daydreaming distracted girl in class

CHỐC MÉP

 

Chốc mép là hiện tượng sưng đỏ ở mép, nơi môi trên và môi dưới tiếp xúc. Nó còn có tên khác là viêm khóe miệng. Người mắc bệnh có thể bị một hoặc cả hai bên mép.

Triệu chứng

Điều bạn cảm nhận rõ nhất là sự khó chịu và đau ở khóe miệng. Một trong hai bên khóe có thể gặp phải những triệu chứng sau:

  • Chảy máu

  • Phồng rộp

  • Nứt nẻ

  • Da sần sùi

  • Ngứa

  • Đau 

  • Đỏ tấy

  • Da có vảy

  • Sưng

Môi của bạn có thể trở nên khô và gây khó chịu. Đôi khi có cảm giác như môi đang bị thiêu đốt. Mùi hôi cũng có thể xuất hiện trong khoang miệng.

Nếu vết đau trở nên nghiêm trọng, việc ăn uống có thể gặp khó khăn. Từ đó cơ thể sẽ thiếu dưỡng chất và sụt cân.

 

Nguyên nhân

Nước bọt đọng lại và tích tụ ở khóe môi. Khi khô, da ở vị trí này trở nên nứt nẻ. Nhiệt độ ấm và độ ẩm ở khóe môi là môi trường hoàn hảo cho sự phát triển và sinh sôi của nấm – từ đó gây viêm nhiễm.

Nhiễm nấm là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chốc mép. Tình trạng này thường được gây ra bởi một loại nấm có tên là Candida – cũng chính là loại nấm gây nên tình trạng viêm da tã lót (hăm tã) ở trẻ nhỏ. Một số loại vi khuẩn cũng có thể gây nên chốc mép.

Cơ thể thiếu riboflavin (vitamin B2) cũng là một trong những tác nhân gây ra chốc mép.

Nếu bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân, tình trạng này sẽ được gọi là chốc mép tự phát.

 

Ai có nguy cơ bị chốc mép?

Bạn sẽ dễ bị viêm khóe miệng nếu vị trí này thường xuyên ở tình trạng ẩm ướt. Có nhiều nguyên nhân giải thích cho vấn đề này, như là:

  • Bạn đang niềng răng

  • Ban đeo răng giả không được vừa vặn

  • Bạn thường xuyên liếm môi

  • Nước bọt từ miệng tiết ra nhiều

  • Răng bạn không đều hoặc khớp cắn bị lệch

  • Da mặt bị xệ xuống gần khóe miệng do giảm cân hoặc tuổi tác

  • Do bạn thường xuyên mút ngón tay

  • Do bạn hút thuốc

  • Do cơ thể không nạp đủ dưỡng chất, như vitamin B hoặc sắt

Một số bệnh khiến bạn dễ bị chốc mép hơn, ví dụ như:

  • Thiếu máu

  • Ung thư máu

  • Tiểu đường

  • Hội chứng down

  • Rối loạn hệ miễn dịch, ví dụ như mắc HIUV

  • Ung thư thận, phổi, gan hoặc tuyến tụy

Chốc Mép và bệnh Tiểu Đường

Những người mắc tiểu đường dễ mắc các bệnh liên quan tới nấm, ví dụ như chốc mép. Nguyên nhân do nấm như Candida sử dụng đường glucose làm nguồn dinh dưỡng chính – đây chính là loại đường mà cơ thể sử dụng để tạo ra năng lượng cho các hoạt động. Bệnh nhân tiểu đường sẽ có nồng độ glucose rất cao trong máu.

Nhiều glucose trong máu là điều kiện tuyệt vời cho nấm sinh trưởng. Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn làm suy yếu hệ miễn dịch, từ đó việc chống lại viêm nhiễm trở nên khó khăn hơn bình thường.

Để phòng tránh chốc mép, nồng độ đường glucose trong máu cần thường xuyên được giữ ở khoảng bình thường. Ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên và tiêm insulin theo đúng chỉ định. Không hút thuốc lá cũng rất quan trọng để phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm do nấm này.

Chẩn đoán

Để xác định liệu bạn có đang bị chốc mép, bác sĩ sẽ kiêm tra khóe miệng kĩ càng để xem xét những vết nứt, tấy đỏ, sưng hoặc phồng rộp. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra những thói quen hằng ngày xem chúng có thể ảnh hưởng tới tình trạng ở khóe môi của bạn không.

Một số tình trạng khác như bênh herpes môi, bệnh viêm da lichen planus ăn mòn, cũng có những triệu chứng tương tự như chốc mép. Để chắc chắn nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ dùng tăm bông để lấy mẫu từ khóe môi và cánh mũi của bệnh nhân để xét nghiệm xem loại vi khuẩn hoặc nấm nào đang gây bệnh.

Điều trị

Mục đích của việc điều trị là đảm bảo không còn tình trạng viêm nhiễm và giữ cho vùng da này khô ráo, từ đó nó sẽ không bị viêm nhiễm trở lại. Bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân sử dụng kem kháng khuẩn bôi lên vùng da tổn thương. Ví dụ như:

  • Nystatin (Mycostatin)

  • Ketoconazole (Extina)

  • Clotrimazole (Lotrimin)

  • Miconazole (Lotrimin AF, Micatin, Monistat Derm)

Nếu viêm nhiễm do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh, ví dụ như:

  • Mupirocin (Bactroban)

  • Fusidic acid (Fucidin, Fucithalmic)

Nếu chốc mép không bị gây ra bởi nấm hay vi khuẩn, bác sĩ sẽ khuyên bạn thoa sáp dầu khoáng lên vùng bị sưng tấy. Loại sáp này bảo vệ da khỏi độ ẩm, nhờ đó vết đau có thể được chữa lành.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
LOÃNG XƯƠNG

LOÃNG XƯƠNG

administrator
HẸP NIỆU QUẢN

HẸP NIỆU QUẢN

administrator
HẠ HUYẾT ÁP THẾ ĐỨNG

HẠ HUYẾT ÁP THẾ ĐỨNG

administrator
LIỆT DÂY THẦN KINH MẶT

LIỆT DÂY THẦN KINH MẶT

administrator
BỆNH THAN

BỆNH THAN

administrator
LOẠN THỊ

LOẠN THỊ

administrator
THUYÊN TẮC ỐI

THUYÊN TẮC ỐI

administrator
ĐẠM NIỆU (PROTEIN NIỆU)

ĐẠM NIỆU (PROTEIN NIỆU)

administrator