NẶN MỤN: NÊN HAY KHÔNG?

Mặc dù việc nặn mụn có thể rất hấp dẫn chusng ta nhưng các bác sĩ da liễu cực kỳ không khuyến khích phương pháp này. Tại sao? Nặn mụn không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo.

daydreaming distracted girl in class

NẶN MỤN: NÊN HAY KHÔNG?

Nặn mụn

Mọi người trong chúng ta đều có thể bị nổi mụn, và có lẽ hầu như ai cũng muốn nặn chúng.

Có một cách ohuf hợp để nặn mụn mà chúng tôi sẽ đề cập trong bài viết này. Nhưng hãy nhớ rằng quy trình này được thực hiện tốt nhất bởi một chuyên gia chăm sóc da trong môi trường vô trùng.

Các loại mụn

Hầu hết mụn hình thành do các tế bào da bao quanh nang lông của bạn kết tụ lại với nhau. Điều này có thể gây ra sự tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn. Một số điều có thể kích hoạt phản ứng này trên da của chúng ta, bao gồm:

  • nội tiết tố

  • phản ứng dị ứng

  • vi khuẩn

  • dầu tiết ra tự nhiên trên da

Kết quả là lỗ chân lông bị tắc bởi dầu, mủ hoặc bã nhờn, tạo ra vùng da sần sùi và viêm nhiễm. Dưới đây là ba loại mụn phổ biến:

  • Mụn đầu đen là lỗ chân lông mở ra ngoài không khí, bị tắc bởi dầu và tế bào chết. Dầu và các tế bào chết che phủ lỗ chân lông của bạn, và vị trí này sẽ trông sẫm màu khi tiếp xúc với không khí.

  • Mụn đầu trắng tương tự như mụn đầu đen, nhưng chúng được bao phủ bởi làn da của bạn. Bạn có thể thấy một nốt sần trên da bao phủ một vùng cứng, màu trắng đang làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

  • Mụn mủ là những vết mụn sâu hơn và khó lấy ra hơn. Chúng thường có màu đỏ và bị viêm. Mụn mủ có thể do dị ứng, nội tiết tố, vi khuẩn hoặc các tình trạng da khác gây ra.

Khi lỗ chân lông bị tắc hoặc mụn hình thành dưới da, các nang lông có thể chứa đầy mủ hoặc bã nhờn (dầu). Cuối cùng, nang lông có thể vỡ ra, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và bắt đầu quá trình hồi phục.

Đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể bạn để đối phó với lỗ chân lông bị tắc và mụn trứng cá. Khi tự nặn mụn, bạn có thể đang kích hoạt quá trình chữa lành này và loại bỏ mụn trong khi nặn mụn. Nhưng cũng có những rủi ro liên quan.

Chúng ta có nên nặn mụn không?

Theo nguyên tắc chung, bạn không bao giờ nên cố gắng tự nặn mụn.

Nếu bạn cố gắng nặn mụn và phá vỡ hàng rào bảo vệ da, bạn có nguy cơ để lại sẹo mụn vĩnh viễn. Nếu mụn của bạn chứa mủ bị nhiễm trùng, việc nặn mụn có thể lây lan vi khuẩn sang các lỗ chân lông và nang lông khác, tạo ra đợt bùng phát mụn nhiều hơn.

Việc nặn mụn cũng có thể làm chậm quá trình chữa lành vết thương tự nhiên của cơ thể bạn, nghĩa thay vì được coi là “cách khắc phục nhanh” cuối cùng lại khiến mụn thậm chí còn tồn tại lâu hơn.

Nếu cố gắng nặn mụn mà không được, bạn có thể đẩy nhân mụn xuống sâu hơn bên dưới lớp da của mình. Điều này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn nhiều hơn, làm cho mụn nổi rõ hơn hoặc gây viêm dưới da.

Với tất cả những gì kể trên, một số người không thể cưỡng lại sự cám dỗ của việc nặn mụn ngay khi họ thấy mụn đầu trắng xuất hiện. Nếu thỉnh thoảng bạn định nặn mụn, hãy làm theo các bước sau.

Kỹ thuật nặn mụn đúng

Kỹ thuật nặn mụn an toàn sẽ khác một chút tùy thuộc vào loại mụn mà bạn có.

Cách nặn mụn đầu đen

Thuốc bôi ngoài da không kê đơn (OTC) như axit salicylic hoặc benzoyl peroxide có thể được bôi lên mụn đầu đen mở rộng nhân mụn trước khi bạn cố gắng nặn chúng.

Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước, sau đó dùng ngón tay ấn vào cả hai bên lỗ chân lông bị tắc. Với một chút áp lực, mụn đầu đen sẽ bật ra.

Cách nặn mụn đầu trắng

Khử trùng kim bằng cồn isopropyl 70% và nhẹ nhàng chích vào da nơi lỗ chân lông của bạn bị tắc. Sau đó, nặn mụn đầu trắng giống như cách bạn nặn mụn đầu đen.

Sau khi sử dụng thuốc làm se lỗ chân lông hoặc thuốc trị mụn OTC và rửa tay sạch sẽ, hãy dùng lực ấn lên cả hai mặt của lỗ chân lông bị tắc để lấy nhân mụn ra.

Cách nặn mụn mủ

Mụn mủ nằm sâu bên dưới các lớp da của bạn và rất khó lấy ra. Sử dụng miếng gạc ấm, bạn có thể cố gắng mở lỗ chân lông và đẩy chất gây kích ứng/tắc nghẽn lên gần bề mặt da hơn. Các phương pháp điều trị OTC cũng có thể hiệu quả.

Tuy nhiên, nhìn chung, tốt nhất bạn không nên tự nặn mụn mủ.

Các biện pháp khắc phục khác

Nặn mụn không phải là cách duy nhất để làm sạch da. Dưới đây là một số tùy chọn khác:

  • Các biện pháp điều trị OTC có chứa axit salicylic hoặc benzoyl peroxide có thể được sử dụng hàng ngày để làm sạch mụn và thông thoáng lỗ chân lông.

  • Thủ thuật chườm lạnh hoặc chườm đá có thể được sử dụng để giảm đau và sưng do u nang, mụn bọc và mụn mủ.

  • Chườm ấm cũng có thể được áp dụng để giải quyết bụi bẩn và vi khuẩn, đồng thời tăng tốc độ chữa lành lỗ chân lông bị tắc.

  • Các chất làm sạch tự nhiên, chẳng hạn như cồn pha loãng và dầu cây trà, có thể hoạt động như chất làm se da để làm khô và loại bỏ tắc nghẽn do bã nhờn gây ra.

Tìm phương pháp điều trị mụn tốt nhất với sự tư vấn của bác sĩ da liễu.

Ngăn ngừa mụn

Có rất nhiều điều bạn có thể làm để ngăn ngừa mụn xuất hiện trong tương lai:

  • Duy trì chế độ điều trị mụn của bạn.

  • Hãy để làn da của bạn lành lại một cách tự nhiên.

  • Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ để rửa mặt 2 lần mỗi ngày.

  • Luôn làm sạch cơ thể và khuôn mặt của bạn bằng xà phòng kháng khuẩn sau khi tập luyện thể dục thể thao.

  • Không để tay chạm vào mặt, đặc biệt là khi tiếp xúc các bề mặt dùng chung như ở trường học, nơi làm việc và trên phương tiện giao thông công cộng.

  • Nếu bạn là nữ, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố. Một số người sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố để giúp kiểm soát tình trạng nổi mụn do nội tiết tố dao động.

  • Cân nhắc quản lý và ngăn ngừa mụn bằng retinoids tại chỗ và isotretinoin đường uống (Accutane).

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Nếu bạn thường xuyên bị mụn, mụn nang gây đau đớn hoặc mụn dường như không bao giờ biến mất, bạn nên gặp chuyên gia chăm sóc da để được tư vấn.

Mụn để lại sẹo trên da, không biến mất với các biện pháp khắc phục OTC hoặc khiến bạn cảm thấy khó chịu và tự ti nên được bác sĩ da liễu điều trị.

Họ có thể kê đơn điều trị tại chỗ hoặc uống, các liệu pháp tại phòng khám, thay đổi chế độ ăn uống hoặc lối sống hoặc kết hợp tất cả, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng mụn.

Điểm mấu chốt

Tự nặn mụn không bao giờ là một ý tưởng tuyệt vời. Nguy cơ nhiễm trùng, để lại sẹo và vết thương lâu lành sẽ cao hơn nhiều khi bạn tự mình giải quyết các vấn đề.

Nếu thỉnh thoảng bạn cảm thấy mình phải trị mụn bằng cách nặn mụn, hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện đúng kỹ thuật.

Đảm bảo rửa tay sạch sẽ và khử trùng bất kỳ dụng cụ nào bạn định sử dụng để nặn mụn. Nếu mụn tiếp tục bùng phát, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng thuốc theo toa và các phương pháp điều trị mụn khác.

 

Có thể bạn quan tâm?
MINOCYCLINE: MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ MỤN TRỨNG CÁ HIỆU QUẢ?

MINOCYCLINE: MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ MỤN TRỨNG CÁ HIỆU QUẢ?

Minocycline đường uống là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng khác nhau, chẳng hạn như viêm phổi và nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số người cũng dùng nó để điều trị mụn trên làn da.
administrator
ĐÂU LÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KEM CHỐNG NẮNG VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC?

ĐÂU LÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KEM CHỐNG NẮNG VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC?

Khi nói đến kem chống nắng, bạn có nhiều lựa chọn. Đầu tiên, bạn đang sử dụng kem chống nắng vật lý hay hóa học? Và điều này có quan trọng hay không? Cả hai đều có những ưu và nhược điểm mà chúng tôi sẽ đề cập bên dưới.
administrator
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIỆC KẾT HỢP NIACINAMIDE VÀ RETINOL

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIỆC KẾT HỢP NIACINAMIDE VÀ RETINOL

Niacinamide và retinol đều là những thành phần trong các sản phẩm chăm sóc da phổ biến. Mỗi thành phần có thể giúp cải thiện nhược điểm trên da và mụn trứng cá, làm đều màu da và giảm các dấu hiệu lão hóa. Nếu bạn hiện đang sử dụng một sản phẩm có chứa một trong những thành phần này, bạn có thể tự hỏi liệu sử dụng niacinamide và retinol cùng nhau có hiệu quả hơn không và liệu có an toàn khi kết hợp chúng không. Tuy nhiên, một số thành phần không kết hợp tốt với những thành phần khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết hơn về cả hai thành phần này và liệu có nên kết hợp chúng như một phần trong quy trình chăm sóc da của bạn hay không.
administrator
TẠI SAO KHÔNG THỂ BỎ QUA DẦU DƯỠNG DA MẶT TRONG QUY TRÌNH CHĂM SÓC DA CỦA BẠN

TẠI SAO KHÔNG THỂ BỎ QUA DẦU DƯỠNG DA MẶT TRONG QUY TRÌNH CHĂM SÓC DA CỦA BẠN

Một loại dầu tốt cho da mặt là điều nên có trong bất kỳ thói quen chăm sóc da nào. Dầu là bí quyết để có làn da sáng, ngậm nước hoàn hảo – không phải ai cũng biết?!
administrator
HƯỚNG DẪN CƠ BẢN VỀ CHĂM SÓC DA: NHỮNG MẸO CỦA CHUYÊN GIA DÀNH CHO MỌI LOẠI DA

HƯỚNG DẪN CƠ BẢN VỀ CHĂM SÓC DA: NHỮNG MẸO CỦA CHUYÊN GIA DÀNH CHO MỌI LOẠI DA

Mặc dù không tồn tại cái gọi là làn da hoàn hảo, nhưng bạn vẫn có thể cải thiện đáng kể sức khỏe và vẻ ngoài của làn da. Rất nhiều người trong chúng ta mơ ước có được làn da hoàn mỹ. Thế nhưng thực tế, hầu hết chúng ta đều có ít nhất một hoặc hai mối quan tâm về da. Cho dù đang đối mặt với sự bùng phát nội tiết tố, quá nhiều dầu hay nếp nhăn, tất cả mọi người đều có chung mục tiêu khi nói đến làn da của mình. Những lời khuyên từ chuyên gia dưới đây có thể giúp bạn hiểu thêm về các cách chăm sóc da, từ đó có thể cung cấp cho làn da của mình chính xác những gì nó cần.
administrator
GIẢM C N VÀ RỤNG TÓC CÓ LIÊN QUAN NHƯ THẾ NÀO? TẤT CẢ NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

GIẢM C N VÀ RỤNG TÓC CÓ LIÊN QUAN NHƯ THẾ NÀO? TẤT CẢ NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

Trong một số trường hợp, giảm cân có thể dẫn đến tác dụng phụ, bao gồm rụng tóc. Cơ thể chúng ta rất nhạy cảm với sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, căng thẳng và thay đổi nội tiết tố — tất cả những điều này có thể xảy ra do giảm cân nhanh chóng, chế độ ăn kiêng hạn chế hoặc phẫu thuật giảm cân. Bài viết này giải thích lý do tại sao một số người bị rụng tóc sau khi giảm cân và thảo luận về các cách điều trị và ngăn ngừa vấn đề này.
administrator
LỢI ÍCH CỦA VIỆC CHẢI TÓC VÀ CÁCH CHẢI TÓC ĐÚNG

LỢI ÍCH CỦA VIỆC CHẢI TÓC VÀ CÁCH CHẢI TÓC ĐÚNG

Biết cách chải tóc đúng có thể giúp ngăn ngừa gãy rụng và hư tổn. Nó cũng có thể giữ cho mái tóc của bạn khỏe mạnh, sáng bóng và không bị rối. Các chuyên gia chăm sóc tóc khuyên bạn nên chải tóc 2 lần một ngày - sáng và tối - để giúp phân phối dầu tự nhiên của da đầu qua tóc.
administrator
6 LÝ DO TẠI SAO MỌI NGƯỜI TRÁNH SILICONE TRONG QUY TRÌNH CHĂM SÓC DA

6 LÝ DO TẠI SAO MỌI NGƯỜI TRÁNH SILICONE TRONG QUY TRÌNH CHĂM SÓC DA

Một mặt có những người nói rằng silicon làm cho làn da trông khỏe mạnh hơn mà không thực sự đóng góp vào sức khỏe tổng thể của nó. Mặt khác, bạn có những người nói rằng silicon không gây hại về mặt kỹ thuật, vì vậy sẽ không có hại gì khi sử dụng chúng trong các sản phẩm chăm sóc da.
administrator