ĐAU THẦN KINH TỌA

daydreaming distracted girl in class

ĐAU THẦN KINH TỌA

 

Tổng quan

Đau thần kinh tọa là cơn đau tỏa ra dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, từ phần thắt lưng qua hông, mông và xuống chân. Thông thường, đau thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.

Đau thần kinh tọa thường là do thoát vị đĩa đệm, gai xương cột sống hoặc hẹp cột sống chèn ép một phần dây thần kinh. Điều này gây viêm, đau và tê ở chân bị ảnh hưởng.

Mặc dù cơn đau thần kinh tọa có thể nghiêm trọng, nhưng hầu hết các trường hợp có thể điều trị khỏi mà không cần phẫu thuật trong vài tuần. Những người bị đau thần kinh tọa nghiêm trọng, chân bị yếu đi đáng kể hoặc thay đổi ruột hoặc bàng quang có thể cần phải phẫu thuật để cải thiện triệu chứng của bệnh.

A picture containing person, clothing, wearing, posing

Description automatically generated

Đau thần kinh tọa gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Triệu chứng

Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, lan ra từ cột sống thắt lưng đến mông và và mặt sau của đùi và bắp chân

Cơn đau có nhiều mức độ, từ đau nhẹ đến cảm giác nóng rát, đau nhói hoặc đau dữ dội. Đôi khi bạn có cảm giác như bị điện giật. Nó có thể tồi tệ hơn khi bạn ho hoặc hắt hơi, và ngồi lâu một chỗ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Thông thường chỉ có một bên của cơ thể bị ảnh hưởng.

Một số người cũng bị tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân hoặc bàn chân bị ảnh hưởng. Bạn có thể bị đau ở một phần của chân và tê ở một phần khác.

Nguyên nhân

Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, thường là do thoát vị đĩa đệm ở cột sống hoặc do sự phát triển quá mức của xương (gai xương) trên đốt sống của bạn. Nguyên nhân hiếm gặp hơn là dây thần kinh có thể bị nén bởi một khối u hoặc bị tổn thương bởi một căn bệnh như tiểu đường. 

Diagram

Description automatically generated

Dây thần kinh tọa bị chèn ép dẫn đến đau dây thần kinh tọa

 

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ gây đau thần kinh tọa bao gồm:

  • Tuổi: Những thay đổi liên quan đến tuổi tác ở cột sống, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm và gai xương, là những nguyên nhân phổ biến nhất của đau thần kinh tọa.

  • Béo phì: Thừa cân, béo phì sẽ tăng gia tăng áp lực lên cột sống, góp phần vào những thay đổi cột sống gây ra đau thần kinh tọa.

  • Nghề nghiệp: Một công việc đòi hỏi bạn phải vặn lưng, mang vác nặng hoặc lái xe cơ giới trong thời gian dài có thể là yếu tố nguy cơ gây đau thần kinh tọa, tuy nhiên chưa có bằng chứng thuyết phục cho điều này.

  • Ngồi lâu: Những người ngồi trong thời gian dài hoặc có lối sống ít vận động có nhiều khả năng bị đau thần kinh tọa hơn những người năng động.

  • Tiểu đường: Bệnh lý này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh.

Phòng ngừa

Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa đau thần kinh tọa, và tình trạng này có thể tái phát. Những điều sau đây có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lưng của bạn:

  • Tập thể dục thường xuyên. 

  • Duy trì tư thế thích hợp khi ngồi. Chọn một chỗ ngồi có chỗ đỡ thắt lưng, có tay vịn và đế xoay. Cân nhắc đặt một chiếc gối hoặc khăn cuốn ở phần lưng nhỏ để duy trì đường cong bình thường của cột sống. Giữ cho đầu gối và hông của bạn ngang bằng.

  • Sử dụng cơ thể tốt: Khi bạn nâng một cái gì đó nặng, tránh dùng lực ở phần lưng, hông mà hãy dùng lực của chân bằng cách giữ lưng thẳng và chỉ uốn cong ở đầu gối, giữ vật cần nâng gần cơ thể của bạn, di chuyển thẳng lên và xuống, tránh nâng vật và vặn người cùng một lúc. 

Chẩn đoán

Trong quá trình kiểm tra thể chất, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe cơ bắp và phản xạ của bạn. Ví dụ, bạn có thể được yêu cầu đi bộ bằng ngón chân hoặc gót chân, đứng dậy từ tư thế ngồi xổm và, trong khi nằm ngửa, nâng chân lên từng cái một. Đau do đau thần kinh tọa thường sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong các hoạt động này.

Xét nghiệm hình ảnh

Nhiều người bị thoát vị đĩa đệm hoặc gai xương có xuất hiện trên hình ảnh X-quang và các xét nghiệm hình ảnh khác nhưng không có triệu chứng. Vì vậy, các bác sĩ thường không yêu cầu các xét nghiệm này trừ khi cơn đau của bạn nghiêm trọng, hoặc không cải thiện trong vòng vài tuần.

  • Tia X: Chụp X-quang cột sống của bạn có thể cho thấy gai xương đang đè lên dây thần kinh.

  • MRI: Cho hình ảnh chi tiết của xương và các mô mềm như thoát vị đĩa đệm.

  • Chụp CT

  • Điện tâm đồ (EMG): Giúp xác nhận chèn ép thần kinh do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp cột sống

Điều trị

Nếu cơn đau của bạn không cải thiện với các biện pháp tự chăm sóc, bác sĩ có thể đề nghị một số phương pháp điều trị sau đây.

Điều trị dùng thuốc

Các loại thuốc có thể được kê đơn cho đau thần kinh tọa bao gồm:

  • Thuốc chống viêm

  • Thuốc giãn cơ

  • Thuốc giảm đau

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng

  • Thuốc chống động kinh

Vật lý trị liệu

Một khi cơn đau cấp tính của bạn được cải thiện, bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu có thể thiết kế một chương trình phục hồi chức năng để giúp bạn phòng ngừa chấn thương trong tương lai. bao gồm các bài tập để điều chỉnh tư thế của bạn, tăng cường sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ lưng và cải thiện tính linh hoạt của bạn.

A picture containing person, clothing, person, feet

Description automatically generated

Đau dây thần kinh tọa mức độ nhẹ có thể điều trị bằng vật lý trị liệu

Tiêm steroid

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tiêm thuốc corticosteroid vào khu vực xung quanh rễ thần kinh liên quan. Corticosteroid giúp giảm đau bằng cách ức chế viêm xung quanh dây thần kinh bị kích thích. Các hiệu ứng thường biến mất trong một vài tháng. Liều lượng steroid bạn có thể nhận được bị hạn chế vì nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng tăng lên khi tiêm xảy ra quá thường xuyên.

Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi dây thần kinh bị đè nén quá mức khiến bạn yếu đi đáng kể, mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang, hoặc khi bạn bị đau dần dần trở nên tồi tệ hơn hoặc không cải thiện với các liệu pháp khác. Các bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ gai xương hoặc phần thoát vị đĩa đệm đang đè lên dây thần kinh bị chèn ép.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
AMIP ĂN NÃO

AMIP ĂN NÃO

administrator
ĐỔ MỒ HÔI TRỘM

ĐỔ MỒ HÔI TRỘM

Đổ mồ hôi là hoạt động bình thường của cơ thể để điều chỉnh nhiệt độ. Tuy nhiên, đổ mồ hôi vào nửa đêm hoàn toàn là một vấn đề khác. Đổ mồ hôi ban đêm có thể được định nghĩa là đổ mồ hôi vượt quá mức cần thiết để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Đổ mồ hôi ban đêm có thể xảy ra trong khi ngủ mà không phải do chăn dày hay phòng ngủ ấm áp gây ra. Thay vào đó, các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác có thể là nguyên nhân gây ra những đợt đổ mồ hôi đáng kể trong giấc ngủ. Đổ mồ hôi ban đêm có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, gây khó chịu. Do đó, mọi người nên tìm hiểu về nguyên nhân gây đổ mồ hôi ban đêm và cách giải quyết chúng.
administrator
U TẾ BÀO KHỔNG LỒ

U TẾ BÀO KHỔNG LỒ

Khối u tế bào khổng lồ của xương là một loại u lành tính có nhiều biểu hiện nhưng chúng không phải là ung thư. Những khối u này thường phát triển ở đầu các xương dài của cơ thể. Thông thường, chúng xuất hiện ở đầu dưới của xương đùi hoặc đầu trên của xương chày (xương ống chân), gần với khớp gối. Các khối u tế bào khổng lồ thường xảy ra ở người trẻ tuổi và phổ biến hơn ở nữ giới. Tình trạng này khá hiếm, chỉ xảy ra ở khoảng một trong số một triệu người mỗi năm. Mặc dù các khối u tế bào khổng lồ không phải là ung thư nhưng chúng nguy hiểm và có thể phá hủy xương xung quanh. Điều trị khối u tế bào khổng lồ hầu như bao gồm cả phẫu thuật để loại bỏ khối u và ngăn ngừa tổn thương xương gần khớp bị ảnh hưởng.
administrator
U XƠ VÒM MŨI HỌNG

U XƠ VÒM MŨI HỌNG

U xơ vòm mũi họng (bướu sợi mạch mũi họng ở trẻ vị thành niên) là khối u lành tính phổ biến nhất của vòm họng, vùng ở phía sau của khoang mũi nối mũi với miệng. Những khối u này có xu hướng phát triển ở nam giới trẻ tuổi từ 10 đến 25 tuổi. Hormone androgen có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của các khối u này.
administrator
VIÊM NIỆU ĐẠO

VIÊM NIỆU ĐẠO

administrator
SÓN TIỂU

SÓN TIỂU

administrator
VIÊM GÂN NHỊ ĐẦU VAI

VIÊM GÂN NHỊ ĐẦU VAI

administrator
ALZHEIMER

ALZHEIMER

administrator