhìn thấy. Các tế bào đặc biệt trong võng mạc của bạn phản ứng với ánh sáng và truyền tín hiệu đến não để chúng ta nhìn thế giới xung quanh. Nói chuyện với bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào đối với thị lực của mình.
administrator
GARDNERELLA VAGINALIS

GARDNERELLA VAGINALIS

Gardnerella vaginalis là một loại vi khuẩn tồn tại cùng với các vi khuẩn khác trong âm đạo của bạn để giữ cho âm đạo không bị nhiễm trùng. Khi có quá nhiều vi khuẩn gardnerella phát triển, bạn có thể bị nhiễm trùng gọi là tình trạng viêm âm đạo do vi khuẩn (BV). BV là bệnh nhiễm trùng âm đạo phổ biến nhất và có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc kháng sinh.
administrator
TÚI TINH

TÚI TINH

Túi tinh là những túi dài khoảng 2 inch nằm sau bàng quang và ở phía trước trực tràng. Túi tinh có liên quan đến khả năng sinh sản ở nam giới.
administrator
NHIỆT ĐỘ CƠ THỂ

NHIỆT ĐỘ CƠ THỂ

administrator