CẬN XẠ TRỊ

Cận xạ trị là phương pháp liên quan đến việc đặt những vật chất phóng xạ vào trong cơ thể. Đây là một trong những liệu pháp được sử dụng để chữa ung thư.

daydreaming distracted girl in class

CẬN XẠ TRỊ

Tổng quan

Cận xạ trị là phương pháp liên quan đến việc đặt những vật chất phóng xạ vào trong cơ thể.

Cận xạ trị là một trong những liệu pháp xạ trị dùng để chữa ung thư. 

Cận xạ trị đôi lúc còn gọi là xạ trị bên trong.

Cận xạ trị cho phép bác sĩ cung cấp liều lượng bức xạ cao hơn đến những khu vực cụ thể hơn trong cơ thể, so với hình thức xạ trị thông thường (xạ trị ngoài) chiếu bức xạ từ máy bên ngoài cơ thể.

Cận xạ trị gây ít tác dụng phụ hơn xạ trị ngoài, và tổng thời gian điều trị thường sẽ ngắn hơn.

Vì sao phải thực hiện 

Cận xạ trị được dùng để chữa nhiều loại ung thư, bao gồm:

  • Ung thư ống mật 

  • Ung thư não

  • Ung thư vú

  • Ung thư cổ tử cung

  • Ung thư nội mạc tử cung

  • Ung thư thực quản

  • Ung thư mắt

  • Ung thư đầu và cổ

  • Ung thư phổi

  • Ung thư tuyến tuỵ

  • Ung thư tuyến tiền liệt

  • Ung thư trực tràng

  • Ung thư da

  • Ung thư mô mềm

  • Ung thư âm đạo

Cận xạ trị có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các liệu pháp điều trị ung thư khác. Lấy ví dụ, cận xạ trị đôi lúc được dùng sau phẫu thuật để tiêu diệt bất cứ tế bào ung thư nào còn sót lại. Cận xạ trị cũng có thể được dùng chung với xạ trị ngoài.

Nguy cơ

Tác dụng phụ của cận xạ trị rất cụ thể cho từng khu vực điều trị. Bởi vì nó tập trung các bức xạ vào một vùng nhỏ, chỉ mỗi vùng đó chịu tác động.

Bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác mềm và sưng lên ở vùng điều trị. Hãy hỏi bác sĩ những tác dụng phụ khác có thế có trong cuộc điều trị.

Bạn cần chuẩn bị gì

Trước khi bắt đầu làm cận xạ trị, bạn cần đến gặp bác sĩ có chuyên môn điều trị ung thư bằng bức xạ (bác sĩ chuyên khoa xạ trị ung thư). Bạn cũng cần thực hiện chụp cắt lớp để giúp bác sĩ xác định phương án điều trị.

Những quy trình như X-Quang, Chụp cắt lớp vi tính (CT) hay Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được thực hiện trước khi làm cận xạ trị.

Bạn có thể mong đợi gì

Điều trị bằng bức xạ trong liên quan việc chèn những vật chất phóng xạ vào trong cơ thể gần khối u.

Cách bác sĩ đặt những vật chất phóng xạ đó vào cơ thể như thế nào phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm vị trí và hướng di căn của ung thư, sức khoẻ tổng quát của bạn, và mục tiêu điều trị của bạn.

Vị trí đặt có thể ở bên trong khoang cơ thể hay ở trong mô cơ thể:

  • Bức xạ đặt trong khoang cơ thể. Trong quá trình thực hiện, một thiết bị chứa vật chất phóng xạ được đặt vào lỗ hở của cơ thể, ví dụ như khí quản hay âm đạo. Thiết bị đó có thể là một cái ống hay một vật hình trụ được tạo ra để vừa với từng lỗ cụ thể.

    Nhóm thực hiện liệu pháp phóng xạ sẽ đặt thiết bị cận xạ trị vào bằng tay hay dùng máy vi tính để hỗ trợ đặt thiết bị vào.

    Thiết bị hình ảnh, ví dụ như máy quét CT hay máy siêu âm, có thể được dùng để đảm bảo thiết bị được đặt vào vị trí có hiệu quả cao nhất.

  • Bức xạ được chèn vào trong mô cơ thể. Trong quá trình xạ trị áp sát kẽ, thiết bị chứa vật chất phóng xạ được đặt ở trong mô cơ thể, ví dụ như trong vú hay tuyến tiền liệt.

    Thiết bị mang bức xạ áp sát kẽ vào vùng điều trị bao gồm dây điện, bong bóng và những hạt nhỏ như hạt gạo.

    Rất nhiều kỹ năng được dùng để chèn thiết bị phóng xạ vào trong mô cơ thể.

    Nhóm thực hiện xạ trị có thể sẽ dùng kim tiêm hoặc dụng cụ bôi đặc biệt. Những chiếc ống dài, rỗng này được nạp vào thiết bị trên,ví dụ như hạt, và được chèn vào giữa các mô nơi các hạt được phóng thích.

    Trong một vài trường hợp, những ống hẹp (ống thông) sẽ được đặt vào trong quá trình phẫu thuật và sau đó chứa đầy vật chất phóng xạ trong những buổi cận xạ trị.

    Chụp CT, siêu âm hay những kỹ thuật hình ảnh khác sẽ được dùng để hướng dẫn đặt thiết bị vào và để đảm bảo chúng được định vị ở vị trí hiệu quả nhất.

Cận xạ trị liều cao và Cận xạ trị liều thấp

Những gì bạn trải nghiệm trong quá trình cận xạ trị tùy thuộc vào phương pháp trị liệu cụ thể của bạn.

Bức xạ có thể được dùng trong những đợt điều trị ngắn, với cận xạ trị liều cao, hoặc bức xạ được duy trì tại chỗ trong một thời gian, như trong cận xạ trị liều thấp. Đôi khi nguồn bức xạ có thể được đặt trong cơ thể bạn vĩnh viễn.

  • Cận xạ trị liều cao. Đó là một quy trình ngoại trú, nghĩa là những đợt điều trị ngắn và không yêu cầu bạn phải nhập viện.

    Trong quá trình thực hiện, vật chất phóng xạ được đặt vào cơ thể bạn một thời gian ngắn - từ vài phút đến 20 phút. Bạn sẽ trải qua một hoặc hai đợt một ngày trong vài ngày hoặc vài tuần.

    Bạn sẽ nằm trong tư thế thoải mái trong lúc làm cận xạ trị liều cao. Nhóm xạ trị sẽ thực hiện định vị thiết bị bức xạ. Có thể có một ống đơn hoặc nhiều ống được đặt vào khoang cơ thể hoặc kim tiêm nhỏ chèn vào khối u.

    Vật chất phóng xạ được đưa vào trong thiết bị xạ trị với sự hỗ trợ của máy vi tính.

    Nhóm thực hiện xạ trị sẽ rời khỏi phòng trong phiên thực hiện. Họ sẽ quan sát từ phòng bên cạnh nơi có thể nhìn và nghe thấy bạn.

    Bạn sẽ không cảm thấy bất kì cơn đau nào trong lúc thực hiện, nhưng nếu thấy khó chịu hay có bất kỳ lo lắng nào, hãy nói với người chăm sóc của bạn.

    Một khi vật chất phóng xạ được loại bỏ khỏi cơ thể, bạn sẽ không tỏa ra bức xạ hay nhiễm phóng xạ. Bạn không phải là mối đe dọa cho người khác, và có thể quay lại cuộc sống thường nhật của mình.

  • Cận xạ trị liều thấp. Trong quá trình thực hiện, một lượng bức xạ thấp liên tục được giải phóng qua thời gian - từ vài giờ đến vài ngày. Thông thường bạn sẽ ở lại bệnh viện trong thời gian xạ trị.

    Vật chất phóng xạ được đưa vào cơ thể bằng tay hoặc bằng máy.

    Máy cận xạ trị được định vị trong lúc phẫu thuật, điều này yêu cầu phải gây mê hoặc an thần giúp bạn nằm yên trong suốt quá trình và giảm bớt cảm giác khó chịu.

    Bạn sẽ ở một phòng riêng trong bệnh viện trong quá trình làm cận xạ trị liều thấp. Bởi vì vật chất phóng xạ nằm trong cơ thể bạn, vẫn có một chút khả năng gây hại cho người khác. Vì lý do này, người thăm bệnh sẽ bị hạn chế.

    Trẻ nhỏ và phụ nữ nữ có thai không nên đến thăm bạn trong bệnh viện. Những người khác có thể đến thăm một cách nhanh chóng một lần trong ngày hoặc lâu hơn. Nhóm chăm sóc sức khoẻ vẫn sẽ chăm sóc bạn, nhưng sẽ hạn chế thời gian ở trong phòng.

    Bạn sẽ không thấy đau khi làm cận xạ trị liều thấp. Nằm yên ở phòng bệnh trong nhiều ngày có thể khiến bạn không thoải mái. Nếu thấy khó chịu, hãy báo với nhóm chăm sóc sức khỏe.

    Sau khoảng thời gian chỉ định, vật chất phóng xạ sẽ được loại bỏ khỏi cơ thể. Một khi điều trị hoàn tất, bạn sẽ được tự do có người đến thăm bệnh mà không bị hạn chế.

  • Cận xạ trị vĩnh viễn. Trong một vài ca, ví dụ như cận xạ trị ung thư tuyến tiền liệt, vật chất phóng xạ sẽ được đặt trong cơ thể bạn vĩnh viễn.

    Vật chất phóng xạ thường được đặt bằng tay thông qua sự hướng dẫn của xét nghiệm hình ảnh, ví dụ như siêu âm hay CT. Bạn sẽ thấy đau trong lúc đặt vật chất phóng xạ, nhưng sẽ không cảm thấy khó chịu nữa một khi đã hoàn tất.

    Cơ thể bạn sẽ phát ra một lượng ít phóng xạ đầu tiên từ khu vực được điều trị.

    Thường có rất ít rủi ro cho người khác và không yêu cầu bất kì sự hạn chế nào đối với những người xung quanh bạn.

    Trong một vài ca, ở một khoảng thời gian ngắn bạn sẽ được yêu cầu hạn chế thời lượng và sự thường xuyên đến thăm của sản phụ và trẻ em. Lượng phóng xạ trong người bạn sẽ giảm đi theo thời gian, và sự hạn chế sẽ ngưng lại.

Kết quả

Bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện chụp cắt lớp sau cuộc cận xạ trị để xác định liệu điều trị đã thành công hay chưa. Loại kiểm tra chụp cắt lớp mà bạn thực hiện phụ thuộc vào loại ung thư và vị trí của khối u.

 
Có thể bạn quan tâm?
LIỆU PHÁP SINH HỌC ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN SUYỄN NẶNG

LIỆU PHÁP SINH HỌC ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN SUYỄN NẶNG

Các loại thuốc hen suyễn dạng tiêm mới (omalizumab, mepolizumab, reslizumab, benralizumab, và Dupilumab) nhắm vào các phân tử khác nhau, có thể giúp những bệnh nhân vẫn gặp vấn đề ngay cả khi họ đang sử dụng các dạng ống hít khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về lợi ích của liệu pháp này và các tác dụng phụ có thể xảy ra.
administrator
PHẪU THUẬT NÂNG CỔ

PHẪU THUẬT NÂNG CỔ

Nâng cổ là một thủ thuật thẩm mỹ nhằm loại bỏ vùng da và mỡ thừa xung quanh quai hàm, từ đó giúp bạn có một chiếc cổ thanh mảnh và trẻ trung hơn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật nâng cổ nhé.
administrator
NẸP ĐẦU GỐI TRONG BỆNH VIÊM XƯƠNG KHỚP

NẸP ĐẦU GỐI TRONG BỆNH VIÊM XƯƠNG KHỚP

Nẹp đầu gối là một phương pháp có thể giúp kiểm soát sự khó chịu của bệnh viêm xương khớp ở đầu gối. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về nẹp đầu gối nhé.
administrator
CHỤP CT MẠCH VÀNH

CHỤP CT MẠCH VÀNH

Chụp cắt lớp vi tính (CT) mạch vành là một xét nghiệm hình ảnh để quan sát các động mạch cung cấp máu cho tim. Xét nghiệm này được sử dụng để chẩn đoán nhiều loại bệnh tim khác nhau.
administrator
PHẪU THUẬT CẮT BỎ THẬN

PHẪU THUẬT CẮT BỎ THẬN

Phẫu thuật cắt bỏ thận được thực hiện để điều trị ung thư thận hoặc để loại bỏ khối u không phải ung thư (lành tính). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ thận nhé.
administrator
CHẾ ĐỘ ĂN CHẤT LỎNG TRONG SUỐT

CHẾ ĐỘ ĂN CHẤT LỎNG TRONG SUỐT

Chế độ ăn chất lỏng trong suốt được quy định thực hiện trong thời gian ngắn cho các mục đích y tế cụ thể. Chế độ này giúp đường tiêu hóa của bạn hồi phục sau các đợt bệnh nặng, chẳng hạn như viêm túi thừa, và giúp làm sạch hệ tiêu hóa trước một số xét nghiệm và thủ thuật, chẳng hạn như nội soi đại tràng.
administrator
ĐỐT ĐIỆN RUNG NHĨ

ĐỐT ĐIỆN RUNG NHĨ

Đốt điện rung nhĩ là một phương pháp giúp điều trị tình trạng nhịp tim không đều và hỗn loạn được gọi là rung nhĩ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phương pháp đốt điện rung nhĩ nhé.
administrator
CHỤP X-QUANG TUYẾN VÚ

CHỤP X-QUANG TUYẾN VÚ

Chụp X-quang tuyến vú được sử dụng để kiểm tra ung thư vú, kiểm tra các triệu chứng hay phát hiện bất thường trong một xét nghiệm hình ảnh khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về chụp X-quang tuyến vú nhé.
administrator