U XƠ VÒM MŨI HỌNG

U xơ vòm mũi họng (bướu sợi mạch mũi họng ở trẻ vị thành niên) là khối u lành tính phổ biến nhất của vòm họng, vùng ở phía sau của khoang mũi nối mũi với miệng. Những khối u này có xu hướng phát triển ở nam giới trẻ tuổi từ 10 đến 25 tuổi. Hormone androgen có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của các khối u này.

daydreaming distracted girl in class

U XƠ VÒM MŨI HỌNG

Triệu chứng

Các triệu chứng phổ biến của u xơ vòm mũi họng bao gồm tắc nghẽn mũi và chảy máu cam nghiêm trọng lặp đi lặp lại. Nếu khối u phát triển đủ lớn, nó có thể gây ra:

  • Thay đổi ngoại hình trên khuôn mặt
  • Ngạt hoàn toàn hai bên mũi
  • Đau mặt hoặc đau đầu
  • Rối loạn thị giác

Theo thời gian, khối u có thể xâm lấn vào hốc mắt hoặc khoang sọ, gây mù lòa hoặc các vấn đề thần kinh nghiêm trọng khác.

 

Chẩn đoán

Các bác sĩ sử dụng nội soi mũi cũng như các nghiên cứu chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán u xơ vòm mũi họng.

Vì những khối u này thường xảy ra ở một vị trí điển hình trong vòm họng và có các đặc điểm đặc trưng trên các nghiên cứu X quang, nên thông thường không cần sinh thiết để lập kế hoạch điều trị.

 

Điều trị u xơ vòm mũi họng

Phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp điều trị chính cho u xơ vòm mũi họng. Những khối u này được cung cấp nhiều máu và có nhiều mạch máu, nên có thể gây mất máu đáng kể trong quá trình phẫu thuật. Để giảm lượng máu chảy tại thời điểm phẫu thuật cắt bỏ, một thủ thuật gọi là chụp động mạch và thuyên tắc mạch/can thiệp nội mạch (angiography and Embolization-AE) thường được thực hiện vào một ngày trước khi phẫu thuật.

Phương pháp truyền thống để loại bỏ khối u bằng phẫu thuật bao gồm các vết rạch trên khuôn mặt hoặc các vết cắt qua vòm miệng. Các kỹ thuật nội soi hiện đại đã thay thế các phương pháp tiếp cận cũ hơn này. Với thiết bị phù hợp và chuyên môn, ngay cả những khối u rất lớn cũng có thể được loại bỏ bằng phương pháp nội soi qua lỗ mũi. Phương pháp này giúp tránh thay đổi diện mạo bên ngoài, giảm cảm giác khó chịu sau phẫu thuật và thời gian lành vết thương ngắn hơn.

Bởi vì khối u có khả năng tái phát sau khi phẫu thuật cắt bỏ, kiểm tra nội soi mũi thường xuyên và nghiên cứu ảnh y khoa thường được sử dụng để theo dõi sự tái phát của khối u sau khi phẫu thuật. Các khối u tái phát thường được loại bỏ.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, chuyển biến nặng, xạ trị được coi là một lựa chọn để điều trị.

 
Có thể bạn quan tâm?
MẤT THÍNH LỰC

MẤT THÍNH LỰC

administrator
LAO RUỘT, PHÚC MẠC VÀ MẠC TREO CÁC TUYẾN (LAO BỤNG)

LAO RUỘT, PHÚC MẠC VÀ MẠC TREO CÁC TUYẾN (LAO BỤNG)

administrator
HẸP THỰC QUẢN

HẸP THỰC QUẢN

administrator
VIÊM DA CƠ ĐỊA

VIÊM DA CƠ ĐỊA

administrator
VIÊM MÀNG NGOÀI TIM CO THẮT

VIÊM MÀNG NGOÀI TIM CO THẮT

administrator
HỘI CHỨNG WEST (CO THẮT Ở TRẺ SƠ SINH)

HỘI CHỨNG WEST (CO THẮT Ở TRẺ SƠ SINH)

administrator
NẤM DA ĐÙI

NẤM DA ĐÙI

administrator
VIÊM MŨI HỌNG

VIÊM MŨI HỌNG

administrator