daydreaming distracted girl in class

CÚM

Tổng quát

Cúm là một bệnh nhiễm vi-rút tấn công hệ hô hấp bao gồm mũi, họng và phổi của người bệnh. Bệnh cúm thường được gọi là cảm cúm, nhưng nó không giống như vi-rút "cúm" dạ dày gây tiêu chảy và nôn mửa.

SARS-CoV-2 là một loại vi-rút gây ra cúm ở người

Đối với hầu hết mọi người, bệnh cúm sẽ tự khỏi. Nhưng đôi khi, bệnh cúm và các biến chứng của nó có thể gây chết người. Những người có nguy cơ cao bị biến chứng cúm bao gồm:

  • Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng

  • Người lớn trên 65 tuổi

  • Người thuộc viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc dài hạn khác

  • Phụ nữ có thai và phụ nữ sau khi sinh hai tuần

  • Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu

  • Người Mỹ bản địa

  • Những người bị các bệnh mãn tính, chẳng hạn như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan và bệnh tiểu đường

  • Những người béo phì, có chỉ số cơ thể (BMI) từ 40 trở lên

Mặc dù có vắc-xin ngừa cúm hàng năm nhưng chúng không hiệu quả 100%, tuy nhiên nó vẫn là biện pháp bảo vệ tốt nhất của bạn chống lại bệnh cúm.

Triệu chứng

Ban đầu, cảm cúm có thể giống như cảm lạnh thông thường với sổ mũi, hắt hơi và đau họng. Tuy nhiên đối với cảm lạnh thường phát triển chậm, trong khi cảm cúm có xu hướng đến rất nhanh chóng. Mặc dù cảm lạnh có thể là vấn đề đáng lo ngại, nhưng khi bị cảm cúm, các triệu chứng nặng nề hơn rất nhiều.

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh cúm bao gồm:

  • Sốt

  • Đau cơ bắp

  • Ớn lạnh và đổ mồ hôi

  • Đau đầu

  • Ho khan, dai dẳng

  • Khó thở

  • Mệt mỏi và ủ rũ

  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

  • Viêm họng

  • Đau mắt

  • Nôn mửa và tiêu chảy, điều này phổ biến ở trẻ em hơn người lớn

Nguyên nhân

Vi rút cúm di chuyển trong không khí dưới dạng các giọt bắn khi người bị nhiễm trùng ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Bạn có thể trực tiếp hít phải các giọt bắn hoặc bạn có thể tiếp xúc với mầm bệnh từ đồ vật - chẳng hạn như điện thoại hoặc bàn phím máy tính - rồi chuyển chúng vào mắt, mũi hoặc miệng của bạn.

Những người nhiễm vi-rút có khả năng lây nhiễm từ khoảng một ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện cho đến khoảng sau năm ngày phát bệnh. Trẻ em và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu có thể bị lây nhiễm trong một thời gian dài hơn một chút.

Vi rút cúm liên tục thay đổi, với các chủng mới xuất hiện thường xuyên. Nếu bạn đã từng bị cúm trước đây, cơ thể bạn đã tạo ra các kháng thể để chống lại chủng vi rút cụ thể đó. Nếu vi rút cúm trong tương lai tương tự như vi rút bạn đã gặp do mắc bệnh hoặc khi tiêm vắc xin, thì những kháng thể đó có thể ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của nó. Tuy nhiên mật độ kháng thể không tồn tại mãi mà chúng có thể suy giảm theo thời gian.

Ngoài ra, các kháng thể chống lại vi-rút cúm đã gặp trong quá khứ có thể không giúp  bảo vệ khỏi các chủng cúm mới, đây là những vi-rút rất khác so với những vi-rút bạn mắc phải trước đây.

Phòng ngừa

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị tiêm phòng cúm hàng năm cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên. Thuốc chủng ngừa cúm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm và mức độ nghiêm trọng của nó cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng khác do cúm mà cần phải nhập viện.

Tiêm phòng cúm đặc biệt quan trọng trong mùa này vì bệnh cúm và bệnh coronavirus 2019 (COVID-19) đang gây ra các triệu chứng tương tự. Phòng ngừa bệnh cúm nhằm khắc phục các mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm gây ra. Điều này cũng làm cho số lượng người cầm phải nhập viện do cúm giảm đi đáng kể.

Kiểm soát sự lây lan của vi-rút cúm

Thuốc chủng ngừa cúm không có hiệu quả 100%, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện một số biện pháp để giảm sự lây lan của vi-rút, bao gồm:

  • Rửa tay. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây là cách hiệu quả để ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng thông thường. Hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn nếu không có xà phòng và nước.

  • Tránh chạm vào mặt. Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng.

  • Che miệng khi ho và hắt hơi. Ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy hoặc khuỷu tay của bạn. Sau đó rửa sạch tay.

  • Làm sạch bề mặt. Lau sạch các bề mặt thường xuyên chạm vào để ngăn ngừa sự lây lan khi chạm vào bề mặt có vi rút và sau đó là mặt của bạn.

  • Tránh đám đông. Cúm dễ dàng lây lan ở bất cứ nơi nào tụ tập đông người - tại các trung tâm giữ trẻ, trường học, tòa nhà văn phòng, khán phòng và các phương tiện giao thông công cộng. Tránh đám đông là cách tốt nhất trong mùa cúm cao điểm, giúp bạn giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.

Cùng với đó nên tránh tiếp xúc với bất cứ ai bị bệnh. Nếu bạn bị ốm, hãy ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt để giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe, tìm kiếm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm, và có thể yêu cầu xét nghiệm để phát hiện vi rút cúm.

Trong thời gian bệnh cúm lan rộng, bạn có thể không cần xét nghiệm cúm. Bác sĩ có thể chẩn đoán bạn dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của bạn.

Trong một số trường hợp, có thể đề nghị xét nghiệm cúm. Người đó có thể sử dụng các xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán bệnh cúm. Trong đó có thử nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR), là phương pháp xét nghiệm phổ biến ở nhiều bệnh viện và phòng thí nghiệm do phương pháp này nhạy hơn các xét nghiệm khác và có thể xác định được chủng cúm. Thử nghiệm có thể được thực hiện khi bạn ở phòng khám hoặc trong bệnh viện.

Xét nghiệm có thể được tiến hành để chẩn đoán cả cúm và COVID-19. Do việc có thể mắc cả COVID-19 và cúm cùng một lúc ở một người.

Điều trị

Thông thường, bạn sẽ không cần làm gì ngoài việc nghỉ ngơi và uống nhiều nước để điều trị bệnh cúm. Nhưng nếu bạn bị nhiễm trùng nặng hoặc có nguy cơ biến chứng cao hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng vi-rút để điều trị cúm. Những loại thuốc này có thể bao gồm oseltamivir (Tamiflu), zanamivir (Relenza), peramivir (Rapivab) hoặc baloxavir (Xofluza). Những loại thuốc này có thể rút ngắn thời gian bệnh của bạn khoảng một ngày và giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Oseltamivir là một loại thuốc uống. Còn đối với zanamivir được sử dụng bằng cách hít qua một thiết bị tương tự như ống hít hen suyễn. Tuy nhiên, loại thuốc này không được sử dụng cho bất kỳ ai mắc phải một số vấn đề về hô hấp mãn tính, chẳng hạn như hen suyễn hay phổi.

Tác dụng phụ của thuốc kháng vi-rút có thể bao gồm buồn nôn và ói mửa. Những tác dụng phụ này có thể giảm bớt nếu dùng thuốc một cách hợp lí

Hầu hết các chủng cúm đang lưu hành đã trở nên kháng với amantadine và rimantadine (Flumadine), đây là những loại thuốc kháng vi-rút cũ không còn được khuyến cáo sử dụng.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
UỐN VÁN

UỐN VÁN

administrator
HẸP VAN HAI LÁ

HẸP VAN HAI LÁ

administrator
VIÊM AMIDAN

VIÊM AMIDAN

administrator
HẠ CAM

HẠ CAM

administrator
BỆNH LAO DA

BỆNH LAO DA

administrator
KHÍ PHẾ THŨNG

KHÍ PHẾ THŨNG

administrator
BẠCH CẦU CẤP DÒNG LYMPHO

BẠCH CẦU CẤP DÒNG LYMPHO

administrator
SỎI THẬN

SỎI THẬN

administrator