MỔ LẤY THAI

Mổ lấy thai (sinh mổ) là một phương pháp có thể giúp mẹ và bé tránh các biến chứng của thai kỳ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu các thông tin về mổ lấy thai nhé

daydreaming distracted girl in class

MỔ LẤY THAI

Tổng quan

Sinh mổ (mổ lấy thai) là phương pháp sinh con thông qua đường rạch phẫu thuật trong bụng và tử cung.

Việc lên kế hoạch cho phẫu thuật mổ lấy thai là cần thiết nếu xác định chắc chắn những biến chứng bất thường của thai kỳ. Phụ nữ từng sinh mổ có thể sinh mổ thêm. Tuy nhiên, thông thường, nhu cầu sinh mổ lần đầu sẽ không rõ ràng cho tới khi bắt đầu chuyển dạ.

Nếu bạn đang mang thai, biết rõ những gì cần mong chờ trong và sau khi mổ lấy thai sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị trước.

Tại sao phải mổ lấy thai

Nhân viên sức khoẻ sẽ đề nghị bạn thực hiện mổ lấy thai nếu:

  • Chuyển dạ diễn tiến bất thường. Chuyển dạ không tiến triển (rối loạn chuyển dạ) là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến việc mổ lấy thai. Những vấn đề của quá trình chuyển dạ bao gồm kéo dài giai đoạn đầu của thai kỳ ( kéo dài sự giãn nở hoặc mở cổ tử cung) hoặc kéo dài giai đoạn thứ hai (kéo dài thời gian thúc đẩy sau khi hoàn thành mở cổ tử cung).

  • Em bé đang lâm nguy. Quan tâm đến những thay đổi trong nhịp tim của em bé khiến sinh mổ trở thành lựa chọn an toàn nhất.

  • Em bé đang ở trong tư thế bất thường. Mổ lấy thai là phương pháp an toàn nhất để mang em bé có chân hoặc mông đưa ra ngoài ống sinh (ngôi mông) hoặc em bé có hai bên thân và vai ra trước (ngôi ngang).

  • Bạn đang mang thai nhiều hơn một em bé. Mổ lấy thai sẽ cần thiết nếu sản phụ đang mang song thai, sinh ba hoặc hơn. Điều này đặc biệt đúng nếu như chuyển dạ xảy ra quá sớm hoặc em bé không vào tư thế quay đầu xuống.

  • Nhau thai có vấn đề. Nếu nhau thai bao lấy phần hở của cổ tử cung (nhau tiền đạo), mổ lấy thai sẽ được khuyến nghị để đưa em bé ra ngoài.

  • Sa dây rốn. Mổ lấy thai sẽ được đề nghị cho sản phụ nếu có một vòng dây rốn trượt qua cổ tử cung trước mặt em bé. 

  • Có những mối quan tâm về sức khỏe. Mổ lấy thai sẽ được đề nghị cho sản phụ khi gặp những vấn đề sức khoẻ nhất định, ví dụ như những bệnh cảnh về tim mạch hay não bộ.

  • Bị tắc nghẽn. Một khối u xơ lớn chặn kín ống sinh, gãy xương chậu hoặc em bé đang mắc một tình trạng khiến cho đầu to lên bất thường (não úng thuỷ nghiêm trọng) có thể là lý do để thực hiện mổ lấy thai.

  • Bạn đã từng mổ lấy thai hoặc đã trải qua cuộc phẫu thuật tử cung trước đó. Mặc dù việc sinh đẻ tự nhiên sau khi sinh mổ là khả thi, nhân viên sức khoẻ có thể vẫn sẽ khuyến nghị bạn tiếp tục thực hiện sinh mổ.

Một số sản phụ yêu cầu được sinh mổ đối với đứa con đầu lòng của họ. Có thể họ muốn tránh hiện tượng chuyển dạ hay những biến chứng có thể xảy ra ở sinh đẻ tự nhiên. Hoặc họ đang có kế hoạch quyết định thời điểm con ra đời. Tuy nhiên, theo trường Cao Đẳng Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ, đây hẳn không phải phương án tốt cho sản phụ muốn có nhiều con. Càng thực hiện mổ lấy thai, nguy cơ xảy ra vấn đề sản khoa trong tương lai sẽ càng tăng.

Nguy cơ

Giống như những loại phẫu thuật khác, mổ lấy thai tồn tại nhiều rủi ro.

Nguy cơ ảnh hưởng đến em bé gồm:

  • Những vấn đề về hô hấp. Em bé được lên kế hoạch mổ lấy thai thường có khả năng phát triển những vấn đề về hô hấp khiến chúng thở quá nhanh trong vài ngày sau khi sinh (Cơn thở nhanh thoáng qua).

  • Tổn thương trong phẫu thuật. Mặc dù hiếm thấy, những vết nứt do tai nạn phẫu thuật có thể vẫn xảy ra với da của trẻ.

Nguy cơ xảy ra với người mẹ gồm:

  • Nhiễm trùng. Sau khi mổ lấy thai, sẽ có những nguy cơ phát triển nhiễm trùng niêm mạc tử cung (Viêm nội mạc tử cung), trong ống tử cung hay ở vùng vết rạch mổ.

  • Mất máu. Mổ lấy thai sẽ gây mất máu nghiêm trọng trong khi hoặc sau khi đưa em bé ra ngoài.

  • Phản ứng với thuốc gây tê. Phản ứng với bất kỳ loại thuốc tê nào là điều khả thi.

  • Cục máu đông. Mổ lấy thai sẽ gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông bên trong những tĩnh mạch sâu, đặc biệt là ở bên trong cẳng chân hay vùng chậu (huyết khối tĩnh mạch sâu). Nếu cục máu đông di chuyển đến phổi và ngăn cản dòng máu lưu thông (thuyên tắc động mạch phổi), tổn thương có thể đe dọa đến tính mạng.

  • Tổn thương trong phẫu thuật. Mặc dù hiếm nhưng những tổn thương đến bàng quang hay ruột trong khi phẫu thuật mổ lấy thai vẫn có thể xảy ra.

  • Gia tăng rủi ro khi mang thai trong tương lai. Thực hiện mổ lấy thai làm tăng tính phức tạp cho những lần mang thai sau đó hoặc những cuộc phẫu thuật sau. Càng thực hiện mổ lấy thai, nguy cơ xảy ra nhau tiền đạo và tạo điều kiện cho nhau tiền đạo dính lên thành tử cung (Nhau cài răng lược).

Mổ lấy thai cũng làm tăng nguy cơ tử cung xé rách đường sẹo mổ (Vỡ tử cung) ở phụ nữ cố gắng sinh con tự nhiên trong những lần mang thai sau.

Bạn cần chuẩn bị gì

Để lên kế hoạch cho phẫu thuật mổ lấy thai, nhân viên sức khoẻ cần đề nghị trao đổi với bác sĩ gây mê nếu tồn tại những tình trạng sức khoẻ có thể gây ra biến chứng trong khi gây mê.

Nhân viên sức khoẻ có thể yêu cầu thực hiện những xét nghiệm máu nhất định trước khi thực hiện ca mổ. Những xét nghiệm này cung cấp thông tin về nhóm máu và hàm lượng thành phần chính của hồng cầu (Huyết sắc tố). Kết quả xét nghiệm có thể sẽ hữu dụng trong trường hợp bạn cần truyền máu trong khi mổ lấy thai. 

Kể cả đã lên kế hoạch cho việc sinh tự nhiên, sự chuẩn bị cho điều không mong muốn là vô cùng quan trọng. Tranh luận kỹ càng về tính khả thi của mổ lấy thai với nhân viên sức khoẻ trước ngày sinh.

Nếu bạn không dự tính có thêm em bé, bạn nên trao đổi với nhân viên sức khoẻ về biện pháp kiểm soát sinh đẻ đảo ngược lâu dài hoặc kiểm soát sinh sản vĩnh viễn. Quy trình kiểm soát sinh sản vĩnh viễn có thể diễn ra tại thời điểm mổ lấy thai.

Bạn có thể mong đợi gì

Trước khi thực hiện

Ca mổ lấy thai có thể thực hiện theo nhiều cách. Nhưng phần lớn sẽ liên quan đến các bước sau:

  • Ở nhà. Nhân viên chăm sóc sức khỏe sẽ nhắc bạn tắm rửa bằng xà bông sát trùng vào đêm trước đó và vào sáng hôm thực hiện ca mổ. Đừng cạo lông vùng mu trong vòng 24 giờ trước khi ca mổ diễn ra. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vùng phẫu thuật. Nếu phần lông mu cần phải được loại bỏ, chúng sẽ được cắt tỉa bởi nhân viên trong ekip phẫu thuật trước ca mổ.

  • Ở bệnh viện. Vùng bụng sẽ được tẩy rửa sạch sẽ. Một cái ống nhỏ (ống thông) sẽ được đặt vào trong bàng quang để lấy nước tiểu. Một đường truyền tĩnh mạch được đặt vào trong tĩnh mạch bàn tay hay cánh tay để cung cấp dịch và thuốc, bao gồm thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.

  • Gây tê. Phần lớn ca mổ lấy thai được thực hiện với việc gây tê theo vùng, thường chỉ là phần thân dưới của cơ thể. Việc này cho phép bạn luôn tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật diễn ra. Lựa chọn phổ biến bao gồm khối cột sống và khối ngoài màng cứng.

Một số ca mổ yêu cầu phải gây tê toàn thân. Bạn sẽ không thể thức trong quá trình gây tê.

Trong khi thực hiện

Bác sĩ sẽ rạch một đường dao trên bụng và tử cung để mang em bé ra ngoài.

  • Đường rạch bụng. Bác sĩ sẽ tạo một đường dao trên thành bụng. Nó thường đi theo chiều ngang gần đường lông mu. Hoặc bác sĩ sẽ đi theo chiều dọc ngay dưới lỗ rốn và ngay trên xương mu.

  • Đường rạch tử cung. Đường cắt ở tử cung được thực hiện ngay sau đó - thường sẽ nằm bắt ngang qua phần dưới của tử cung ( đường rạch thấp ngang). Những dạng khác của đường rạch tử cung có thể được dùng dựa trên tư thế của em bé trong tử cung và cho dù tồn tại những biến chứng, như là nhau tiền đạo hoặc sinh non.

  • Quá trình sinh em bé. Trẻ được đưa ra ngoài qua đường rạch mổ. Bác sĩ lau sạch miệng và dịch ở mũi của bé, sau đó kẹp và cắt dây rốn. Nhau thai sau đó được loại bỏ khỏi tử cung, đường rạch được khâu lại.

Nếu bạn được gây tê theo vùng, có bạn có thể được ôm bé trong một thời gian ngắn ngay sau khi sinh.

Sau khi thực hiện

Mổ lấy thai thường được yêu cầu nằm viện theo dõi trong 2 đến 3 ngày. Nhân viên sức khoẻ sẽ tư vấn những phương án giảm đau cho bạn.

Một khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ được khuyến khích nạp dịch lỏng và đi lại. Điều này giúp ngăn ngừa táo bón và huyết khối tĩnh mạch sâu. Nhóm chăm sóc sức khỏe sẽ theo dõi những dấu hiệu nhiễm trùng trên vết mổ của bạn. Ống thông bàng quang sẽ được rút ra càng sớm càng tốt.

Bạn có thể bắt đầu cho con bú sớm khi đã cảm thấy sẵn sàng, kể cả khi ở trong phòng sanh. Hỏi điều dưỡng hay chuyên gia tư vấn sữa mẹ để hướng dẫn bạn đặt vị trí sao cho có thể hỗ trợ bé bú sữa mà bản thân mình cũng thoải mái. Nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ lựa chọn thuốc điều trị đau sau phẫu thuật cho bạn khi cho con bú.

Khi bạn về nhà

Trong quá trình hồi sức sau ca mổ, mệt mỏi và khó chịu là những triệu chứng khá phổ biến. Để đẩy nhanh tiến độ hồi phục:

  • Hãy thư giãn. Nghỉ ngơi khi có thể. Cố gắng để giữ mọi thứ mà bạn và em bé cần luôn ở trong tầm tay. Ở vài tuần đầu tiên, đừng khiêng nặng quá 11 Kg.

  • Sử dụng thuốc giảm đau. Để xoa dịu cơn đau nhức do vết mổ gây ra, nhân viên chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ đề nghị bạn dùng miếng đệm nóng và thuốc giảm đau an toàn cho các bà mẹ đang cho con bú và em bé của họ. Chúng bao gồm ibuprofen (Advil, Motrin IB, khác,...) và acetaminophen (Tylenol, khác..).

  • Ngưng quan hệ tình dục. Để phòng ngừa nhiễm trùng, nên chờ ít nhất sáu tuần sau đó mới quan hệ và cũng đừng cho bất cứ thứ gì vào âm đạo sau khi mổ lấy thai.

  • Ngưng lái xe. Nếu bạn dùng ma tuý để giảm cơn đau, nó sẽ mất khoảng 1 đến 2 tuần trước khi bạn có thể thoải mái phanh xe và quay người để kiểm tra điểm mù.

Kiểm tra vết mổ để tìm dấu hiệu nhiễm trùng. Chú ý đến bất kỳ triệu chứng nào. Liên hệ nhân viên sức khoẻ nếu:

  • Đường mổ có màu đỏ, sưng tấy hay rỉ máu

  • Bạn bị sốt

  • Bạn bị chảy máu nghiêm trọng

  • Cơn đau ngày càng tệ hơn.

Nếu tâm trạng của bạn thay đổi nghiêm trọng, chán ăn, quá mệt mỏi và thiếu niềm vui trong cuộc sống sau khi sinh con, bạn có thể bị trầm cảm sau sinh. Liên hệ với nhân viên sức khoẻ nếu bạn nghĩ bạn bị trầm cảm, đặc biệt là triệu chứng không hết, bạn gặp trở ngại khi chăm sóc cho bé hay hoàn thành những công việc hằng ngày, hoặc bạn từng nghĩ đến việc tự làm tổn thương bản thân hay con của bạn.

Cao Đẳng Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ khuyến nghị phụ nữ nên được liên tục chăm sóc sau khi sinh. Giữ liên lạc với nhân viên sức khoẻ sau khi sinh. Trong vòng 12 tuần sau sinh, đến gặp nhân viên sức khỏe của bạn để thực hiện đánh giá hậu sản.

Trong suốt cuộc gặp gỡ, nhân viên sức khoẻ sẽ kiểm tra thần sắc cũng như cảm xúc của bạn, trao đổi thêm về việc ngừa thai và khoảng cách giữa những lần sinh nở, tham khảo thông tin về cách chăm sóc trẻ sơ sinh và nuôi dưỡng trẻ, chia sẻ về thói quen ngủ và những vấn đề liên quan đến cơn mệt mỏi và thực hiện bài kiểm tra thể chất, bao gồm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung nếu cần. Điều này bao gồm kiểm tra thành bụng, âm hộ, cổ tử cung và tử cung để chắc chắn rằng chúng đang phục hồi tốt.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
NGHIỆM PHÁP DUNG NẠP GLUCOSE ĐƯỜNG UỐNG

NGHIỆM PHÁP DUNG NẠP GLUCOSE ĐƯỜNG UỐNG

Nghiệm pháp dung nạp glucose có thể được sử dụng để tầm soát bệnh tiểu đường type 2. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về nghiệm pháp dung nạp glucose nhé.
administrator
HORMONE SINH HỌC

HORMONE SINH HỌC

Hormone sinh học là hormone nhân tạo tương tự như hormone được sản xuất bởi cơ thể con người. Phương pháp này được sử dụng để điều trị cho những người có nồng độ nội tiết tố thấp hoặc mất cân bằng. Một số người được hưởng lợi từ hormone sinh học, nhưng có những rủi ro khi thực hiện điều trị.
administrator
NỘI SOI KHỚP

NỘI SOI KHỚP

Nội soi khớp là một thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán và điều trị các vấn đề về khớp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật nội soi khớp nhé.
administrator
XẠ PHẪU LẬP THỂ NÃO

XẠ PHẪU LẬP THỂ NÃO

Xạ phẫu lập thể não là liệu pháp được dùng để chữa khối u, dị dạng mạch máu và những bất thường khác trong não bộ. Đây không phải là phẫu thuật truyền thống bởi vì nó không phải thực hiện đường rạch mổ nào.
administrator
PHẪU THUẬT CẮT BỎ TỬ CUNG CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA ROBOT

PHẪU THUẬT CẮT BỎ TỬ CUNG CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA ROBOT

Cắt bỏ tử cung có sự hỗ trợ của robot là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện để điều trị một số tình trạng bệnh lý. Đối với phương pháp này, bạn có thể ít đau hơn, mất ít máu hơn và có thể trở lại các hoạt động hàng ngày nhanh hơn so với phẫu thuật mở bụng thông thường.
administrator
SINH THIẾT VÀ CẮT BỎ KHỐI U BÀNG QUANG SAU UNG THƯ

SINH THIẾT VÀ CẮT BỎ KHỐI U BÀNG QUANG SAU UNG THƯ

Phẫu thuật cắt bỏ khối u bàng quang (TURBT) có thể bao gồm cả sinh thiết và cắt bỏ khối u (loại bỏ). Vì thủ thuật thực hiện qua niệu đạo nên không cần thiết phải thực hiện vết rạch. Phẫu thuật có thể giúp ngăn ngừa ung thư xâm lấn vào thành cơ.
administrator
PHẪU THUẬT UNG THƯ VÚ

PHẪU THUẬT UNG THƯ VÚ

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị ung thư vú rất hiệu quả. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về quá trình thực hiện phẫu thuật trên bệnh nhân ung thư vú nhé
administrator
HÓA TRỊ

HÓA TRỊ

Hóa trị là phương pháp hiệu quả trong điều trị bệnh lý ung thư. Tuy nhiên, phương pháp này cũng đem lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về hóa trị nhé.
administrator