daydreaming distracted girl in class

KIẾT LỴ

Bệnh kiết lỵ là gì?

Kiết lỵ là một bệnh nhiễm trùng trong ruột gây tiêu chảy, ra máu . Nó có thể do ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây ra.

Nguyên nhân kiết lỵ

Loại vi khuẩn bạn mắc phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nhiễm trùng của bạn.

Lỵ trực khuẩn là loại lỵ phổ biến nhất. Nó là kết quả của vi khuẩn có tên là Shigella. Căn bệnh này được gọi là shigellosis. mỗi năm, có khoảng 500.000 người ở Mỹ mắc phải bệnh này.

Bệnh lỵ amip, xuất phát từ một loại ký sinh trùng có tên Entamoeba histolytica. Bạn có nhiều khả năng bị loại bệnh kiết lỵ này nếu bạn đến một địa điểm nhiệt đới không có điều kiện vệ sinh tốt.

Bạn có thể bị bệnh kiết lỵ nếu ăn thức ăn do người mắc bệnh chế biến. Ví dụ, bạn có thể mắc bệnh nếu người làm thức ăn cho bạn bị nhiễm bệnh và không rửa tay đúng cách. Hoặc bạn có thể bị kiết lỵ nếu chạm vào bất kì vật gì có ký sinh trùng hoặc vi khuẩn trên đó, chẳng hạn như tay cầm bồn cầu hoặc núm bồn rửa. 

Bơi trong nước bị ô nhiễm, chẳng hạn như hồ hoặc hồ bơi, là một cách khác mà bạn có thể bị bệnh kiết lỵ.

Đôi khi bạn có thể mang khuẩn gây bệnh kiết lỵ trong nhiều tuần hoặc nhiều năm mà không biết. Bạn vẫn có thể truyền bệnh cho người khác, ngay cả khi bạn không có triệu chứng.

Vi khuẩn gây ra bệnh kiết lỵ ở người Shigella

Các triệu chứng kiết lỵ

Các triệu chứng có thể xuất hiện 1-3 ngày sau khi bạn bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, ở một số người, các triệu chứng mất nhiều thời gian hơn để xuất hiện. Những người khác lại không nhận ra được các triệu chứng khi nhiễm bệnh.

Mỗi loại bệnh kiết lỵ có các triệu chứng khác nhau.

Bệnh lỵ trực khuẩn gây ra các triệu chứng như:

  • Tiêu chảy kèm theo đau quặn bụng

  • Sốt

  • Buồn nôn và ói mửa

  • Máu hoặc có chất nhầy khi tiêu chảy

Về bệnh lỵ amip, thường không gây ra triệu chứng. Nếu bạn cảm thấy có khả năng nhiễm bệnh, bạn sẽ nhận thấy các vấn đề sau 2-4 tuần kể từ khi bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như:

  • Buồn nôn

  • Bệnh tiêu chảy

  • Chuột rút ở bụng

  • Giảm cân

  • Sốt

Các trường hợp hiếm khi xảy ra, bệnh kiết lỵ amip dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như áp xe gan, là một hiện tượng tụ mủ trong gan. Các triệu chứng bao gồm:

  • Buồn nôn và ói mửa

  • Sốt

  • Đau phần trên bên phải của bụng

  • Giảm cân

  • Sưng gan

Bạn cần gọi cho bác sĩ nếu tiêu chảy, chuột rút và các triệu chứng khác xảy ra nghiêm trọng hoặc chúng không thuyên giảm trong vòng một tuần. Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu gần đây bạn đã đi đến một địa điểm nơi bệnh lỵ thường xuất hiện.

Chẩn đoán bệnh kiết lỵ

Các triệu chứng kiết lỵ rất giống như nhiều bệnh đường ruột khác, bao gồm cả một loại virus dạ dày thông thường. Nhân viên kỹ thuật phòng thí nghiệm sẽ cần xem xét mẫu phân của bạn dưới kính hiển vi để xem bạn có bị bệnh kiết lỵ hay không, và nếu có, thì chúng thuộc loại vi khuẩn nào.

Điều trị kiết lỵ

Điều trị lỵ trực khuẩn

Hầu hết những người bị kiết lỵ trực khuẩn không cần thuốc theo toa. Nhiễm trùng thường tự khỏi trong vòng một tuần.

Trong khoảng thời gian nhiễm bệnh cho đến khỏi hoàn toàn, bạn có thể thực hiện một số điều sau để giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn. Uống nhiều nước hoặc đồ uống "bù nước", chẳng hạn như các loại đồ uống thể thao, để bù lại phần chất lỏng mà bạn đã mất do tiêu chảy.

Thuốc có bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol) có thể làm dịu các triệu chứng như đau bụng và tiêu chảy. Bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen để kiểm soát chứng chuột rút diễn ra đau đớn.

Không dùng thuốc tiêu chảy không kê đơn như loperamide (Imodium) trừ khi được bác sĩ đề nghị. Những loại thuốc này có thể làm cho bệnh kiết lỵ trở nên tồi tệ hơn.

Nếu nhiễm trùng không tự khỏi trong vài ngày, bạn có thể cần điều trị bằng thuốc kháng sinh trước sự yêu cầu của bác sĩ.

Điều trị bệnh lỵ amip

Nếu bạn bị lỵ amip kèm theo các triệu chứng, bạn có thể dùng thuốc để tiêu diệt ký sinh trùng trong máu, ruột và gan. những loại thuốc này thường sử dụng trong khoảng 10 ngày. Điều trị bệnh lỵ amip không gây ra triệu chứng bằng các loại thuốc được các bác sĩ đề nghị như iodoquinol hoặc diloxanide furoate.

An toàn bệnh kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ rất dễ lây lan. Bạn nên ở nhà, không đi làm hoặc đi học cho đến khi bạn hết tiêu chảy trong ít nhất 48 giờ để tránh lây bệnh cho người khác. Cần rửa tay thường xuyên và không chế biến thức ăn cho bất kỳ ai khác trong vòng ít nhất 2 ngày sau khi các triệu chứng bệnh kiết lỵ được khỏi hoàn toàn. Tránh quan hệ tình dục cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.

Sau khi hết nhiễm trùng, cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và cẩn thận để tiêu diệt vi trùng. Giặt khăn trải giường, khăn tắm và quần áo bằng nước nóng. Khử trùng bồn cầu, tay cầm xả nước, tay nắm bồn rửa, tay nắm cửa và những vị trí khác mà bạn thường chạm vào.

Phòng chống bệnh kiết lỵ

Nếu bạn di chuyển hay đến thăm một quốc gia nhiệt đới hoặc kém phát triển, nơi bệnh lỵ lây lan, hãy làm theo những lời khuyên sau:

  • Chỉ uống và đánh răng bằng nước đóng chai hoặc nước đóng hộp, không phải nước máy.

  • Đặt đồ uống mà không có đá.

  • Chỉ ăn trái cây sông và rau quả còn nguyên vỏ.

  • Nấu bất kỳ thực phẩm nào mà bạn không thể bóc vỏ.

  • Không ăn thức ăn từ những người bán hàng rong.

Khi ai đó thân thiết với bạn bị bệnh kiết lỵ:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm hoặc sử dụng nước rửa tay.

  • Không dùng chung khăn tắm, cốc hoặc các vật dụng cá nhân khác với người bị bệnh kiết lỵ.

  • Rửa tay trước khi nấu hoặc ăn.

Biến chứng kiết lỵ

Biến chứng phổ biến nhất của bệnh kiết lỵ, hoặc bất kỳ loại bệnh gây tiêu chảy nào, là mất nước. Điều quan trọng là phải uống nhiều nước nếu bạn hoặc người thân của bạn bị tiêu chảy.

Các biến chứng khác của bệnh kiết lỵ có liên quan đến mất nước và có thể bao gồm: 

  • Mức kali thấp nghiêm trọng, có thể gây ra thay đổi nhịp tim đe dọa đến tính mạng

  • Co giật

  • Hội chứng tan máu (một loại tổn thương thận)

Các biến chứng khác của bệnh kiết lỵ là:

  • Sự rối loạn, phình đại tràng

  • Chứng sa trực tràng

 

 
Có thể bạn quan tâm?
HÔI NÁCH

HÔI NÁCH

administrator
LIỆT CƠ MỞ THANH QUẢN (LIỆT DÂY THANH QUẢN)

LIỆT CƠ MỞ THANH QUẢN (LIỆT DÂY THANH QUẢN)

administrator
TIỀN MÃN KINH

TIỀN MÃN KINH

administrator
GIÃN TĨNH MẠCH

GIÃN TĨNH MẠCH

administrator
LỴ AMIP ĐƯỜNG RUỘT MÃN TÍNH

LỴ AMIP ĐƯỜNG RUỘT MÃN TÍNH

administrator
GIÃN ỐNG DẪN SỮA

GIÃN ỐNG DẪN SỮA

administrator
LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG

administrator
ÁM ẢNH SỢ HÃI

ÁM ẢNH SỢ HÃI

administrator