NHIỄM NẤM CANDIDA

daydreaming distracted girl in class

NHIỄM NẤM CANDIDA

 

Tổng quan

Candida là một loại nấm có thể lây nhiễm trên da của bạn cũng như các vị trí khác. Trong điều kiện bình thường, da của bạn vẫn có một lượng nhỏ loại nấm này. Các vấn đề xuất hiện khi chúng sinh sản và phát triển quá mức. Hiện nay có hơn 150 chủng nấm Candida, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC). Tuy nhiên, loại gây nhiễm chính là Candida albicans.

Nấm Candida có thể nhiễm trên các vị trí như:

  • Nấm chân

  • Nấm miệng

  • Nhiễm nấm âm đạo

  • Nấm móng tay 

  • Nấm da đầu

  • Nấm bẹn

Theo CDC, 75% phụ nữ trưởng thành đã từng nhiễm Candida âm đạo. Tạp chí Nghiên cứu AIDS và Retrovirus ở người cho biết có tới 90% bệnh nhân AIDS xuất hiện nấm miệng. Tình trạng này hiếm khi xảy ra ở người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Bệnh nấm Candida cũng có thể xuất hiện khi nó xâm nhập vào máu. Theo CDC, có khoảng 46000 trường hợp mỗi năm.

Tuy nhiên, tiến triển của nhiễm nấm Candida tương đối không quá nguy hiểm. Tình trạng này không phải nghiêm trọng và có thể điều trị dễ dàng. Tuy nhiên, nhiễm nấm không kiểm soát cũng có thể dẫn tới các vấn đề đe dọa tính mạng – đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch yếu. Điều trị kịp thời giúp ngăn chặn sự phát triển, cải thiện sức khỏe và cứu sống bạn.

A Case of Candida Albicans Ventriculitis Secondary to E Coli  Ventriculoperitoneal Shunt Infection

Nhiễm nấm Candida phổ biến ở phụ nữ có thai

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nhiễm nấm Candida có thể xảy ra ở hầu hết các vị trí trên cơ thể, nhưng chúng thường được tìm thấy ở các kẽ. Đây là nơi hai vùng da tiếp xúc hay cọ xát với nhau. Khu vực này bao gồm nách, bẹn, các vết gấp da, vùng giữa các ngón tay hay ngón chân. Nấm Candida phát triển mạnh ở điều kiện nóng, ẩm và nhiều mồ hôi.

Bình thường, da của bạn là một lớp có chức năng bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, các vết cắt hay vết thương ở bên ngoài có thể tạo điều kiện cho nấm xâm nhập. Candida có thể gây bệnh hay có nguy cơ gây bệnh trong các điều kiện thuận lợi cho nó phát triển. Thời tiết nóng ẩm, vệ sinh không sạch sẽ hay quần áo dơ có thể gây ra tình trạng này.

Không có các yếu tố nguy cơ nào mà bạn cần phải quan ngại. Nhiễm nấm Candida phổ biến hơn ở:

  • Trẻ sơ sinh

  • Người thừa cân

  • Người mắc bệnh tiểu đường

  • Người có tuyến giáp hoạt động kém hay bị suy giáp

  • Người mắc các chứng viêm

  • Người bị suy giảm hệ thống miễn dịch

  • Người làm việc trong điều kiện ẩm ướt

  • Phụ nữ mang thai

Một số loại thuốc cũng làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida. Corticosteroid tại chỗ là vấn đề cần quan tâm nhất, thuốc tránh thai hay kháng sinh cũng là những nguyên nhân khác. Nếu sử dụng các loại thuốc này, bạn nên theo dõi cơ thể thường xuyên để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm nấm Candida.

Triệu chứng

Các triệu chứng sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí bị nhiễm, bao gồm:

  • Phát ban

  • Xuất hiện mảng đỏ hay tím (ở các bề mặt nhiễm)

  • Có dịch trắng ở các khu vực bị tác động

  • Đóng vảy, bong tróc da

  • Vết nứt trên da

  • Đau nhức

  • Ban đỏ, xuất hiện các vùng mẩn đỏ

  • Tình trạng bợt da (maceration) xuất hiện lớp da màu trắng mềm

  • Xuất hiện mụn chứa đầy mủ

  • Các vết màu đỏ và trắng trong miệng, trông như có nấm trong miệng

Candida infections of the mouth, throat, and esophagus | Fungal Diseases |  CDC

Candida có thể nhiễm ở nhiều khu vực trên cơ thể

Chẩn đoán

Chẩn đoán Candida dựa vào tình trạng và xét nghiệm mẫu. Bác sĩ sẽ lấy mẫu da, móng tay hay lông ở khu vực bị nhiễm và kiểm tra. Sau khi tình trạng nhiễm nấm Candida được xác định, bước đầu tiên là cần giải quyết các nguyên nhân cơ bản. Nó bao gồm thay đổi lối sống sạch sẽ hơn, giảm cân nếu bạn thừa cân và kiểm soát bệnh lý tiểu đường.

Thông thường, bạn nên gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu nhiễm trùng. Nó giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Ở những lần sau, bạn có thể tới những quầy thuốc để xin lời khuyên và cách điều trị.

Điều trị

Điều trị nhiễm nấm Candida tương đối đơn giản. Bạn không cần phải nhập viện trừ khi bị suy giảm miễn dịch hay nấm Candida đã di căn vào máu. Bác sĩ có thể kê đơn các thuốc làm khô da, kem chống nấm, thuốc mỡ hay kem dưỡng da. Thuốc đạn hay thuốc uống cũng hay được sử dụng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc không kê đơn, chẳng hạn như ketoconazole hay clotrimazole. Cả hai đều là thuốc bôi trên da và thuốc nhóm chống nấm azoles. Chúng không gây tác dụng phụ nghiêm trọng như các thuốc chống nấm khác nystatin, amphotericin B. Amphotericin B là thuốc tiêm tĩnh mạch và chỉ được sử dụng trong bệnh viện.

Các loại thuốc khác nhau sẽ được sử dụng dựa vào loại nhiễm trùng và bộ phận bị nhiễm, chẳng hạn như:

  • Gel hay kem âm đạo, chẳng hạn như miconazole thường được sử dụng cho các trường hợp nhiễm nấm âm đạo.

  • Bệnh nấm miệng thường được điều trị bằng thuốc kháng nấm ở dạng viên ngậm, viên nén hay nước súc miệng.

  • Bệnh nấm chân được điều trị bằng thuốc xịt, thuốc bột hay thuốc mỡ.

  • Nhiễm trùng nặng thường được điều trị bằng thuốc uống hay thậm chí tiêm tĩnh mạch.

Hầu hết các loại thuốc được sử dụng 1 hay 2 lần/ ngày.

Một số loại thuốc chẳng hạn như miconazole và clotrimazole, có thể được sử dụng một cách an toàn trong điều trị nhiễm nấm Candida trong thai kỳ. Hỏi ý kiến dược sĩ, bác sĩ trước khi sử dụng.

Tất cả các loại thuốc đều có các tác dụng phụ tiềm ẩn. Các tác dụng phụ của thuốc kháng nấm thường bao gồm:

  • Ngứa ở nơi bôi

  • Đỏ, rát nhẹ ở nơi bôi thuốc

  • Đau đầu

  • Khó tiêu, đau bụng

  • Phát ban trên da

Thuốc kháng nấm tiêm tĩnh mạch có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, bao gồm:

  • Ăn không ngon

  • Cảm giác mệt mỏi

  • Tiêu chảy

  • Đau cơ và khớp

  • Phát ban

Trong một số trường hợp hiếm hoi nó có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng hay phản ứng trên da như bong tróc, phồng rộp.

Những người bị tổn thương gan không nên sử dụng thuốc kháng nấm mà không có sự giám sát của bác sĩ. Nó có thể gây tổn thương gan ở những người khỏe mạnh, nghiêm trọng hơn ở những người đã tổn thương gan.

Các loại thuốc có thể tương tác với thuốc kháng nấm bao gồm:

  • Rifampin (hay rifampicin) là một kháng sinh

  • Benzodiazepines, sử dụng để ngủ ngon và giảm lo lắng

  • Estrogen và Progestogen, trong thuốc tránh thai và liệu pháp hormone

  • Phenytoin, sử dụng trong chứng động kinh

 

 
Có thể bạn quan tâm?
HỘI CHỨNG TIẾT HORMONE KHÁNG BÀI NIỆU KHÔNG PHÙ HỢP

HỘI CHỨNG TIẾT HORMONE KHÁNG BÀI NIỆU KHÔNG PHÙ HỢP

administrator
TIÊU CHẢY

TIÊU CHẢY

administrator
BÀNG QUANG TĂNG HOẠT

BÀNG QUANG TĂNG HOẠT

administrator
BABESIA

BABESIA

administrator
HẸP ĐƯỜNG MẬT BẨM SINH

HẸP ĐƯỜNG MẬT BẨM SINH

Rối loạn đường mật là tình trạng ở trẻ sơ sinh, trong đó mật bị tắc nghẽn không thể di chuyển từ gan đến ruột non. Ở trẻ em bị hẹp tuyến mật, mật không thể chảy đến ruột non và nó sẽ tích tụ trong gan và làm hỏng cơ quan này. Phương pháp điều trị chính của vấn đề này là phẫu thuật.
administrator
HẠ HUYẾT ÁP THẾ ĐỨNG

HẠ HUYẾT ÁP THẾ ĐỨNG

administrator
UNG THƯ LÁ LÁCH

UNG THƯ LÁ LÁCH

administrator
VIỄN THỊ

VIỄN THỊ

administrator