Cấu trúc của dây rốn
Dây rốn được hình thành từ trong cơ thể thai nhi. Khi quá trình thụ tinh diễn ra, trứng sẽ phát triển thành phôi thai, một phần còn lại trứng hình thành nên nhau thai.
Yolk sac được hình thành khi các tế bào trong phôi thai phát triển (túi noãn hoàng, là bộ phận nuôi dưỡng bào thai giai đoạn sớm). Lúc này yolk sac và niệu nang sẽ hình thành nên dây rốn.
Dây rốn mềm có hình tròn, trơn là bộ phận nối giữa da bụng của thai nhi với bánh nhau thai của mẹ. Dây rốn được nối bởi hai đầu, một đầu sẽ gắn với nhau và đầu còn lại của dây rốn sẽ được nối với bào thai bằng một lỗ nhỏ ở vị trí bụng, khi quá trình phát triển hoàn thiện, lỗ nhỏ này được gọi là rốn.
Cấu tạo của Dây rốn
Dây rốn của mỗi thai nhi đều mang đặc điểm khác nhau về hình dạng và chiều dài. Trung bình dây rốn có thể dài khoảng 56cm và có đường kính khoảng 1.5 – 2cm. Tuy nhiên, chiều dài đỉnh điểm của dây rối có thể đạt được khi vào tuần thứ 28 của thai kỳ.
Dây rốn bao gồm: 1 tĩnh mạch và 2 động mạch ở bên trong được bao bọc bởi chất thạch warton. Khi thai nhi ra đời, dây rốn sẽ được cắt đi ở vị trí gần sát với bụng của em bé, vị trí này được gọi là cuống rốn.
Động mạch dây rốn có cấu tạo bao gồm hai lớp chính: lớp ngoài bao gồm các tế bào cơ trơn được sắp xếp theo vòng tròn và một lớp bên trong với các tế bào được sắp xếp khá bất thường và lỏng lẻo được nhúng trong chất nền metacromatic. Các tế bào này chỉ chứa một vài sợi cơ nhỏ và không có khả năng đóng góp nhiều vào quá trình đóng tử cung sau sinh.
Chức năng của dây rốn
Trong quá trình thụ tinh, trứng thụ tinh tạo thành hợp tử và phân chia thành hai phần. Một phần sẽ phát triển thành thai nhi trong tử cung. Phần còn lại phần sẽ trở thành bánh nhau. Dây rốn là bộ phận liên kết của hai phần này với nhau được hình thành vào tuần thứ 5 của thai kì.
Trên thực tế, dây rốn còn giúp hình thành bánh nhau và gắn kết với thành tử cung. Bộ phận này giúp các chất dinh dưỡng và oxy được vận chuyển từ mẹ sang thai nhi, đồng thời thải các chất thừa và máu thiếu oxy từ thai nhi qua mẹ.
Ngoài ra, dây rốn còn có chức năng ngăn máu không bị pha trộn, giúp thai nhi sống sót và tăng trưởng cũng như tạo ra hormone hCG giúp duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Khi chào đời, dây rốn sẽ được cắt đi. Phần còn lại của dây rốn sẽ khô và rụng sau vài ngày.
Vấn đề sức khỏe liên quan tới dây rốn
Dây rốn chỉ có 1 động mạch
Hiện tượng hiếm khi xảy ra, tuy nhiên khi tình trạng này xảy ra có thể khiến máu thiếu oxy, dinh dưỡng và sản phẩm thừa không được loại bỏ thích hợp từ thai nhi. Hiện tượng này có thể gây ra một số tác động đến sức khỏe của thai nhi bao gồm các khuyết tật thai nhi, bệnh tim và rối loạn nhiễm sắc thể, tác động đến hệ thần kinh và ống tiết niệu. Tuy nhiên, khi phát hiện kịp thời bằng phương pháp siêu âm có thể xác định sớm tình trạng này và có các biện pháp can thiệp thích hợp.
Sa dây rốn
Khi thai nhi di chuyển qua tầng sinh môn trong quá trình chuyển dạ, dây rốn có thể sa ra trước và bị chèn ép khi bé chào đời.
Tình trạng này có thể gây nguy hiểm vì nguồn cung cấp máu bị giảm xuống hoặc tắc nghẽn nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng thai nhi nếu em bé không thể sinh ra nhanh chóng.
Nang dây rốn
Nang có thể hình thành trong dây rốn, tuy nhiên rất hiếm gặp. Cũng giống như một số tình trạng khác, nang dây rốn chỉ được phát hiện khi siêu âm. Nếu tình trạng xảy ra không được xử lý sẽ gây ra các bất thường nhiễm sắc thể, thận và cả bụng ở thai nhi.
Dây rốn thắt nút
Đây là một trong những vấn đề thường gặp có liên quan đến dây rốn trong quá trình mang thai và chuyển dạ. Tình trạng này xảy ra khi dây rốn quấn quanh cổ, cánh tay hay chân của em bé. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xử lý từ bên ngoài thông qua việc tháo hay cắt bỏ sau khi em bé chào đời. Trong một số trường hợp hiếm, dây rốn bị thắt nút, có thể đe dọa đến tính mạng của thai nhi do nguồn cung cấp máu, oxy và dinh dưỡng bị ngừng lại.

Dây rốn thắt nút là một tình trạng thường xảy ra trong thai kì và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của em bé
Nhau tiền đạo
Tình trạng này khiến mạch máu bị rách và chảy máu do mạch máu trong dây rốn bị lạc chỗ. Các mạch máu này có thể không được dây rốn bảo vệ và trượt xuống dưới thai nhi.
Nếu có hiện tượng xuất huyết âm đạo ở tam cá nguyệt thứ hai hay ba, nguyên nhân có thể do mạch máu tiền đạo. Lúc này, bạn nên đi bệnh viện ngay lập tức để được can thiệp kịp thời.
Những vấn đề cần lưu ý
Cần có chế độ dinh dưỡng điều độ cho mẹ và bé: các bà mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất và tránh sử dụng các thực phẩm có hại như thuốc lá, rượu bia, đồ ăn tái, sống,…
Cần tập luyện thể dục khi mang thai: các bà mẹ nên tập thể dục đều đặn để cơ thể khỏe khoắn và tránh các môn thể thao hoặc hoạt động mạnh như chạy bộ, nhảy,…
Sinh hoạt khoa học: các bà mẹ cần nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc, không thức khuya,
Khám thai định kỳ: các bà mẹ cần thực hiện các siêu âm và khám thai thường xuyên để theo dõi thai nhi một cách chính xác nhất.