daydreaming distracted girl in class

LOẠN THỊ

Tổng quan

Loạn thị là một tật khúc xạ phổ biến và có thể chữa được, xảy ra do bất thường ở độ cong của mắt gây ra tình trạng nhìn xa hay nhìn gần đều trở nên mờ.

Loạn thị xảy ra khi bề mặt phía trước của mắt (giác mạc) hoặc thủy tinh thể bên trong mắt có độ cong không được chuẩn. Thay đường cong hoàn hảo có dạng quả bóng tròn, bề mặt của giác mạc hoặc thủy tinh thể ở người bị loạn thị lại có dạng hình quả trứng. Từ đó gây ra hiện tượng mắt nhìn mờ ở mọi khoảng cách.

Loạn thị thường xuất hiện ngay từ khi sơ sinh và có thể xảy ra cùng với cận thị hoặc viễn thị. Thường thì bệnh không quá nặng để cần đến việc chữa trị. Tuy nhiên nếu cần phải chữa tật loạn thị, sử dụng kính mắt hoặc phẫu thuật là hai lựa chọn hàng đầu.

Triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của loạn thị có thể bao gồm:

  • Nhìn mờ hoặc hình ảnh bị méo mó

  • Đau mắt hoặc khó chịu ở mắt

  • Nhức đầu

  • Khó nhìn vào ban đêm

  • Nheo mắt

Khi nào nên gặp bác sĩ

Đi khám bác sĩ nhãn khoa nếu các triệu chứng ở mắt làm giảm cảm giác thích thú của bạn với các hoạt động hoặc cản trở khả năng thực hiện các công việc hàng ngày. Bác sĩ nhãn khoa có thể xác định xem bạn bị loạn thị hay không và nếu có thì ở mức độ nào. Sau đó, họ có thể tư vấn các lựa chọn để điều chỉnh thị lực.

Trẻ em và thanh thiếu niên

Trẻ em có thể không nhận ra thị lực của mình bị kém đi, vì vậy trẻ cần được tầm soát các bệnh về mắt và kiểm tra thị lực bởi bác sĩ nhi khoa, bác sĩ nhãn khoa hoặc chuyên gia vào các khoảng thời gian sau.

  • Trong thời kỳ sơ sinh

  • Khám sức khỏe định kì cho trẻ cho đến khi trẻ đủ tuổi đi học

  • Khi trẻ đã đủ tuổi đi học, nên thăm khám định kì mỗi 1 đến 2 năm một lần

Nguyên nhânA picture containing graphical user interface

Description automatically generated

Mắt có hai bộ phận với các bề mặt uốn cong có tác dụng khúc xạ ánh sáng lên võng mạc, tạo ra hình ảnh:

  • Giác mạc, bề mặt trong suốt của mắt cùng với màng nước mắt

  • Thủy tinh thể, bộ phận trong suốt bên trong mắt có thể thay đổi hình dạng để giúp mắt nhìn rõ các vật thể ở gầnDiagram

Description automatically generated

Ở mắt không có tật khúc xạ, bề mặt của hai bộ phận trên đều có hình dạng cong tròn tương tự quả bóng nhẵn. Hai bộ phận này sẽ khúc xạ tất cả ánh sáng tới như nhau để tạo ra hình ảnh hội tụ rõ nét lên trên võng mạc ở phía sau mắt.

Loạn thị là một tật khúc xạ

Nếu giác mạc hoặc thủy tinh thể có hình quả trứng với hai đường cong không khớp, các tia sáng không thể bị bẻ cong giống nhau, lúc này hai hình ảnh khác nhau sẽ hình thành. Hai hình ảnh này chồng chéo hoặc kết hợp với nhau và dẫn đến hình ảnh bị mờ. Loạn thị là một dạng của tật khúc xạ.

Có hai dạng loạn thị, gây ra bởi độ cong không đều của giác mạc hoặc thủy tinh thể.

Mắc một trong hai dạng loại loạn thị trên có thể khiến tầm nhìn bị hạn chế. Hình ảnh mờ có thể xuất hiện ở nhiều hơn một hướng: ngang, dọc hoặc chéo.

Loạn thị có thể xuất hiện ngay từ khi sinh ra, hoặc là hậu quả của việc mắt gặp phải một chấn thương, bệnh tật hoặc phẫu thuật. Đọc sách trong điều kiện ánh sáng kém, ngồi gần TV hoặc nheo mắt không gây ra loạn thị.

Các tật khúc xạ khác

Loạn thị có thể xảy ra kết hợp với các tật khúc xạ khác, bao gồm:

  • Cận thị. Hiện tượng này xảy ra khi giác mạc bị cong quá mức hoặc mắt trở nên dài hơn bình thường. Ánh sáng sẽ không tập trung vào chính giữa võng mạc mà có xu hướng nằm ở phía trước võng mạc, làm cho việc nhìn xa trở nên mờ đi.

  • Viễn thị.  Xảy ra khi giác mạc cong ít hơn hoặc mắt trở nên ngắn hơn bình thường. Triệu chứng ngược lại với cận thị. Khi mắt ở trạng thái thư giãn, ánh sáng không bao giờ hội tụ vào tiêu điểm phía sau mắt, khiến cho việc nhìn gần bị mờ.

 

Chẩn đoán

Bệnh loạn thị được chẩn đoán thông qua việc khám mắt. Khám mắt tổng quát bao gồm một số các bài kiểm tra về sức khỏe và độ khúc xạ của mắt. Bác sĩ nhãn khoa có thể kiểm tra mắt bằng việc sử dụng nhiều dụng cụ khác nhau, hướng ánh sáng trực tiếp vào mắt và yêu cầu bạn nhìn qua nhiều tròng kính khác nhau. Từ đó các kết quả sẽ được dùng để chỉ định kính mắt hoặc kính áp tròng phù hợp cho đôi mắt của bạn.

Điều trị

Mục đích của việc điều trị loạn thị là nhằm cải thiện tầm nhìn và tăng sự thoải mái cho mắt. Phương pháp điều trị chính là sử dụng kính mắt hoặc phẫu thuật khúc xạ.

Kính điều chỉnh khúc xạ

Đeo kính điều chỉnh khúc xạ giúp điều trị chứng loạn thị thông qua việc bù trừ với độ cong không đều của giác mạc hoặc thủy tinh thể.

Các loại kính điều chỉnh khúc xạ bao gồm:

  • Kính gọng. Kính gọng gồm tròng kính giúp bù trừ cho độ cong không được hoàn hảo của mắt. Tròng kính khiến cho ánh sáng đi vào mắt được khúc xạ hoàn hảo trên võng mạc. Sử dụng kính còn có thể điều chỉnh các tật khúc xạ khác, chẳng hạn như cận thị hoặc viễn thị.

  • Kính áp tròng. Giống như kính gọng, kính áp tròng cũng có thể giúp người mắc chứng loạn thị nhìn rõ. Kính áp tròng có nhiều loại và kiểu dáng khác nhau.

Kính áp tròng còn được sử dụng trong quá trình chỉnh hình giác mạc. Ở phương pháp điều trị này, kính áp tròng được đeo vào ban đêm khi ngủ, sau một khoảng thời gian điều trị, độ cong của mắt được điều chỉnh trở lại bình thường. Sau đó, kính sẽ được đeo ít thường xuyên hơn để mắt duy trì hình dạng mới. Nếu ngưng việc điều trị, độ cong của mắt sẽ trở lại như cũ và tình trạng mắc tật khúc xạ sẽ tiếp diễn.

Đeo kính áp tròng trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở mắt.

Hãy hỏi bác sĩ nhãn khoa về những ưu nhược điểm, rủi ro của kính áp tròng và lựa chọn nào là tốt nhất cho bạn.

Phẫu thuật khúc xạ

Phẫu thuật khúc xạ giúp cải thiện thị lực và dẫn đến việc đeo kính mắt hoặc kính áp tròng trở nên ít cần thiết hơn. Bác sĩ phẫu thuật sử dụng chùm tia laser để định hình lại các đường cong của giác mạc, giúp điều chỉnh tật khúc xạ. Trước khi thực hiện phẫu thuật, bạn sẽ được kiểm tra đánh giá xem có đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật hay không.

Các loại phẫu thuật khúc xạ cho loạn thị bao gồm:

  • Phẫu thuật điều chỉnh giác mạc tại chỗ bằng tia laser (LASIK). Với thủ thuật này, bác sĩ tạo một vạt mỏng của giác mạc, sau đó sử dụng tia laser excimer để làm mỏng nhu mô của giác mạc và cuối cùng là đặt lại giác mạc ở vị trí ban đầu.

  • Phẫu thuật điều chỉnh giác mạc dưới biểu mô bằng tia laser (LASEK). Thay vì tạo vạt giác mạc, bác sĩ phẫu thuật sẽ nới lỏng lớp vỏ bảo vệ mỏng của giác mạc (biểu mô) bằng một loại cồn đặc biệt. Sau đó tia laser excimer được sử dụng để điều chỉnh khúc xạ và cuối cùng phần biểu mô sẽ được định hình lại vào vị trí ban đầu.

  • Phẫu thuật điều chỉnh giác mạc cắt bỏ biểu mô (PRK). Phương pháp này tương tự như LASEK, ngoại trừ việc bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ hẳn phần biểu mô. Biểu mô sau đó sẽ phát triển lại một cách tự nhiên để phù hợp với hình dạng mới của giác mạc. Bạn có thể cần được băng bó bởi một loại kính áp tròng trong vài ngày sau khi phẫu thuật.

  • Epi- LASIK. Đây là một biến thể của LASEK. Bác sĩ phẫu thuật sử dụng một lưỡi dao cùn bằng máy đặc biệt để tách một phần biểu mô rất mỏng khỏi mắt thay vì sử dụng cồn. Sau đó, tia laser excimer được sử dụng để định hình lại giác mạc và định vị lại biểu mô.

  • Phẫu thuật Lasik đường mổ nhỏ (SMILE). Phương pháp phẫu thuật khúc xạ mới này định hình lại giác mạc bằng cách sử dụng tia laser để cắt một mô nhỏ có hình dạng tương tự thủy tinh thể ngay bên dưới bề mặt giác mạc. Mô này sau đó được lấy ra thông qua một vết rạch rất nhỏ. Hiện tại, phương pháp SMILE mới chỉ được chấp thuận để điều trị cận thị nhẹ.

Một số phương pháp phẫu thuật khúc xạ khác bao gồm thay thế thủy tinh thể và cấy ghép kính áp tròng nội nhãn. Hiện không có phương pháp nào là tốt nhất cho việc phẫu thuật khúc xạ, bạn chỉ nên đưa ra quyết định sau khi đã đánh giá kĩ càng và thảo luận chi tiết với bác sĩ phẫu thuật.

Một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật khúc xạ bao gồm:

  • Khúc xạ bị sửa quá mức hoặc chưa sửa tới mức bình thường

  • Một số tác dụng phụ về mặt thị giác, chẳng hạn như xuất hiện quầng sáng hoặc ánh sao khi nhìn vào bóng đèn

  • Khô mắt

  • Nhiễm trùng

  • Sẹo giác mạc

  • Mất thị lực

Hãy trao đổi về các rủi ro tiềm tàng cũng như lợi ích của các phương pháp trên với bác sĩ nhãn khoa.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
SUY TIM CẤP

SUY TIM CẤP

Suy tim cấp tính là một tình trạng xảy ra đột ngột, đe dọa đến tính mạng do tim không thể thực hiện được chức năng của mình. Mặc dù tim vẫn đập nhưng nó không thể cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Người bị suy tim cấp cần được cấp cứu càng sớm càng tốt.
administrator
MỤN CÓC

MỤN CÓC

administrator
RỈ ỐI

RỈ ỐI

administrator
THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT

THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT

administrator
LAO XƯƠNG

LAO XƯƠNG

administrator
VIÊM XOANG MẠN TÍNH

VIÊM XOANG MẠN TÍNH

administrator
GAI ĐEN

GAI ĐEN

administrator
VIÊM GÂN CHÓP XOAY

VIÊM GÂN CHÓP XOAY

administrator