LIỆT DÂY THẦN KINH MẶT

daydreaming distracted girl in class

LIỆT DÂY THẦN KINH MẶT

TỔNG QUAN

Liệt dây thần kinh số VII, hay tình trạng liệt mặt là tình trạng khi cơ mặt bị yếu đột ngột. Cơ mặt bị yếu đi khiến một nửa khuôn mặt bị xệ xuống, nụ cười lệch về một phía, và mắt ở phía đó cũng khó nhắm lại.

Chứng liệt mặt do sự chèn ép, sưng viêm dây thần kinh số VII khiến cơ mặt bị yếu đi và sẽ bình phục sau vài tuần, đôi khi có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng

Tình trạng này còn được gọi là liệt mặt ngoại biên cấp tính không rõ nguyên nhân, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết. Các chuyên gia y tế cho rằng do sưng và viêm dây thần kinh điều khiển các cơ ở một bên mặt, hoặc có thể là từ một phản ứng xảy ra sau khi bị nhiễm virus.

Thông thường, chứng liệt mặt chỉ là tạm thời. Các triệu chứng thường bắt đầu cải thiện trong vòng vài tuần, và hồi phục hoàn toàn trong khoảng sáu tháng. Hiếm có trường hợp tình trạng này liệt mặt này kéo dài suốt đời và cũng hiếm khi bị tái phát.

NGUYÊN NHÂN

Mặc dù nguyên nhân chính xác của chứng liệt mặt không rõ ràng, nhưng thường liên quan đến việc bị nhiễm virus. Các virus có khả năng gây ra chứng liệt mặt như:

  • Herpes simplex ( Mụn rộp và mụn rộp sinh dục)

  • Herpes zoster ( Bệnh thủy đậu và bệnh zona thần kinh)

  • Virus Epstein - Barr (Gây tăng bạch cầu đơn nhân)

  • Nhiễm cytomegalovirus

  • Adenovirus ( Bệnh đường hô hấp) 

  • Rubella ( Bệnh sởi rubella) 

  • Nhiễm virus quai bị

  • Nhiễm virus cúm influenza B

  • Coxsackievirus (Bệnh tay chân miệng)

Trong chứng liệt mặt, dây thần kinh điều khiển cơ mặt bị viêm và sưng - thường liên quan đến nhiễm virus. Bên cạnh cơ mặt, dây thần kinh đó cũng ảnh hưởng đến việc tiết nước mắt, nước bọt, ảnh hưởng lên vị giác và một xương nhỏ ở giữa tai.

Yếu tố nguy cơ

Chứng liệt mặt xảy ra thường xuyên hơn ở những người:

  • Đang mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ và trong tuần đầu tiên sau khi sinh

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cúm hoặc cảm lạnh

  • Tiểu đường

Chứng liệt mặt này hiếm khi tái phát. Tuy nhiên, ở các trường hợp có tiền sử gia đình có người bị tái phát chứng liệt mặt cũng là một dấu hiệu cảnh báo khả năng bị liệt mặt.

TRIỆU CHỨNG

Các triệu chứng của chứng liệt mặt xuất hiện đột ngột, có thể có các triệu chứng sau:

  • Khởi phát nhanh chóng từ liệt nhẹ đến liệt toàn bộ ở một bên mặt - xảy ra trong vài giờ đến vài ngày

  • Mặt xệ xuống, mí sụp và khó thực hiện các biểu cảm trên khuôn mặt, chẳng hạn như nhắm mắt hoặc mỉm cười

  • Chảy nước dãi

  • Đau xung quanh hàm, đau phía trong hoặc sau tai ở bên bị ảnh hưởng

  • Tăng độ nhạy với âm thanh ở phía bị ảnh hưởng

  • Đau đầu

  • Mất vị giác

  • Ảnh hưởng đến khả năng tiết nước mắt, nước bọt. 

Triệu chứng khi bị liệt dây thần kinh số VII

Trong một số trường hợp hiếm, chứng liệt mặt có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh ở cả hai bên mặt. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu phát hiện các triệu chứng trên.

BIẾN CHỨNG

Thông thường, các trường hợp liệt mặt nhẹ có thể biến mất trong vòng một tháng. Tuy nhiên, một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến các biến chứng sau

  • Tổn thương dây thần kinh mặt không thể phục hồi

  • Sự phát triển bất thường của các sợi thần kinh. Điều này có thể dẫn đến sự co không tự chủ của một số cơ, như khi cười, mắt bên bị ảnh hưởng có thể nhắm lại.

  • Mù một phần hoặc hoàn toàn mắt không nhắm lại được do quá khô và xước giác mạc.

CHẨN ĐOÁN

Bác sĩ đánh giá khuôn mặt và yêu cầu vận động cơ mặt bằng cách nhắm mắt, nâng chân mày, cau mày, cùng với các cử động khác.

Các nguyên nhân khác - chẳng hạn như đột quỵ, nhiễm trùng, bệnh Lyme và khối u - có thể gây ra tình trạng yếu cơ mặt. Nếu nguyên nhân gây ra các triệu chứng không rõ ràng, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm khác, bao gồm:

  • Điện cơ (EMG). Thử nghiệm này có thể xác nhận sự hiện diện của tổn thương dây thần kinh và xác định mức độ nghiêm trọng của nó.

  • Chẩn đoán hình ảnh. Đôi khi có thể cần chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp CT để loại trừ các nguyên nhân gây áp lực lên dây thần kinh mặt, chẳng hạn như khối u hoặc gãy xương sọ.

ĐIỀU TRỊ

Hầu hết trường hợp liệt mặt đều hồi phục hoàn toàn - có hoặc không cần điều trị. Tùy vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc hoặc vật lý trị liệu để giúp tăng tốc độ hồi phục. Hiếm trường hợp liệt mặt nào cần can thiệp phẫu thuật.

Thuốc

Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị chứng liệt mặt như:

  • Corticosteroid, chẳng hạn như prednisone, là chất chống viêm mạnh, giúp giảm sưng, viêm các dây thần kinh. Corticosteroid tốt nhất nên được sử dụng trong vòng vài ngày khi triệu chứng bắt đầu.

  • Thuốc kháng virus. Vai trò của thuốc chống virus vẫn còn chưa được chứng minh hiệu quả so với giả dược. Tuy nhiên, Valacyclovir và Acyclovir đôi khi được dùng kết hợp với prednisone ở những người bị liệt mặt nặng.

Vật lý trị liệu

Các cơ bị liệt có thể co và ngắn lại, gây ra chứng co cứng vĩnh viễn. Chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn cách xoa bóp và vận động cơ mặt để giúp ngăn ngừa điều này xảy ra.

Phẫu thuật

Trước đây, phẫu thuật giải áp được sử dụng để giảm áp lực lên dây thần kinh mặt bằng cách mở đoạn xương mà dây thần kinh đi qua. Ngày nay, phẫu thuật giải áp không được khuyến khích. Tổn thương dây thần kinh mặt và mất thính giác vĩnh viễn là những rủi ro có thể xảy ra khi áp dụng phẫu thuật này.

Đôi khi, phẫu thuật thẩm mỹ có thể cần thiết để điều chỉnh các vấn đề về dây thần kinh mặt kéo dài. Phẫu thuật thẩm mỹ giúp điều chỉnh khuôn mặt trông đều hơn và có thể khôi phục chuyển động của khuôn mặt như phẫu thuật nâng chân mày, nâng mí mắt, cấy ghép mặt và ghép dây thần kinh. Một số quy trình có thể phải lặp lại sau vài năm.

Điều trị tại nhà

Bạn có thể điều trị tại nhà bằng các biện pháp sau:

  • Bảo vệ bên mắt không thể nhắm lại. Sử dụng thuốc nhỏ mắt vào ban ngày và thuốc mỡ tra mắt vào ban đêm sẽ giúp giữ ẩm cho mắt. Đeo kính bảo hộ vào ban ngày và một miếng che mắt vào ban đêm có thể bảo vệ mắt của bạn không bị tổn thương, trầy xước.

  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn. Aspirin, ibuprofen hoặc acetaminophen có thể giúp giảm đau.

  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu tại nhà. Mát xa và tập thể dục khuôn mặt theo lời khuyên của bác sĩ vật lý trị liệu có thể giúp thư giãn cơ mặt.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
MẤT THÍNH LỰC

MẤT THÍNH LỰC

administrator
TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 1

TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 1

administrator
MÙ MÀU

MÙ MÀU

administrator
SÙI MÀO GÀ

SÙI MÀO GÀ

administrator
UNG THƯ DẠ DÀY

UNG THƯ DẠ DÀY

administrator
PROTEIN NIỆU THAI KỲ

PROTEIN NIỆU THAI KỲ

administrator
UNG THƯ HẬU MÔN

UNG THƯ HẬU MÔN

administrator
THIẾU MEN G6PD

THIẾU MEN G6PD

administrator