MIẾNG DÁN TRÁNH THAI

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp tránh thai được sử dụng. Miếng dán tránh thai là một phương pháp ngừa thai rất tiện lợi và đạt hiệu quả cao. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về miếng dán tránh thai nhé

daydreaming distracted girl in class

MIẾNG DÁN TRÁNH THAI

Tổng quan

Miếng dán tránh thai là một phương pháp ngừa thai, trong đó miếng dán có chứa hormone estrogen và progestin. Bạn sẽ sử dụng miếng dán này để tránh mang thai.

Mỗi tuần sử dụng một lần trong vòng ba tuần, bạn sẽ dán một miếng dán nhỏ lên da, tổng cộng bạn cần sử dụng miếng dán 21 ngày. Trong tuần thứ tư, bạn không cần sử dụng miếng dán - điều này cho phép kinh nguyệt xảy ra.

Miếng dán tránh thai hoạt động tương tự như thuốc tránh thai dạng kết hợp. Miếng dán tránh thai ngăn ngừa việc mang thai bằng cách giải phóng hormone vào máu của bạn từ đó ngăn buồng trứng phóng thích trứng (quá trình rụng trứng). Miếng dán tránh thai cũng làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung để ngăn tinh trùng gặp trứng.

Bạn sẽ cần đơn thuốc từ bác sĩ để sử dụng miếng dán tránh thai. Tuy nhiên, miếng dán không bảo vệ khỏi bạn các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STI).

Tại sao cần sử dụng?

Miếng dán tránh thai được sử dụng để ngừa thai. Miếng dán tránh thai có một số ưu điểm so với các phương pháp khác:

  • Sử dụng miếng dán giúp không cần phải gián đoạn việc quan hệ tình dục để tránh thai.

  • Bạn không cần sự hợp tác của bạn tình để sử dụng phương pháp này.

  • Sử dụng miếng dán không đòi hỏi lưu ý hàng ngày hoặc phải nhớ uống một viên thuốc mỗi ngày.

  • Miếng dán cung cấp một liều lượng hormone ổn định.

  • Miếng dán dễ sử dụng hơn nếu bạn gặp khó khăn khi uống thuốc.

  • Miếng dán có thể được loại bỏ bất cứ lúc nào, cho phép nhanh chóng có khả năng mang thai trở lại.

Tuy nhiên, miếng dán tránh thai không phù hợp cho tất cả mọi người. Bác sĩ của bạn có thể khuyên không nên dùng miếng dán nếu bạn:

  • 35 tuổi trở lên và có hút thuốc

  • Bị đau ngực hoặc có tiền sử đau tim, đột quỵ hay tăng huyết áp nghiêm trọng

  • Có tiền sử mắc phải cục máu đông

  • Có tiền sử bị ung thư vú, tử cung hoặc ung thư gan

  • Nặng hơn 198 pound (90 kg)

  • Bị bệnh gan hoặc chứng đau nửa đầu cổ điển

  • Có các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường ở thận, mắt, thần kinh hoặc mạch máu

  • Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân

  • Lòng trắng của mắt hoặc da bị vàng khi mang thai hoặc khi trước đó đã dùng các biện pháp tránh thai nội tiết tố khác

  • Sắp có một cuộc phẫu thuật lớn và sẽ không thể đi lại như bình thường

  • Đang sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung có nguồn gốc thảo dược nào

  • Nhạy cảm với bất kỳ phần nào của miếng dán ngừa thai

Ngoài ra, hãy nói với bác sĩ của bạn nếu:

  • Đang cho con bú hoặc mới sinh con, từng sẩy thai hoặc có phá thai

  • Có lo lắng về một khối u vú mới hoặc thay đổi trong quá trình tự thăm khám vú của bạn

  • Dùng thuốc động kinh

  • Bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh túi mật, gan, tim hoặc thận

  • Có sự gia tăng nồng độ cholesterol hoặc chất béo trung tính 

  • Có kinh nguyệt không đều

  • Bị trầm cảm

  • Có các bệnh về da, chẳng hạn như bệnh vẩy nến hoặc bệnh chàm

Rủi ro

Với công dụng rất tốt, chỉ có chưa đến 1 trong số 100 phụ nữ mang thai trong năm đầu tiên sử dụng miếng dán ngừa thai. Tỷ lệ mang thai được ước tính là 7-9 trong số 100 phụ nữ trong một năm sử dụng thông thường. Các trường hợp này có thể bao gồm quên thay miếng dán đúng thời điểm hoặc phát hiện miếng dán bị lỏng ra khỏi da của bạn trong một thời gian dài.

Miếng dán ngừa thai không bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STIs).

Các tác dụng phụ của miếng dán ngừa thai có thể bao gồm:

  • Tăng nguy cơ mắc các vấn đề về đông máu, đau tim, đột quỵ, ung thư gan, bệnh túi mật và huyết áp cao

  • Chảy máu hoặc vết bầm trên da

  • Kích ứng da

  • Căng hoặc đau vú

  • Đau bụng kinh

  • Nhức đầu

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa

  • Đau bụng

  • Tâm trạng lâng lâng

  • Tăng cân

  • Chóng mặt

  • Mụn

  • Bệnh tiêu chảy

  • Co thắt cơ 

  • Nhiễm trùng và tiết dịch âm đạo

  • Mệt mỏi

  • Giữ nước

Một số nghiên cứu cho thấy miếng dán tránh thai có thể làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể cao hơn so với thuốc tránh thai đường uống dạng kết hợp. Điều này có nghĩa là có sự gia tăng các nguy cơ xảy ra tác dụng phụ liên quan đến estrogen, chẳng hạn như cục máu đông, ở những người sử dụng miếng dán so với những người dùng thuốc tránh thai dạng kết hợp.

Bạn cần chuẩn bị những gì?

Bạn sẽ cần yêu cầu bác sĩ kê toa miếng dán ngừa thai. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ xem xét tiền sử bệnh lý và kiểm tra huyết áp của bạn. Thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn về bất kỳ loại thuốc nào đang dùng, bao gồm cả các sản phẩm thảo dược và thuốc không kê đơn.

Quá trình sử dụng

Để sử dụng miếng dán ngừa thai:

  • Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn về ngày bắt đầu sử dụng. Nếu bạn đang sử dụng miếng dán tránh thai lần đầu tiên, hãy đợi đến ngày bắt đầu có kinh. Sau đó, vào ngày đầu tiên của kỳ kinh, bạn sẽ sử dụng miếng dán. Không cần các phương pháp tránh thai dự phòng khác. Nếu bạn bắt đầu sử dụng vào chủ nhật, bạn sẽ cần sử dụng miếng dán đầu tiên vào chủ nhật đầu tiên sau khi kỳ kinh bắt đầu. Bên cạnh đó, cần sử dụng phương pháp tránh thai dự phòng trong tuần đầu tiên.

  • Chọn vị trí để sử dụng miếng dán. Bạn có thể dán miếng dán lên mông, trên cánh tay ngoài, bụng dưới hoặc phần trên cơ thể. Đừng đặt nó lên bầu ngực của bạn hoặc ở nơi mà nó sẽ bị cọ xát, chẳng hạn như dưới dây áo ngực. Dán lên vùng da sạch và khô. Tránh các vùng da bị mẩn đỏ, kích ứng hoặc có vết thương. Không thoa kem dưỡng, kem, phấn phủ hoặc phấn trang điểm lên vùng da sẽ sử dụng miếng dán. Nếu bị kích ứng da, hãy gỡ bỏ miếng dán và dán miếng dán mới lên một vùng da khác.

  • Sử dụng miếng dán. Cẩn thận mở túi giấy bạc. Dùng móng tay để bóc một góc của miếng dán tránh thai. Bóc miếng dán và lớp lót nhựa ra khỏi túi, sau đó bóc một nửa lớp lót trong suốt bảo vệ. Hãy cẩn thận để không rách, thay đổi hoặc làm hỏng miếng dán. Dán bề mặt dính của miếng dán lên da và loại bỏ phần còn lại của lớp lót. Dùng lòng bàn tay ấn mạnh xuống phần trên của miếng dán da trong khoảng 10 giây. Dùng tay chà cho mịn miếng dán, đảm bảo rằng các cạnh dính tốt. Giữ nguyên miếng dán trong vòng bảy ngày. Đừng tháo miếng dán ra ra để vệ sinh, tắm vòi sen, bơi lội hoặc tập thể dục.

  • Thay đổi miếng dán. Dán một miếng dán tránh thai mới lên da mỗi tuần - vào cùng một ngày trong tuần – trong vòng ba tuần liên tiếp. Dán mỗi miếng dán mới lên một vùng da khác nhau để tránh bị kích ứng. Sau khi bạn gỡ bỏ miếng dán, hãy gập đôi miếng dán với các mặt dính lại với nhau và bỏ vào thùng rác. Đừng xả nó xuống bồn cầu. Rửa sạch bất kỳ chất kết dính nào còn dính trên da của bạn bằng dầu hoặc lotion.

  • Kiểm tra miếng dán thường xuyên để đảm bảo rằng nó vẫn còn nguyên. Nếu miếng dán bị tách ra một phần hoặc hoàn toàn đồng thời không thể dán lại, hãy thay thế nó bằng một miếng dán mới ngay lập tức. Không dán lại miếng dán cũnếu miếng dán không còn dính nữa, miếng dán bị dính vào chính nó hoặc bề mặt khác hoặc bị dính vào vật khác. Không sử dụng các chất kết dính hoặc màng bọc khác để giữ miếng dán. Nếu miếng dán của bạn bị bong ra một phần hoặc hoàn toàn trong hơn 24 giờ, hãy dán miếng dán mới và sử dụng phương pháp tránh thai dự phòng trong một tuần.

  • Không sử dụng miếng dán vào tuần thứ 4. Không sử dụng miếng dán mới trong tuần thứ tư, khi bạn có kinh. Sau khi tuần thứ tư kết thúc, hãy sử dụng một miếng dán mới và dán vào cùng ngày trong tuần mà bạn đã dán miếng dán trong những tuần trước đó.

  • Nếu bạn sử dụng miếng dán mới muộn, hãy sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng. Nếu bạn sử dụng miếng dán ngừa thai muộn trong tuần đầu tiên hoặc trễ hơn hai ngày trong tuần thứ hai hoặc thứ ba, hãy dán miếng dán mới ngay lập tức và sử dụng phương pháp tránh thai dự phòng trong một tuần.

Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn có:

  • Đau ngực dữ dội, khó thở đột ngột hoặc ho ra máu, có thể là dấu hiệu của cục máu đông

  • Đau dai dẳng ở bắp chân hoặc các dấu hiệu khác của cục máu đông ở chân

  • Đột ngột mù một phần hoặc hoàn toàn hoặc các dấu hiệu khác của cục máu đông trong mắt của bạn

  • Đau ngực hoặc các dấu hiệu khác của cơn đau tim

  • Đau đầu dữ dội đột ngột, các vấn đề về thị lực hoặc lời nói, tê ở cánh tay hoặc chân hoặc các dấu hiệu khác của đột quỵ

  • Vàng da hoặc lòng trắng của mắt, có thể kèm theo sốt, mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu sẫm màu hoặc đi tiêu nhạt màu

  • Khó ngủ nghiêm trọng, mệt mỏi hoặc cảm thấy buồn bã

  • Đau bụng dữ dội

  • Một khối u ở vú tồn tại qua 1 đến 2 chu kỳ kinh nguyệt hoặc có sự gia tăng kích thước

  • Hai lần trễ kinh hoặc các dấu hiệu mang thai khác

 

 
Có thể bạn quan tâm?
XẠ PHẪU LẬP THỂ

XẠ PHẪU LẬP THỂ

Xạ phẫu lập thể (SRS) là phương pháp sử dụng nhiều chùm bức xạ hội tụ để điều trị khối u và các vấn đề khác ở não, cổ, phổi, gan, cột sống và các bộ phận khác của cơ thể.
administrator
PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI

PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI

Phẫu thuật thay khớp gối có thể được sử dụng để giúp giảm đau cũng như phục hồi chức năng khớp gối. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cách thực hiện phẫu thuật thay khớp gối nhé.
administrator
SINH THIẾT HẠCH BẠCH HUYẾT

SINH THIẾT HẠCH BẠCH HUYẾT

Sinh thiết hạch là một thủ thuật được sử dụng để xác định xem liệu ung thư đã lan ra ngoài khối u nguyên phát vào hệ thống bạch huyết hay chưa. Thủ thuật này được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá tình trạng ung thư vú và u ác tính.
administrator
NGHIỆM PHÁP BÀN NGHIÊNG

NGHIỆM PHÁP BÀN NGHIÊNG

Nghiệm pháp bàn nghiêng là thủ thuật giúp đánh giá nguyên nhân gây ra tình trạng ngất xỉu không rõ nguyên nhân. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về nghiệm pháp bàn nghiêng nhé.
administrator
GHÉP THẬN DỰ PHÒNG

GHÉP THẬN DỰ PHÒNG

Ghép thận dự phòng là khi bạn được ghép thận trước khi chức năng thận bị suy giảm đến mức cần phải chạy thận để thay thế hoạt động lọc bình thường của thận. Hiện nay, hầu hết các ca ghép thận được thực hiện trên những người đang chạy thận nhân tạo vì thận của họ không còn đủ khả năng lọc sạch các tạp chất ra khỏi máu.
administrator
XẠ TRỊ LẬP THỂ TOÀN THÂN

XẠ TRỊ LẬP THỂ TOÀN THÂN

Xạ phẫu lập thể (SRS) là một loại xạ trị được sử dụng để điều trị các khối u ở phổi, cột sống, gan, cổ, hạch bạch huyết hoặc các mô mềm khác.
administrator
PHẪU THUẬT CẮT BỎ TỬ CUNG ĐƯỜNG BỤNG

PHẪU THUẬT CẮT BỎ TỬ CUNG ĐƯỜNG BỤNG

Phẫu thuật cắt bỏ tử cung là phương pháp giúp điều trị một số bệnh lý ở các chị em phụ nữ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ tử cung đường bụng nhé
administrator
NHỔ RĂNG KHÔN

NHỔ RĂNG KHÔN

Nhổ răng khôn là một thủ thuật phẫu thuật được thực hiện để điều trị tình trạng đau, nhiễm trùng, các vấn đề răng miệng khác hoặc đôi khi được chỉ định trong khi không có triệu chứng gì.
administrator