HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN (PNS)

Hệ thần kinh ngoại biên (PNS, hay hệ thần kinh ngoại vi) là một trong hai phần chính của hệ thần kinh trong cơ thể. PNS cung cấp thông tin tới não của chúng ta từ hầu hết các giác quan của cơ thể. Nó mang các tín hiệu cho phép bạn cử động các cơ của mình. PNS cũng cung cấp các tín hiệu mà não của bạn sử dụng để kiểm soát các quá trình quan trọng, vô thức như nhịp tim và nhịp thở.

daydreaming distracted girl in class

HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN (PNS)

TỔNG QUÁT

Hệ thần kinh ngoại vi là gì?

Hệ thần kinh ngoại vi (PNS) là một phần của hệ thần kinh, nằm bên ngoài não và tủy sống. Nó đóng vai trò quan trọng trong cả việc gửi thông tin từ các khu vực khác nhau của cơ thể trở lại não, cũng như thực hiện các mệnh lệnh từ não đến các bộ phận khác.

Một số tín hiệu trong số đó, như tín hiệu đến tim và ruột của bạn, là tự động. Và một số tín hiệu khác nằm trong tầm kiểm soát của bạn.

Sự khác biệt giữa hệ thống thần kinh ngoại vi và trung ương là gì?

Hệ thống thần kinh của bạn bao gồm hai phần chính: hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống thần kinh ngoại biên. Hệ thống thần kinh trung ương của bạn bao gồm hai cơ quan, não và tủy sống.

Hệ thống thần kinh ngoại vi của bạn là tất cả các bộ phận khác và bao gồm các dây thần kinh đi từ tủy sống và não của bạn nhằm chỉ huy khuôn mặt và phần còn lại của cơ thể chúng ta. Thuật ngữ "ngoại vi" là từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là xung quanh hoặc bên ngoài khu vực trung tâm.

CHỨC NĂNG

Chức năng của hệ thống thần kinh ngoại biên là gì?

Hệ thống thần kinh ngoại biên có hai phần phụ tự động và soma.

  • Tự động: Đây là các quá trình của hệ thần kinh mà não của bạn vận hành một cách tự động, đồng nghĩa với việc bạn không cần nghĩ đến chúng.

  • Soma: Đây là những chức năng bạn quản lý bằng cách suy nghĩ về chúng.

Hai hệ thống phụ đó là cách hệ thống thần kinh ngoại biên thực hiện 3 công việc chính của nó:

  • Các giác quan: PNS là một phần quan trọng trong cách bộ não của bạn nhận được thông tin về thế giới xung quanh chúng ta. Công việc này thuộc hoạt động của hệ thống thần kinh soma.

  • Chuyển động: Các dây thần kinh ngoại vi của bạn truyền tín hiệu lệnh đến tất cả các cơ trong cơ thể mà bạn có thể kiểm soát một cách có ý thức. Công việc này cũng thuộc hoạt động của hệ thần kinh soma.

  • Các quá trình vô thức: Đây là cách bộ não của bạn điều hành các quá trình quan trọng mà không phụ thuộc vào suy nghĩ của bạn về chúng. Ví dụ về điều này bao gồm nhịp tim và huyết áp. Công việc này phụ thuộc vào hệ thống thần kinh tự động của bạn.

Giác quan

Bộ não của bạn giống như một siêu máy tính hoạt động mạnh mẽ. Tuy nhiên, nó không biết gì về thế giới bên ngoài cơ thể bạn khi không có tín hiệu đầu vào từ bên ngoài. Đó là lý do tại sao hệ thống thần kinh ngoại vi của bạn rất quan trọng. Máy tính cần các thiết bị ngoại vi như máy ảnh, micrô hoặc bàn phím để cung cấp thông tin từ bên ngoài và bộ não của bạn cũng vậy.

Hệ thống thần kinh ngoại biên của bạn là cách bộ não của bạn nhận được thông tin về thế giới bên ngoài. Hầu hết hệ thống thần kinh ngoại biên của bạn di chuyển đến phần còn lại của cơ thể thông qua tủy sống của bạn. Các dây thần kinh sọ của bạn không giống như các dây thần kinh ngoại vi khác ở chỗ những dây thần kinh rất đặc biệt này kết nối trực tiếp với não của bạn. Những dây thần kinh này mang tín hiệu từ mũi, tai và miệng, cũng như nhiều cơ quan khác. Các dây thần kinh sọ của bạn cũng giúp cung cấp thông tin về cảm giác, xúc giác ở vùng mặt, đầu và cổ.

Các dây thần kinh ngoại biên khác đan xen khắp mọi bộ phận của cơ thể bạn. Chúng trải dài khắp mọi nơi, kể cả đầu ngón tay và ngón chân của bạn. Các dây thần kinh cảm giác ở bàn tay và bàn chân của bạn cũng là một phần của việc bộ não tiếp nhận thông tin từ thế giới bên ngoài. Các dây thần kinh vận động cho phép bạn cử động các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Sự chuyển động

Các dây thần kinh ngoại vi phân nhánh ra khắp cơ thể cung cấp các tín hiệu chỉ huy từ não đến các cơ của bạn. Điều đó cho phép bạn di chuyển và làm tất cả các hoạt động, từ những việc đơn giản như ngoáy mũi cho đến những việc phức tạp như tung hứng.

Quá trình vô thức

Hệ thống thần kinh tự động hoạt động mà chúng ta không cần nghĩ đến nó. Một phần bộ não của bạn luôn hoạt động, quản lý các quá trình giúp chúng ta tồn tại. Bộ não của bạn cần hệ thống thần kinh ngoại vi để kiểm soát các chức năng đó. Ví dụ về các quá trình này bao gồm nhịp tim, nhịp thở, huyết áp và quá trình tiêu hóa thức ăn của đường ruột.

Các loại tín hiệu thần kinh

Các dây thần kinh của bạn bao gồm các bó tế bào thần kinh, có các phần mở rộng dài ra giống như cánh tay được gọi là sợi trục. Các tế bào thần kinh và sợi trục xoắn và đan xen vào nhau để tạo thành các sợi thần kinh. Điều này tương tự như cách nhiều sợi vải cuộn xoắn lại với nhau để tạo thành chỉ khâu. Một số dây thần kinh mang thông tin tới não của bạn và những dây khác đưa thông tin ra khỏi não.

  • Cảm giác: Những dây thần kinh này mang thông tin đến não và tủy sống của bạn. Chúng kết nối trực tiếp với não của bạn thông qua các dây thần kinh sọ hoặc mang thông tin đến các dây thần kinh cột sống của bạn, sau đó truyền vào tủy sống. Vị trí kết nối thần kinh cảm giác với tủy sống của bạn nằm ở mặt sau của tủy sống.

  • Vận động: Những dây thần kinh này mang tín hiệu từ não của bạn đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Chúng chỉ mang thông tin ra khỏi bộ não của bạn. Vị trí kết nối thần kinh vận động nằm ở mặt trước của tủy sống; nghĩa là, những dây thần kinh này chỉ để gửi các lệnh thực hiện chuyển động của cơ.

  • Tự động: Những dây thần kinh này kiểm soát các chức năng tự động của các cơ quan và hệ thống trong cơ thể bạn. Các dây thần kinh tự động thường liên quan đến các sợi thần kinh hỗn hợp, một số trong số đó mang các tín hiệu từ não của bạn đến đích và những sợi khác mang thông tin về chức năng của một cơ quan trở lại não của bạn.

Hệ thống dây thần kinh ngoại vi giúp ích như thế nào đối với các cơ quan khác?

Hệ thần kinh tự động, là một phần của hệ thần kinh ngoại vi, giúp não kiểm soát tất cả các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Điều đó cũng giúp não của bạn tự chăm sóc cho chính nó. Một ví dụ về điều này là não của bạn kiểm soát nhịp tim của bạn, điều này đảm bảo tim bơm máu đến cơ thể và não của bạn. Nếu không có dòng máu đó, não của bạn sẽ chết trong vài phút.

Hệ thống thần kinh ngoại vi của bạn cũng chuyển tiếp các tín hiệu thần kinh từ các cơ quan đó đến não n. Ví dụ như cảm giác ấm bên trong dạ dày khi bạn uống đồ uống nóng hoặc cảm thấy no sau bữa ăn.

GIẢI PHẪU HỌC

Hệ thần kinh ngoại vi nằm ở đâu?

Hệ thống thần kinh ngoại vi của bạn mở rộng ra khắp mọi nơi trong cơ thể mà không chỉ là tủy sống hoặc não của bạn. Nó bao gồm:

  • Dây thần kinh sọ: Có 12 cặp dây thần kinh kết nối trực tiếp với não của bạn và 11 trong số chúng là một phần của hệ thống thần kinh ngoại vi (dây thần kinh sọ thứ hai, kiểm soát thị giác của bạn, là một phần của hệ thống thần kinh trung ương). 11 dây thần kinh này là một phần của các giác quan về khứu giác, thính giác, vị giác và xúc giác mà bạn có ở vùng da trên đầu, mặt và cổ. Một trong số 11 dây, dây thần kinh phế vị, kéo dài xuống và gắn vào tất cả các cơ quan quan trọng từ cổ đến ruột kết.

  • Dây thần kinh cột sống: Đây là 31 cặp dây thần kinh gắn vào cột sống của bạn ở mỗi đoạn xương (đốt sống) trong cột sống.

Tất cả các dây thần kinh trên đều phân nhánh ra và trở thành các dây thần kinh nhỏ hơn lan truyền khắp cơ thể của bạn. Cuối cùng chúng kết thúc ở những vị trí như đầu ngón tay và ngón chân hoặc ngay bên dưới bề mặt da của bạn.

Hệ thần kinh ngoại vi trông như thế nào?

Một cách để tưởng tượng về hệ thống thần kinh của bạn là giống như một cái cây lộn ngược, với bộ não của bạn là rễ cây và tủy sống là thân cây. Hệ thống thần kinh ngoại vi của bạn lan tỏa ra khắp các phần còn lại của cơ thể như tay chân, cành cây.

Hệ thần kinh ngoại vi được cấu tạo từ gì?

Hệ thống thần kinh ngoại vi của bạn bao gồm nhiều loại tế bào và cấu trúc thần kinh khác nhau. Các dây thần kinh ngoại biên và dây thần kinh sọ có các trung tâm chỉ huy là các neuron cũng như các “tuyến đường” gửi thông tin được gọi là sợi trục và tua gai. Các tế bào bao gồm:

Tế bào thần kinh

Tế bào thần kinh (noron) là những tế bào gửi và chuyển tiếp tín hiệu thông qua hệ thống thần kinh của bạn, sử dụng cả tín hiệu điện và hóa học. Mỗi nơron bao gồm:

  • Thân tế bào: Đây là phần chính của tế bào.

  • Sợi trục: Đây là một bộ phận dài giống như cánh tay vươn ra ngoài thân tế bào. Ở cuối sợi trục là một số phần mở rộng ra giống như ngón tay, nơi tín hiệu điện trong tế bào thần kinh trở thành tín hiệu hóa học. Những phần mở rộng này, được gọi là khớp thần kinh, dẫn đến các tế bào thần kinh gần đó.

  • Sợi nhánh (Dendrites): Đây là những phần mở rộng giống như nhánh nhỏ. Dendrites là điểm nhận các tín hiệu hóa học từ khớp thần kinh của các tế bào lân cận khác.

  • Bao myelin: Đây là một lớp mỏng bao gồm các hợp chất hóa học béo. Myelin bao quanh sợi trục của nhiều tế bào thần kinh và hoạt động như một lớp bọc bảo vệ.

Sự kết nối nơ-ron cực kỳ phức tạp và các tua gai trên một nơron có thể kết nối với hàng nghìn synapse khác. Một số tế bào thần kinh dài hơn hoặc ngắn hơn, tùy thuộc vào vị trí của chúng trong cơ thể bạn và những hoạt động của chúng.

Tế bào thần kinh đệm

Tế bào thần kinh đệm thực hiện nhiều chức năng khác nhau, giúp phát triển và duy trì tế bào thần kinh khi bạn còn trẻ và quản lý cách thức hoạt động của tế bào thần kinh trong suốt cuộc đời của bạn. Chúng cũng bảo vệ hệ thống thần kinh của bạn khỏi nhiễm trùng, kiểm soát sự cân bằng hóa học trong hệ thần kinh của bạn và tạo ra lớp phủ myelin trên sợi trục tế bào thần kinh. Hệ thần kinh của bạn có số lượng tế bào thần kinh đệm nhiều hơn 10 lần so với tế bào thần kinh.

TÌNH TRẠNG VÀ RỐI LOẠN

Những tình trạng và rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh ngoại biên là gì?

Có nhiều tình trạng và nguyên nhân gây ra bệnh thần kinh ngoại biên, có nghĩa là bệnh lý hoặc tổn thương hệ thần kinh ngoại vi của bạn. Một số ví dụ phổ biến nhất bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường loại 2. Bệnh tiểu đường loại 2 không được kiểm soát sẽ từ từ làm tổn thương hệ thống thần kinh ngoại vi của bạn. Đây là lý do tại sao những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị mất cảm giác ở bàn chân và cẳng chân. Bệnh tiểu đường này là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thần kinh ngoại biên.

  • Các tình trạng tự miễn dịch và viêm nhiễm. Chúng bao gồm lupus, hội chứng Guillain-Barré, viêm khớp dạng thấp và nhiều hơn thế nữa.

  • Bệnh Hansen (hay còn gọi là bệnh phong). Mặc dù ảnh hưởng của bệnh này - hiếm gặp ở các nước phát triển - có thể nhìn thấy rõ nhất trên da của bạn, nhưng nó cũng làm tổn thương các dây thần kinh ngoại vi của chúng ta.

  • Tình trạng bẩm sinh và di truyền. Đây là những vấn đề bạn gặp phải khi mới sinh ra. Bệnh lý di truyền là những tình trạng bạn thừa hưởng từ một hoặc cả hai người cha mẹ.

  • Nhiễm trùng. Tổn thương dây thần kinh có thể xảy ra do vi rút như HIV hoặc vi khuẩn như Borrelia burgdorferi, gây ra bệnh Lyme. Một ví dụ phổ biến khác là mắc bệnh zona, có thể dẫn đến đau dây thần kinh kéo dài.

  • Thuốc và thủ thuật y tế. Một số loại thuốc kháng sinh và thuốc hóa trị ung thư có thể làm tổn thương các dây thần kinh ngoại vi. Tình trạng tổn thương dây thần kinh này cũng có thể xảy ra như một tác dụng phụ của phẫu thuật.

  • Chất độc. Các kim loại nặng độc hại như thủy ngân hoặc chì có thể làm tổn thương các dây thần kinh ngoại vi. Nhiều hóa chất công nghiệp cũng có thể gây ra tình trạng này.

  • Tổn thương. Chấn thương có thể gây ra tổn thương thần kinh, có thể lâu dài hoặc thậm chí vĩnh viễn. Sưng tấy do chấn thương cũng có thể gây áp lực quá lớn lên các dây thần kinh ngoại vi. Hội chứng ống cổ tay và đau thần kinh tọa là những ví dụ về rối loạn chèn ép dây thần kinh.

  • Các khối u. Các khối u ác tính, hay còn gọi là ung thư và các khối u lành tính (vô hại) đều có thể gây rối loạn hệ thần kinh ngoại vi của bạn.

Các tình trạng ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh trung ương đều có thể tác động tới hệ thống thần kinh ngoại biên của bạn. Mặc dù những tình trạng này không ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh ngoại vi, nhưng chúng vẫn có thể làm gián đoạn cách hoạt động của nó.

Các dấu hiệu hoặc triệu chứng thường gặp của bệnh lý hệ thần kinh ngoại vi?

Các triệu chứng của các vấn đề về hệ thần kinh ngoại vi phụ thuộc vào các loại dây thần kinh bị ảnh hưởng

Tổn thương dây thần kinh vận động ảnh hưởng đến cơ của bạn gây:

  • Yếu ớt.

  • Chuột rút, co thắt, run hoặc co giật.

  • Co rút cơ.

  • Mất kiểm soát cơ.

Tổn thương dây thần kinh cảm giác gây ra các triệu chứng sau:

  • Ít hoặc không có cảm giác chạm tại vùng bị ảnh hưởng. Xúc giác giảm có thể khiến bạn có cảm giác như đang đeo một chiếc găng tay hoặc vật gì khác cản trở xúc giác của mình. Bạn cũng có thể mất khả năng cảm nhận nhiệt độ hoặc cảm giác rung. Nếu tình trạng này ảnh hưởng đến bàn tay hoặc bàn chân của bạn, nó có thể làm cho các hành động đơn giản như đi bộ hoặc cài cúc áo sơ mi trở nên khó khăn hơn nhiều.

  • Ngứa ran hoặc tê (dị cảm). Cảm giác này giống như khi một cánh tay hoặc chân xuất hiện cảm giác "kim châm".

  • Đau thần kinh. Còn được gọi là đau dây thần kinh, cảm giác này thường giống như đau rát hoặc đau nhói xung quanh khu vực bị ảnh hưởng. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể nghiêm trọng đến mức khiến bạn không thể ngủ hoặc không tiếp tục sinh hoạt bình thường. Một số tình trạng, chẳng hạn như chứng dị ứng, có thể khiến bạn cảm thấy đau ngay cả khi tiếp xúc nhẹ với một vật mềm như quần áo hoặc giường.

Tổn thương dây thần kinh tự động của bạn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan và hệ thống sau:

  • Hệ tuần hoàn: Tổn thương dây thần kinh tự động có thể cản trở khả năng quản lý huyết áp của cơ thể bạn.

  • Hệ tiêu hóa: Điều này có thể gây ra khó tiêu hóa thức ăn, tùy thuộc vào vị trí của bộ phận bị ảnh hưởng trong đường tiêu hóa của bạn.

  • Kiểm soát da và nhiệt độ: Những người bị tổn thương dây thần kinh tự động có thể cảm thấy khó chịu khi trời nóng. Họ cũng có thể đổ mồ hôi quá nhiều (hyperhidrosis) hoặc quá ít (anhidrosis).

Các xét nghiệm thông thường để kiểm tra sức khỏe của hệ thần kinh ngoại biên?

Nhiều xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán các tình trạng ảnh hưởng đến hệ thần kinh ngoại vi của bạn. Thủ thuật bắt đầu phổ biến nhất là khám thần kinh, bác sĩ yêu cầu bạn sử dụng các bộ phận khác nhau của cơ thể, đặc biệt là cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân, theo những cách nhất định.

Một số bài xét nghiệm biến khác bao gồm:

  • Xét nghiệm máu (những xét nghiệm này có thể phát hiện ra nhiều vấn đề, từ các vấn đề về hệ thống miễn dịch đến các chất độc, đặc biệt là các kim loại như thủy ngân hoặc chì).

  • Kiểm tra dẫn truyền thần kinh.

  • Điện cơ đồ.

  • Siêu âm thần kinh.

  • Sinh thiết dây thần kinh.

  • Xét nghiệm di truyền.

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI).

Các phương pháp điều trị thông thường cho các vấn đề về hệ thần kinh ngoại biên là gì?

Các phương pháp điều trị các vấn đề về hệ thần kinh ngoại vi cũng đa dạng như chính các vấn đề đó. Trong nhiều trường hợp, việc điều trị nguyên nhân cơ bản của các vấn đề về hệ thần kinh ngoại vi có thể làm giảm tác động lên hệ thống đó. Các phương pháp điều trị cho tình trạng này có thể sẽ không hiệu quả đối với các loại vấn đề khác.

Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Thuốc men. Nhiều loại thuốc có thể điều trị các vấn đề về hệ thần kinh ngoại vi. Thuốc có thể có nhiều dạng, bao gồm thuốc tiêm, thuốc uống hoặc miếng dán giải phóng chậm.

  • Phẫu thuật. Phẫu thuật có thể giúp nối lại các dây thần kinh bị cắt và giảm đau do dây thần kinh bị chèn é[.

  • Kích ứng thần kinh dưới da bằng xung điện. Quá trình này liên quan đến việc sử dụng một dòng điện nhẹ để can thiệp vào cách các dây thần kinh truyền tín hiệu đau.

  • Cắt bỏ dây thần kinh. Kỹ thuật này liên quan đến việc cố ý làm hỏng một dây thần kinh bị trục trặc. Thủ thuật này có thể giúp điều trị cơn đau mãn tính bằng cách ngăn dây thần kinh bị trục trặc gửi tín hiệu đến não của bạn.

  • Vật lý trị liệu. Điều này có thể giúp bạn phục hồi sau chấn thương, các thủ thuật y tế hoặc cải thiện các triệu chứng đau. Nó cũng có thể giúp bạn thích nghi với những thay đổi của hệ thần kinh.

  • Châm cứu. Kỹ thuật này bao gồm việc đưa những chiếc kim cực nhỏ vào các điểm khác nhau trên cơ thể bạn. Mặc dù kỹ thuật này thường được biết đến là một phương pháp điều trị cổ xưa của Trung Quốc, nhưng việc sử dụng nó trong y học hiện đại đang ngày càng phát triển. Nhiều bác sĩ y khoa, đặc biệt là bác sĩ gây mê hoặc chuyên gia về quản lý cơn đau, sử dụng châm cứu để điều trị các vấn đề về thần kinh.

  • Thiết bị đeo. Chúng bao gồm các thiết bị y tế như nẹp, gậy và khung tập đi, giày dép đặc biệt và nhiều hơn thế nữa.

CHĂM SÓC

Làm thế nào tôi có thể ngăn ngừa các tình trạng và vấn đề ở hệ thần kinh ngoại vi?

Phòng ngừa là chìa khóa cho nhiều tình trạng có thể gây tổn thương hệ thần kinh ngoại vi. Một số điều quan trọng bạn có thể làm bao gồm:

  • Có một chế độ ăn uống cân bằng. Sự thiếu hụt một số loại vitamin nhất định, đặc biệt là vitamin B12, có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bạn và gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Các vitamin khác, đặc biệt là B6, là chất độc và gây ra bệnh thần kinh ngoại vi ở mức độ nặng.

  • Duy trì hoạt động thể chất và cân nặng hợp lý. Điều này rất quan trọng để ngăn ngừa các chấn thương có thể gây tổn thương dây thần kinh. Cùng với việc quản lý chế độ ăn uống của bạn, có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi phát của bệnh tiểu đường type 2, bệnh gây tổn thương các dây thần kinh ngoại vi theo thời gian.

  • Mang thiết bị an toàn khi cần thiết. Chấn thương là một nguyên nhân chính của tổn thương thần kinh. Sử dụng thiết bị an toàn trong các hoạt động làm việc và vui chơi có thể bảo vệ bạn khỏi những chấn thương hoặc hạn chế mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

  • Quản lý các tình trạng mãn tính theo khuyến cáo. Nếu bạn có một tình trạng mãn tính có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại vi, đặc biệt là bệnh tiểu đường loại 2, điều quan trọng là phải quản lý bệnh đó theo khuyến cáo của bác sĩ. Điều đó có thể hạn chế ảnh hưởng của tình trạng hoặc trì hoãn thời gian để bệnh trở nên tồi tệ hơn.

LƯU Ý

Hệ thống thần kinh ngoại biên của bạn là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nó giúp bạn cử động và cung cấp thông tin quan trọng từ các giác quan đến não của bạn. Phòng ngừa là chìa khóa khi chăm sóc sức khỏe của hệ thống thần kinh của bạn. Ngay cả với những tình trạng không thể chữa khỏi, bạn thường có thể hạn chế được mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng của những tình trạng này đến cuộc sống của mình.

 

Có thể bạn quan tâm?
MÀNG TRINH

MÀNG TRINH

Màng trinh là một phần mô bao phủ hoặc một phần xung quanh cửa âm đạo. Nó được hình thành trong quá trình phát triển và hiện diện trong khi sinh. Nó mỏng dần theo thời gian. Một số người sẽ cảm thấy đau hoặc chảy máu khi màng trinh của họ bị rách nhưng ở một số người khác không nhận thấy điều này.
administrator
THANH QUẢN

THANH QUẢN

Thanh quản là một ống rỗng nối cổ họng (hầu) với phần còn lại của hệ hô hấp. Thanh quản giúp bạn nuốt một cách an toàn và chứa các dây thanh âm, vì vậy nó thường được gọi là hộp thoại. Một số tình trạng và hành vi nhất định có thể làm tổn thương thanh quản và giọng nói của bạn, nhưng một số chiến lược và bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn.
administrator
BẠCH CẦU ĐƠN NHÂN

BẠCH CẦU ĐƠN NHÂN

Bạch cầu đơn nhân là một loại tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của bạn. Bạch cầu đơn nhân biến thành đại thực bào hoặc tế bào tua khi vi trùng hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bạn. Các tế bào tiêu diệt kẻ xâm lược hoặc cảnh báo các tế bào máu khác để giúp tiêu diệt nó, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
administrator
CƠ BẮP ĐÙI

CƠ BẮP ĐÙI

Đùi là bộ phận có chứa nhiều cơ. Cơ tứ đầu và gân kheo giúp chúng ta uốn cong, mở rộng hông và đầu gối. Các cơ khép giúp di chuyển các chân vào bên trong. Cơ lược và cơ may cho phép chúng ta uốn và xoay đùi ở các khớp hông.
administrator
MAO MẠCH

MAO MẠCH

Mao mạch là những mạch máu mỏng manh cung cấp máu, chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào khắp cơ thể. Chúng hoạt động theo những cách khác nhau để hỗ trợ các cơ quan và hệ thống hoạt động.
administrator
THUỐC GIẢM ĐAU

THUỐC GIẢM ĐAU

Thuốc giảm đau được sử dụng để giúp bạn vượt qua những cơn đau, tạo ra cảm giác thoải mái.
administrator
TUYẾN YÊN

TUYẾN YÊN

Tuyến yên là một tuyến nội tiết nhỏ bằng hạt đậu nằm ở đáy não bên dưới vùng dưới đồi. Nó giải phóng một số hormone quan trọng và kiểm soát chức năng của nhiều tuyến khác của hệ thống nội tiết.
administrator
DÂY THẦN KINH

DÂY THẦN KINH

Mỗi chúng ta có các dây thần kinh ở nhiều vị trí trên toàn bộ cơ thể. Các dây thần kinh gửi các tín hiệu điện giúp bạn cảm nhận được các cảm giác và cử động cơ bắp của mình. Các dây thần kinh cũng kiểm soát các chức năng của cơ thể như tiêu hóa thức ăn và duy trì nhịp tim. Các dây thần kinh là một trong những phần cơ bản của hệ thống thần kinh của chúng ta.
administrator