HẸP NIỆU QUẢN

daydreaming distracted girl in class

HẸP NIỆU QUẢN

 

https://pnnmedical.com/wp-content/themes/yootheme/cache/PNN2-9ca116b3.png

Niệu quản

Hẹp niệu quản là gì? 

Hẹp niệu quản là sự hạn chế của dòng nước tiểu qua một trong hai hoặc cả hai niệu quản, cản trở khả năng thải nước tiểu của cơ thể. 

Tắc niệu quản có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau từ tắc nghẽn nhẹ với ít triệu chứng và vẫn có thể đi tiểu bình thường, đến tắc nghẽn hoàn toàn và cấp tính với các triệu chứng nghiêm trọng và không thể đi tiểu. Các triệu chứng hoặc dấu hiệu của hẹp niệu quản luôn cần gặp bác sĩ để được tư vấn.

Nguyên nhân nào gây ra chứng hẹp niệu quản? 

Hẹp niệu quản có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ mô sẹo để lại do phẫu thuật xung quanh niệu quản cho đến xạ trị ung thư tuyến tiền liệt và các loại ung thư khác, điều trị sỏi thận, cũng như do các chấn thương bên ngoài. Trong một số trường hợp, bệnh nhân cũng có thể đã bị hẹp niệu quản bẩm sinh.

Các triệu chứng của hẹp niệu quản 

Các triệu chứng của hẹp niệu quản thường có mức độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Nếu bạn nghi ngờ về việc gặp phải các triệu chứng của hẹp niệu quản, bác sĩ có thể khám và đánh giá xem liệu việc điều trị có cần thiết hay không. 

Những triệu chứng thường gặp của tình trạng hẹp niệu quản bao gồm: 

  • Đau mạn sườn 

  • Đau bụng 

  • Buồn nôn và ói mửa 

  • Nhiễm trùng niệu quản

  • Sốt

Chứng hẹp niệu quản được chẩn đoán như thế nào? 

Chẩn đoán hẹp niệu quản có thể bao gồm khám sức khỏe và thể chất, chụp X-quang, siêu âm, chụp CT, chụp MRI, cũng như có thể nội soi niệu quản, trong đó ống soi được đưa qua niệu đạo qua bàng quang và vào niệu quản để xem có tình trạng hẹp niệu quản xảy ra không. Phương pháp Pyelogram hoặc nephrostogram (chụp thận có chất cản quang) cũng có thể được sử dụng kết hợp với tiêm chất cản quang để kiểm tra niệu quản và thận.

Các lựa chọn điều trị cho chứng hẹp niệu quản là gì? 

Phương pháp điều trị tối ưu của hẹp niệu quản thường phụ thuộc vào tiền sử bệnh nhân, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như độ dài của phần niệu quản bị hẹp. Dưới đây là các ví dụ về cách điều trị hẹp niệu quản:

Theo dõi cẩn thận (Watchfull waiting)

Nếu các triệu chứng của hẹp niệu quản chỉ giới hạn ở mức độ nhẹ và không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ cần thường xuyên theo dõi và đánh giá chặt chẽ sự phát triển của các triệu chứng. Phương pháp theo dõi cẩn thận có ưu điểm là không có tác dụng phụ hoặc biến chứng nhưng đi kèm với rủi ro là tình trạng bệnh không được điều trị kịp thời.

Nong niệu quản bằng bóng nong

Làm giãn niệu quản bằng bóng nong thường là phương pháp đầu tiên để làm giảm triệu chứng. Phương pháp này thường được thực hiện sau khi bệnh nhân được gây tê cục bộ bằng cách đưa một ống thông chứa bóng nong vào niệu đạo, sau đó bóng được bơm căng lên giúp niệu đạo giãn ra để nước tiểu có thể được lưu thông bình thường. Nong bóng là phương pháp không xâm lấn, nhưng thường phải được lặp lại thường xuyên và có nguy cơ gây chảy máu và nhiễm trùng.

Phẫu thuật

Phẫu thuật cũng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng tia laser hoặc dao mổ. Đây là phương pháp xâm lấn nên không được ưa thích bởi bệnh nhân, tuy nhiên nó có ưu điểm là giúp giảm triệu chứng lâu dài hơn. 

Một catheter (ống thông đường tiểu) có thể được đưa vào chỗ hẹp để giữ khoảng trống sau vết mổ, cho phép nó lành lại. Mặc dù hiệu quả hơn so với phương pháp nong bóng, tình trạng hẹp niệu quản có thể sẽ xuất hiện trở lại sau một thời gian, khi đó bạn có thể thực hiện một vết mổ mới hoặc một phương pháp điều trị khác.

Ống thông đường tiểu JJ (JJ-catheter) 

JJ - catheter là những ống nhựa dài được chèn vào chỗ niệu quản bị hẹp trong khi bệnh nhân được gây mê toàn thân. Các catheter được đưa vào thận để ngăn chặn sự di chuyển nhưng thông thường sẽ cần thay thế ba tháng một lần để tránh tắc nghẽn. JJ-catheter ít xâm lấn hơn phẫu thuật, nhưng có thể gây khó chịu và đau đớn cho người sử dụng, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống do nhu cầu thay đổi thường xuyên.

Phương pháp Nephrostomy

Phương pháp này là việc đặt một ống thông qua da ở lưng hoặc mạn sườn và vào thận để thoát nước tiểu. Ống thông được kết nối với một túi được buộc vào cơ thể để lấy nước tiểu. Nephrostomy là một cách hiệu quả để thoát nước tiểu, nhưng gây nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu, đồng thời có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

Đại phẫu 

Hẹp niệu quản cũng có thể được điều trị thông qua phẫu thuật tái tạo được gọi là Phẫu thuật tạo hình bể thận nội soi, là việc tái tạo lại khu vực bị tắc nghẽn nơi niệu quản gắn vào thận. Tạo hình niệu quản là một cách hiệu quả để điều trị tắc nghẽn niệu quản nhưng là một cuộc phẫu thuật lớn với nguy cơ biến chứng cao và xâm lấn hơn so với đặt catherter và stent.

Đặt Stent niệu quản 

Stent là những ống ngắn được cố định tại vị trí của chỗ hẹp để cho phép nước tiểu đi qua. Đặt stent ít xâm lấn hơn phẫu thuật và ít ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân hơn so với đặt catheter, nhưng gây nguy cơ tắc nghẽn do sỏi thận. Trong trường hợp này, stent có thể được thay thế bằng một cái mới hoặc thay thế bằng phương pháp điều trị khác. Một số loại stent phi kim loại cũng gây ra nguy cơ các mô phát triển vào bên trong stent, khiến quá trình loại bỏ trở nên khó khăn.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
ĐÁI RẮT (ĐI TIỂU THƯỜNG XUYÊN)

ĐÁI RẮT (ĐI TIỂU THƯỜNG XUYÊN)

Ở hầu hết mọi người, bàng quang có thể tích trữ nước tiểu cho đến khi việc đi vệ sinh thuận tiện, thường là bốn đến tám lần một ngày. Cần phải đi hơn tám lần một ngày hoặc thức dậy vào ban đêm để đi vệ sinh có thể có nghĩa là bạn đã uống quá nhiều nước hay uống quá gần giờ đi ngủ. Hoặc nó có thể báo hiệu một vấn đề sức khỏe thường gặp là đái rắt.
administrator
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

administrator
SỐT VE MÒ

SỐT VE MÒ

administrator
UNG THƯ LƯỠI

UNG THƯ LƯỠI

administrator
UNG THƯ HẠ HỌNG

UNG THƯ HẠ HỌNG

administrator
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU

XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU

administrator
PHÌ ĐẠI TIỀN LIỆT TUYẾN

PHÌ ĐẠI TIỀN LIỆT TUYẾN

administrator
ĐỘNG KINH

ĐỘNG KINH

administrator