NẸP ĐẦU GỐI TRONG BỆNH VIÊM XƯƠNG KHỚP

Nẹp đầu gối là một phương pháp có thể giúp kiểm soát sự khó chịu của bệnh viêm xương khớp ở đầu gối. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về nẹp đầu gối nhé.

daydreaming distracted girl in class

NẸP ĐẦU GỐI TRONG BỆNH VIÊM XƯƠNG KHỚP

Tổng quan

Nẹp đầu gối là một phương pháp để kiểm soát sự khó chịu của bệnh viêm xương khớp ở đầu gối. Nẹp có thể giúp giảm đau bằng cách chuyển phần trọng lượng của bạn ra khỏi khu vực bị tổn thương nhiều nhất ở đầu gối. Mang nẹp có thể cải thiện khả năng đi lại của bạn và giúp bạn đi bộ xa hơn một cách thoải mái.

Có nhiều loại nẹp khác nhau được sử dụng cho bệnh viêm khớp gối. Nẹp không tải là loại có tác dụng chuyển trọng lượng ra khỏi phần bị ảnh hưởng của đầu gối.

Tại sao cần thực hiện

Thoái hóa khớp là một tình trạng phức tạp liên quan đến toàn bộ khớp. Nó chủ yếu được biết đến như một loại viêm khớp do bào mòn và tổn thương thường gặp phair đến đầu gối của người lớn tuổi. Căn bệnh này thường ảnh hưởng đến một bên đầu gối của bạn nhiều hơn bên kia. Tình trạng tổn thương không đều này có thể khiến đầu gối của bạn bị lệch, khiến bạn trông như bị khuỵu hoặc chân vòng kiềng.

Khi tổn thương tiến triển, tình trạng lệch lạc này càng trở nên trầm trọng hơn. Nẹp đầu gối có thể giảm áp lực lên phần khớp bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi viêm xương khớp và giúp giảm đau. Nếu đầu gối của bạn cảm thấy như có thể bị vênh khi bạn đặt trọng lượng lên nó, thì nẹp đầu gối cũng có thể giúp bạn tự tin hơn khi đứng và đi lại.

Rủi ro

Rủi ro khi đeo nẹp đầu gối có thể bao gồm:

  • Khó chịu khi đeo nẹp. Ban đầu, nẹp đầu gối có thể gây cảm giác nặng, cồng kềnh và nóng. Việc kích thước không vừa vặn có thể khiến nó bị trượt.

  • Kích ứng da hoặc sưng tấy. Da dưới nẹp có thể bị đỏ và kích ứng nếu nẹp đầu gối của bạn không vừa vặn. Một số người còn bị sưng tấy quanh khớp.

  • Thiếu hiệu quả. Các nghiên cứu về nẹp gối cho những người bị viêm xương khớp còn hạn chế và kết quả còn trái chiều. Một số người không thấy lợi ích gì. Những người khác được ghi nhận là có thể giảm đau và tăng chức năng.

  • Cứng khớp. Mang nẹp có thể khiến người đeo coi đầu gối được nẹp là bị tổn thương và sử dụng nhiều hơn đầu gối còn lại, điều này có thể góp phần làm cho khớp bị cứng.

Bạn cần chuẩn bị như thế nào

Thảo luận về mối quan tâm của bạn về nẹp đầu gối với bác sĩ của bạn. Cùng nhau, bạn có thể quyết định xem liệu nẹp đầu gối có thể giúp ích cho vấn đề của bạn hay không và khả năng bạn sẽ đeo nó thường xuyên.

Nếu bạn quyết định thử nẹp đầu gối, bác sĩ có thể sẽ cần kê đơn và giới thiệu bạn đến bác sĩ chỉnh hình - một chuyên gia y tế thiết kế, chế tạo và lắp đặt thiết bị khác để cải thiện chức năng ở những người có vấn đề về chỉnh hình.

Nẹp đầu gối sản xuất theo yêu cầu có thể tốn kém, vì vậy bạn có thể muốn kiểm tra với nhà cung cấp bảo hiểm sức khỏe của mình trước để xem liệu những loại thiết bị này có được tính trong chính sách của bảo hiểm hay không.

Quá trình thực hiện

Một số loại nẹp đầu gối được làm sẵn với nhiều kích cỡ. Một số thiết kế cho phép bạn điều chỉnh áp lực mà chúng tác dụng lên đầu gối của bạn, tùy thuộc vào mức độ hỗ trợ bạn cần cho các hoạt động khác nhau và vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Nếu bạn tìm thấy một chiếc nẹp giá phù hợp với mình và có thể mang nó về nhà vào ngày hôm đó.

Nẹp đầu gối tùy chỉnh được thiết kế và chế tạo để phù hợp với kích thước của khớp. Nhưng cần có thời gian để thiết kế một nẹp đầu gối tùy chỉnh, vì vậy bạn có thể phải đợi một vài tuần. Khi nẹp tùy chỉnh của bạn đã sẵn sàng, bác sĩ chỉnh hình sẽ kiểm tra độ vừa vặn trước khi bạn mang nó về nhà.

Trong quá trình lắp nẹp đầu gối

Bạn có thể điều chỉnh để đeo nẹp đầu gối nhanh hơn nếu nó vừa vặn, đó là mục tiêu khi làm việc với bác sĩ chỉnh hình. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ có thể:

  • Kiểm tra đầu gối của bạn

  • Hỏi về tiền sử viêm khớp gối của bạn và các triệu chứng khiến bạn khó chịu nhất

  • Hỏi những hoạt động nào bạn hy vọng sẽ cải thiện bằng cách đeo nẹp đầu gối

  • Yêu cầu bạn đi bộ vài bước để quan sát đầu gối của bạn hoạt động như thế nào

  • Thực hiện một số phép đo để xác định kích thước bạn cần

  • Thảo luận về ưu và nhược điểm của nẹp đầu gối bán sẵn và nẹp đầu gối tùy chỉnh

  • Giải thích cách thiết kế nẹp đầu gối khác nhau như thế nào

  • Bạn có thử các loại nẹp đầu gối khác nhau để xác định loại nào phù hợp nhất và dễ sử dụng nhất cho mình?

Sau khi lựa chọn được nẹp đầu gối 

Với sự giúp đỡ của bác sĩ chỉnh hình, bạn sẽ học cách đeo và tháo nẹp đầu gối cũng như nhận biết biết liệu nó có cần điều chỉnh hay không. Bạn có thể sẽ đi bộ xung quanh để thử nẹp của mình.

Làm theo hướng dẫn của bác sĩ chỉnh hình về thời điểm đeo nẹp đầu gối. Một số người chỉ đeo nẹp đầu gối khi hoạt động liên tục, chẳng hạn như đi bộ hoặc chơi một số môn thể thao. Những người khác lại nhận thấy hữu ích khi đeo nẹp hầu hết thời gian trong ngày.

Kết quả

Thoái hóa khớp có thể khiến bạn cảm thấy như thể đầu gối của bạn sắp rớt ra. Do đó, bạn có thể tự động bảo vệ đầu gối của mình và tránh đè nặng lên nó. Nếu được đeo liên tục, nẹp đầu gối có thể mang lại sự ổn định nhất định và giúp bạn tự tin hơn vào đầu gối của mình.

Một số bằng chứng cho thấy rằng nẹp đầu gối có thể giúp giảm các triệu chứng và cải thiện chức năng ở những người bị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây hơn đã chứng minh nó đem lại ít lợi ích hơn. Nhiều người ngừng đeo nẹp đầu gối vì họ không giảm đau đầu gối đủ hoặc vì các biến chứng, chẳng hạn như độ phù hợp kém hoặc vì họ không thích kiểu dáng của nẹp.

Giảm cân và tập thể dục - đặc biệt là các bài tập tăng cường cơ đùi - được coi là phương pháp điều trị đầu tiên tốt nhất cho bệnh thoái hóa khớp gối.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
XÉT NGHIỆM DI TRUYỀN

XÉT NGHIỆM DI TRUYỀN

Xét nghiệm di truyền (xét nghiệm gen) là thủ thuật kiểm tra ADN của bạn, từ đó có thể cho biết những thay đổi (đột biến) gây ra một số bệnh lý. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm di truyền nhé.
administrator
MIẾNG DÁN TRÁNH THAI

MIẾNG DÁN TRÁNH THAI

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp tránh thai được sử dụng. Miếng dán tránh thai là một phương pháp ngừa thai rất tiện lợi và đạt hiệu quả cao. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về miếng dán tránh thai nhé
administrator
ĐIỆN NÃO ĐỒ (EEG)

ĐIỆN NÃO ĐỒ (EEG)

Điện não đồ (EEG) là một xét nghiệm đo hoạt động điện trong não bằng cách sử dụng các điện cực nhỏ gắn vào da đầu. Điện não đồ là một trong những xét nghiệm chẩn đoán chính cho bệnh động kinh và các rối loạn não khác.
administrator
PHẪU THUẬT NỐI ĐỐT SỐNG

PHẪU THUẬT NỐI ĐỐT SỐNG

Phẫu thuật nối đốt sống được thực hiện để cải thiện sự ổn định, sửa chữa một tình trạng biến dạng đốt sống hoặc giảm đau.
administrator
XÉT NGHIỆM CYTOCHROME P450 (CYP450)

XÉT NGHIỆM CYTOCHROME P450 (CYP450)

Xét nghiệm cytochrome P450 (CYP450) giúp bác sĩ xác định quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm cytochrome P450 (CYP450) nhé.
administrator
PHẪU THUẬT NỘI SOI TUYẾN TIỀN LIỆT (TURP)

PHẪU THUẬT NỘI SOI TUYẾN TIỀN LIỆT (TURP)

Cắt bỏ tuyến tiền liệt qua nội soi (TURP) là một phẫu thuật được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiết niệu do tuyến tiền liệt phì đại gây ra. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt nhé.
administrator
CẮT TỬ CUNG QUA ÂM ĐẠO

CẮT TỬ CUNG QUA ÂM ĐẠO

Cắt tử cung là thủ thuật được sử dụng để điều trị một số tình trạng bệnh lý khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật cắt tử cung qua âm đạo nhé.
administrator
THÔNG TIM

THÔNG TIM

Thông tim là một thủ thuật giúp chẩn đoán hoặc điều trị một số tình trạng chẳng hạn như động mạch bị tắc hoặc nhịp tim không đều. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thông tim nhé.
administrator