HỆ THỐNG ĐIỆN TIM

Trái tim con người là một động cơ phải làm việc 24/7 để giữ cho cơ thể tồn tại, nó phải phải động một cách đáng tin cậy và hiệu quả. Để làm được điều này, nó dựa vào một mạng lưới các tế bào chuyên biệt dẫn điện đến các bộ phận khác nhau của trái tim. Mạng lưới này được gọi là hệ thống điện của tim.

daydreaming distracted girl in class

HỆ THỐNG ĐIỆN TIM

TỔNG QUÁT

Hệ thống điện tim là gì?

Trái tim con người là một động cơ phải làm việc 24/7 để giữ cho cơ thể tồn tại, nó phải hoạt động một cách đáng tin cậy và hiệu quả. Để làm được điều này, nó dựa vào một mạng lưới tế bào chuyên biệt được gọi là hệ thống dẫn truyền tim. Nó còn được gọi là hệ thống điện tim.

Các tế bào trong hệ thống dẫn truyền tim có thể tạo ra các xung điện và sau đó phân phối tín hiệu đến khắp trái tim của chúng ta. Tất cả các tế bào trong tim của bạn có thể dẫn điện với một tốc độ rất thể. Đây là cách mà các phần khác nhau của tim tạo ra nhịp đập vào đúng thời điểm. Các bộ phận của hệ thống dẫn truyền tim là (theo thứ tự, bắt đầu từ nơi điện được tạo ra):

  • Nút xoang nhĩ (SA).

  • Nút nhĩ thất (AV).

  • Bó His.

  • Nhánh bó His.

  • Sợi Purkinje.

CHỨC NĂNG

Hệ thống dẫn truyền của tim làm gì?

Cơ thể của bạn sử dụng các xung điện để kiểm soát thời điểm cơ bắp thực hiện hoạt động uốn cong và thư giãn, và trái tim của chúng ta cũng không khác gì. Tuy nhiên, trái tim của chúng ta cần phải làm việc này 24/7, cho dù bạn đang ngủ hay đang thức. Để làm được điều này, nó dựa vào một phần cụ thể trong hệ thống thần kinh được gọi là hệ thần kinh tự chủ. Đây là phần vô thức của hệ thống thần kinh và nó vận hành các chức năng của cơ thể mà bạn không nghĩ đến. Điều này bao gồm nhịp tim, hơi thở, hoạt động tiêu hóa của bạn và hơn thế nữa.

Thời gian hoạt động của cơ tim cũng rất quan trọng. Bộ não của bạn thay vì kích hoạt các xung điện, nó dựa vào hệ thống dẫn truyền tim. Để làm được điều đó, não của bạn sẽ gửi tín hiệu thông qua hệ thống thần kinh tự động đến hệ thống điện của tim. Hệ thống đó kích hoạt, gửi một xung điện qua cơ tim của bạn. Điều này làm cho các buồng tim của chúng ta co bóp theo một trật tự cụ thể, tạo ra một nhịp tim.

Trong trường hợp bình thường, điều này xảy ra từ 50 đến 100 lần mỗi phút khi chúng ta nghỉ ngơi. Khi bạn hoạt động, tim của bạn tăng tốc và đập nhanh hơn.

Cơ tim và chức năng của cơ tim

Cơ thể của bạn có ba loại cơ: cơ trơn, cơ xương và cơ tim.

Cơ trơn

Cách có thể kiểm soát: Vô thức

Hình dạng: Hình bánh xe. Ở dạng tròn khi thư giãn và có hình bầu dục khi co thắt.

Cấu tạo: Các tế bào riêng biệt, mỗi tế bào chứa 1 nhân.

Tốc độ co thắt: Chậm.

Thời điểm phản ứng: Lặp lại

Cơ tim

Cách có thể kiểm soát: Vô thức

Hình dạng: Hình chữ nhật. Tạo thành một mô hình giống như dạng lưới với các tế bào xung quanh nó.

Cấu tạo: Các tế bào riêng biệt, mỗi tế bào chứa 1 nhân. Dòng điện đi qua theo chiều dọc tế bào.

Tốc độ co thắt: Nhanh

Thời gian phản ứng: Lặp lại

Cơ xương

Cách có thể kiểm soát: Có ý thức

Hình dạng: Dài, có dạng sợi.

Cấu tạo: Các tế bào sợi lớn, có nhiều nhân.

Tốc độ co thắt: Tùy biến.

Thời gian phản ứng: Khi có mệnh lệnh.

GIẢI PHẪU HỌC

Hệ thống dẫn điện của tim gồm những bộ phận nào?

Biết được cấu trúc của tim giúp hiểu được hệ thống điện của tim. Trái tim của bạn có bốn ngăn. Các buồng trên là tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải (chúng được gọi là tâm nhĩ khi đề cập đến cả hai). Các ngăn dưới là tâm thất trái và phải.

Máu di chuyển qua tim của bạn theo các bước sau (các bước ở bên trái và bên phải diễn ra cùng lúc):

Tim bên phải

  • Máu vào tim qua phần trên của tâm nhĩ

  • Dòng máu chảy xuống qua van 3 lá vào tâm thất

  • Tâm thất đẩy máu qua động mạch phổi để tới phổi

Tim bên trái

  • Máu quay trở lại tim từ phổi vào tâm nhĩ

  • Dòng máu chảy xuống qua van 2 lá vào tâm thất

  • Tâm thất đẩy máu qua van động mạch chủ đi khắp cơ thể

Khi dòng điện di chuyển qua trái tim, nó khiến từng bộ phận mà nó đi qua co lại. Tất cả các cơ tim trong tim của bạn có thể dẫn điện, và một số khu vực nhất định trong tim của bạn có các tốc độ khác nhau.

Dòng điện đi qua hệ thống dẫn điện theo thứ tự sau:

Nút xoang nhĩ

Nút xoang nhĩ (SA) là một cụm tế bào hoạt động như một máy điều hòa nhịp tim tự nhiên cho tim. Nút SA (xoang nhĩ) nằm trong thành của tâm nhĩ phải. Bước này là thời điểm mà các ngăn trên của tim bắt đầu co bóp.

Nút nhĩ thất

Nút nhĩ thất (AV) nằm ở thành giữa các ngăn trên của tim. Nút này rất giống với nút SA nhưng nhỏ hơn và dòng điện di chuyển chậm hơn ở đây. Việc di chuyển chậm giúp tâm thất có đủ thời gian để giãn nở và chứa đầy máu.

Bó His

Bó His (phát âm là "hiss") là một cụm tế bào kéo dài ra ngoài từ nút nhĩ thất và đi xuống trung tâm trái tim của bạn. Bởi vì chúng dẫn điện nhanh hơn các mô xung quanh, nó hoạt động giống như một cột thu lôi, hướng dòng điện đi sâu hơn vào tim.

Nhánh bó His

Bó His tách ra thành 2 nhánh. Sự phân chia xảy ra đồng đều ở các ngăn trên và dưới. Các nhánh mang dòng điện đến các khu vực bên ngoài của tim, đặc biệt là tâm thất.

Sợi Purkinje

Khi các nhánh rẽ ra, chúng trở thành một mạng lưới các đoạn dẫn được gọi là sợi Purkinje. Hệ thống bó His, nhánh và sợi Purkinje thường được mô tả là hệ thống His-Purkinje, có hình dạng giống như một chiếc ô lộn ngược. Bó His là cán, các nhánh là thân và các sợi Purkinje là tán của ô.

Dòng điện đi xuống rồi lan ra tận đáy tim. Sau đó, dòng điện đi lên và dọc theo các vùng bên ngoài của tim. Đây là cách tim bơm máu đi lên và đi ra khỏi tim.

TÌNH TRẠNG VÀ RỐI LOẠN

Các tình trạng và rối loạn phổ biến gặp phải ở hệ thống điện của tim là gì?

Trái tim dẫn điện theo một cách cụ thể như đã mô tả ở trên, và chức năng của nó hoạt động tốt nhất khi duy trì được trình tự này. Bất kỳ lúc nào có sự xáo trộn của trình tự này, nó có thể gây ra nhịp tim bất thường và các tình trạng gọi là loạn nhịp tim (nhịp tim không đều).

Rối loạn nhịp tim chủ yếu xảy ra theo hai cách:

  • Nhịp tim chậm: Đây là những nhịp tim chậm xảy ra với các vấn đề liên quan đến nút SA, nút AV hoặc hệ thống His-Purkinje. Những điều này thường xảy ra do đường dẫn điện của tim bị tổn thương hoặc sẹo, làm chậm hoặc ngừng dòng điện ở các vị trí khác nhau.

  • Nhịp tim nhanh: Điều này liên quan đến đến nhịp tim nhanh, thường xảy ra do một hiện tượng được gọi là tái nhập. Khi điều này xảy ra, một vòng lặp điện liên tục hình thành, khiến các bộ phận của tim đập quá nhanh hoặc mất trật tự. Nhịp tim nhanh có thể bắt đầu từ buồng tim dưới cùng (nhịp nhanh thất) ngang mức nút nhĩ thất hoặc cao hơn (nhịp nhanh trên thất).

Một số dấu hiệu phổ biến của các vấn đề với hệ thống điện tim là gì?

Các triệu chứng phổ biến của rối loạn nhịp tim có thể bao gồm:

  • Tim đập nhanh. Đây là một cảm giác khó chịu khi cảm nhận nhịp tim của bạn. Điều này bao gồm cảm giác như tim của bạn đang đập thình thịch, đang chạy đua hoặc bỏ nhịp.

  • Chóng mặt hoặc choáng váng. Điều này có thể bao gồm ngất xỉu và bất tỉnh hoặc có những trường hợp gần như ngất đi.

  • Đột ngột mất ý thức hoặc ngất xỉu.

  • Mệt mỏi. Không chỉ là cảm thấy mệt mỏi, tình trạng này khiến bạn cảm thấy kiệt sức hơn mức bình thường. Điều này thường diễn ra trong một khoảng thời gian dài (nhiều ngày).

  • Suy yếu hoặc giảm khả năng chịu đựng hoặc sức bền. Cảm giác như bạn có rất ít hoặc không còn sức lực.

  • Khó thở. Cảm giác khó thở là một dấu hiệu phổ biến của các vấn đề về tim và cần được bác sĩ kiểm tra.

  • Đau hoặc khó chịu ở ngực.

Nhiều trong số các triệu chứng này, đặc biệt là đau ngực, chóng mặt, ngất, đánh trống ngực hoặc khó thở đột ngột là những lý do mà bạn cần phải đến cơ sở y tế khẩn cấp.

Có những xét nghiệm nào để kiểm tra hệ thống dẫn truyền của tim?

Một công cụ chẩn đoán được gọi là điện tâm đồ có thể phân tích hoạt động điện của tim bạn. Được viết tắt là ECG hoặc EKG, đây là một xét nghiệm đo hoạt động điện của tim bằng cách sử dụng các cảm biến gắn vào ngực của bạn. Có một số cách để thực hiện xét nghiệm EKG.

  • Lúc nghỉ ngơi. Trong khi ngồi hoặc nằm, một số cảm biến được gắn vào vùng da ở ngực của bạn. Thời gian thực hiện EKG lúc nghỉ ngơi có thể mất một vài phút.

  • EKG stress. Xét nghiệm này được thực hiện tương tự như EKG khi nghỉ ngơi, nhưng nó được thực hiện lúc bạn hoạt động thể chất. Xét nghiệm này thường được thực hiện tại bệnh viện hoặc phòng khám bằng máy chạy bộ hoặc xe đạp tập thể dục. Các nhân viên y tế sẽ theo dõi bạn trong quá trình thực hiện.

  • Thiết bị đeo được. Loại xét nghiệm này gắn các cảm biến vào ngực của bạn, bộ cảm biến này sẽ cung cấp dữ liệu đến thiết bị ghi mà bạn mang theo. Điều này có thể cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế nhiều dữ liệu hơn để giúp họ tìm ra các vấn đề về tim mà không xuất hiện thường xuyên. Bạn có thể đeo những thiết bị này trong nhiều ngày hoặc thậm chí vài tuần.

  • Máy ghi vòng lặp cấy ghép. Đây là một thiết bị đặc biệt được cấy dưới da ở vùng ngực của bạn, ngay bên cạnh xương ức. Chúng có thể tồn tại từ 3 – 5 năm.

  • Nghiên cứu điện sinh lý. Đây là một thủ thuật đặc biệt để đánh giá hệ thống điện của tim và bất kỳ rối loạn nhịp tim nào. Các xét nghiệm này sử dụng các ống thông (thiết bị giống như ống) mà bác sĩ đưa vào các mạch máu chính và dẫn vào tim của bạn. Các thiết bị này ghi lại hoạt động điện từ bên trong trái tim của chúng ta. Các bác sĩ cũng thực hiện những hoạt động để tạo lại tình trạng rối loạn nhịp tim. Sau đó, họ sử dụng kết quả của xét nghiệm này để lập kế hoạch điều trị tiếp theo.

Có cách nào để điều trị các vấn đề với hệ thống điện tim không?

Có một số cách để điều trị các vấn đề với hệ thống điện tim của bạn.

  • Thuốc. Một số loại thuốc có thể giúp tim bạn đập bình thường. Một số trong số này có công dụng trực tiếp bằng cách kiểm soát cách các tế bào tim của bạn hoạt động. Những loại thuốc khác có thể làm điều này bằng cách điều trị các vấn đề liên quan như tăng huyết áp hoặc giữ cho máu của bạn không đông lại, giúp tim của bạn hoạt động dễ dàng hơn.

  • Cắt bỏ. Thủ thuật này có thể xảy ra khi thực hiện phẫu thuật hoặc đưa ống thông được vào tim thông qua các mạch máu lớn. Các bác sĩ có thể gây loạn nhịp tim giả tạo (có giám sát) và sau đó cắt bỏ (làm tổn thương) các bộ phận bị trục trặc của đường dẫn điện của tim. Quá trình này có thể sử dụng năng lượng tần số vô tuyến hoặc năng lượng lạnh ở những vị trí hẹp nhất và an toàn nhất của mạch, ngăn chặn vĩnh viễn tình trạng nhịp tim nhanh xảy ra.

  • Các thiết bị cấy ghép. Thủ thuật này bao gồm việc cấy ghép một máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim. Máy tạo nhịp tim là một thiết bị nhỏ được cấy vào ngực của bạn, kết nối với các dây dẫn gắn vào tim (trong một số trường hợp, máy tạo nhịp tim không có dây dẫn được cấy trực tiếp vào tim). Chúng cung cấp các xung điện tương tự như những gì trái tim của chúng ta tự sản sinh ra. Máy khử rung tim cấy ghép tương tự như máy tạo nhịp tim nhưng có thêm chức năng khác. Thiết bị này có thể phát hiện nhịp tim nhanh bất thường và tạo ra một cú sốc để đưa tim bạn trở lại nhịp bình thường.

QUAN TÂM

Làm gì để giúp hệ thống dẫn truyền tim khỏe mạnh?

Bạn có thể thực hiện một số hành động để giúp tim khỏe mạnh.

  • Bỏ thuốc lá (điều này bao gồm tất cả các sản phẩm từ thuốc lá).

  • Hạn chế uống rượu. Đối với nam giới, tiêu chuẩn 2 ly mỗi ngày và không quá 14 ly mỗi tuần. Đối với phụ nữ, tiêu chuẩn là 1 ly mỗi ngày và không quá 7 ly mỗi tuần.

  • Hãy cẩn thận với các sản phẩm không kê đơn. Một số mặt hàng không kê đơn có chứa các thành phần có thể thay đổi nhịp tim của bạn. Bạn phải luôn nói với bác sĩ của mình về tất cả mọi thứ đang sử dụng mà không chỉ thuốc - bao gồm vitamin, chất bổ sung, thuốc thảo dược.

  • Tránh sử dụng ma túy. Bạn chỉ nên dùng thuốc do bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng ma túy để giải trí, bác sĩ của bạn cần biết về chúng.

  • Hạn chế sử dụng caffeine. Caffeine là một chất kích thích, có thể khiến tim bạn đập nhanh hơn. Nếu bạn gặp vấn đề với hệ thống điện của tim, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể yêu cầu bạn hạn chế hoặc ngừng dùng bất cứ thứ gì có caffeine.

  • Duy trì sức khỏe của bạn một cách tổng thể. Có một chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì hoạt động thể chất và duy trì cân nặng hợp lý là tất cả những điều tốt để giúp bảo vệ sức khỏe của tim và hệ thống điện tim.

LƯU Ý

Hệ thống dẫn điện của tim là một phần quan trọng trong sự sống còn của bạn và nó hoạt động một cách tự động. Hiểu cách hoạt động của nó có thể giúp bạn phát hiện ra các vấn đề tiềm ẩn và tìm kiếm sự trợ giúp. Bác sĩ của bạn thường có thể đề xuất một loạt các phương pháp điều trị, từ sử dụng thuốc đến phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, có thể giúp điều trị hoặc thậm chí chữa khỏi các vấn đề về hệ thống điện tim.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
CƠ HOÀNH

CƠ HOÀNH

Cơ hoành là phần cơ có chức năng giúp chúng ta thở. Nó nằm dưới phổi của bạn và ngăn cách khoang ngực với bụng của bạn. Nhiều tình trạng, chẳng hạn như chấn thương và bệnh lý có thể ảnh hưởng đến cách hoạt động của cơ hoành, gây ra các triệu chứng như khó thở và đau ngực. Các bài tập thở có thể hỗ trợ củng cố cơ hoành của bạn và giữ cho nó hoạt động như bình thường.
administrator
CƠ THANG

CƠ THANG

Cơ thang là cơ bắt đầu ở cổ, đi ngang qua vai và kéo dài đến giữa lưng. Cơ thang có chức năng giúp bạn di chuyển đầu, cổ, cánh tay, vai và thân mình. Nó cũng giúp ổn định cột sống của bạn và giúp tư thế. Tình trạng căng cơ có thể gặp phải ở cơ thang và gây đau và giảm khả năng vận động.
administrator
MÀNG TRINH

MÀNG TRINH

Màng trinh là một mảnh mô bao phủ hoặc một phần xung quanh cửa âm đạo của bạn. Nó được hình thành trong quá trình phát triển bào thai và hiện diện trong quá trình sinh ra. Nó mỏng dần theo thời gian và sẽ bị rách. Một số người sẽ cảm thấy đau hoặc chảy máu khi màng trinh của họ bị rách, nhưng hầu hết sẽ không có tình trạng này.
administrator
ĐẠI NÃO

ĐẠI NÃO

Đại não là phần lớn nhất của não, có chức năng xử lý những suy nghĩ và hành động có ý thức. Các khu vực khác nhau trong đại não của bạn cũng có những chức năng khác nhau như ngôn ngữ, hành vi, xử lý giác quan và hơn thế nữa. Các vùng của bộ não cũng thường hoạt động cùng nhau trong cùng một nhiệm vụ, giúp bạn hiểu những gì đang xảy ra trong thế giới xung quanh.
administrator
BÌU TINH HOÀN

BÌU TINH HOÀN

Bìu tinh hoàn là một bộ phận rất quan trọng đối với hệ sinh sản ở nam giới
administrator
GHRELIN

GHRELIN

Ghrelin là một loại hormone mà dạ dày của bạn sản xuất và tiết ra. Nó báo hiệu cho não của bạn khi dạ dày của bạn trống rỗng và đã đến lúc ăn. Nồng độ ghrelin tăng lên giữa các bữa ăn và giảm khi bạn no. Những người bị béo phì thường có mức ghrelin thấp, trong khi những người hạn chế đáng kể lượng calo nạp vào có mức ghrelin cao.
administrator
CƠ MẶT

CƠ MẶT

Cơ mặt là một nhóm cơ hoạt động cùng nhau để kiểm soát các bộ phận trên khuôn mặt của bạn. Chúng rất cần thiết để nhai và thực hiện các biểu hiện trên khuôn mặt. Nếu bạn bị yếu hoặc tê liệt cơ mặt, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Mặc dù liệt mặt có thể là dấu hiệu của một tình trạng tạm thời, có thể chữa được, nhưng nó cũng có thể chỉ ra một vấn đề y tế nghiêm trọng.
administrator
TINH TRÙNG

TINH TRÙNG

Tinh trùng là tế bào được sản xuất ở tinh hoàn. Hai yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới là số lượng tinh trùng và khả năng di chuyển của tinh trùng.
administrator