TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2

daydreaming distracted girl in class

TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2

Tổng quan

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là tình trạng suy giảm trong cách điều chỉnh và sử dụng đường (glucose) làm năng lượng. Tình trạng kéo dài (mãn tính) này dẫn tới quá nhiều đường lưu thông trong máu. Cuối cùng, lượng đường trong máu cao có thể dẫn tới rối loạn hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ thống miễn dịch.

Trong bệnh tiểu đường tuýp 2, có 2 vấn đề chủ yếu xảy ra đối với chức năng của cơ thể. Tuyến tụy không sản xuất đủ insuline – hormone giúp vận chuyển đường vào tế bào – và các tế bào đáp ứng kém với insuline (tế bào hấp thu ít đường hơn).

Bệnh tiểu đường tuýp 2 được biết là bệnh tiểu đường khởi phát ở tuổi trưởng thành, tuy nhiên cả bệnh tiểu đường tuýp 1 hay 2 đều có thể xuất hiện ở trẻ em hay người lớn. Tuýp 2 phổ biến hơn ở người lớn tuổi, nhưng số lượng trẻ em béo phì tăng cao đã dẫn tới nhiều trường hợp mắc tiểu đường tuýp 2 ở người trẻ hơn.

Không có cách nào chữa khỏi bệnh tiểu đường tuýp 2. Nhưng giảm cân, ăn uống điều độ và tập thể dục có thể giúp bạn kiểm soát bệnh. Nếu nó không thể kiểm soát lượng đường trong máu, bạn có thể cần dùng thuốc hay liệu pháp insuline.

Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 thường phát triển chậm. Trên thực tế, bạn có thể sống chung với bệnh tiểu đường nhiều năm mà không hề hay biết. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Khát nhiều

  • Đi tiểu nhiều

  • Tăng cảm giác đói

  • Sụt cân ngoài ý muốn

  • Mệt mỏi

  • Nhìn mờ

  • Các vết loét chậm lành

  • Nhiễm trùng thường xuyên

  • Tê hay ngứa ran ở bàn tay, bàn chân

  • Da bị sạm đen, thường ở nách hay cổ

Thuốc trị đái tháo đường: Cách dùng an toàn và hiệu quả

Tiểu đường tuýp 2 có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng

Nguyên nhân

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là kết quả của 2 vấn đề sau:

  • Các tế bào cơ, mỡ, gan trở nên đề kháng với insuline. Các tế bào này không tương tác như bình thường với insuline khiến chúng không hấp thu đủ lượng đường.

  • Tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insuline để kiểm soát lượng đường trong máu.

Nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa được biết, nhưng thừa cân hay ít vận động là những yếu tố chính góp phần gây ra.

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 bao gồm:

  • Thừa cân hay béo phì là nguy cơ chính.

  • Sự phân bố chất béo. Tích tụ chất béo chủ yếu ở bụng thay vì hông, đùi có yếu tố nguy cơ cao hơn. Nam giới có vòng bụng trên 40 inch (101,6 cm) hay phụ nữ có số đo trên 35 inch (88,9cm)

  • Ít vận động. Hoạt động thể chất giúp kiểm soát cân nặng, sử dụng glucose làm nguồn năng lượng và giúp các tế bào nhạy cảm hơn với insuline.

  • Tiền sử gia đình. Cha mẹ, anh chị em của bạn mắc tiểu đường tuýp 2 khiến bạn có nguy cơ cao hơn mắc tình trạng này.

  • Chủng tộc và dân tộc. Người da đen, người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ bản địa, người châu Á, người ở các đảo khu vực Thái Bình Dương có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn người da trắng.

  • Nồng độ lipid máu. Nồng độ HDL-cholesterol thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.

  • Tuổi. Khi bạn già đi đặc biệt sau 45 tuổi thì nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn.

  • Tiền tiểu đường. Khi lượng đường trong máu của bạn tăng cao so với bình thường nhưng chưa đạt mức tiểu đường, nó có thể dễ dàng tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2.

  • Mang thai. Bạn có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi mang thai và nếu con bạn nặng hơn 9 pound (4kg).

  • Hội chứng buồng trứng đa nang làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

  • Vùng da bị thâm, thường ở nách hay cổ cho thấy tình trạng đề kháng insuline.

Chẩn đoán

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm HbA1C. Nó cho bạn biết đường huyết trung bình trong 2 – 3 tháng qua. Kết quả HbA1C cho thấy:

  • Dưới 5,7% là bình thường

  • Từ 5,7% - 6,4% là tiền tiểu đường

  • Từ 6,5% trở lên ở 2 lần xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường

Nếu xét nghiệm HbA1C không khả dụng, bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

  • Xét nghiệm đường huyết đói

  • Thử nghiệm dung nạp glucose đường uống

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị tầm soát chẩn đoán người từ trên 45 tuổi hay trong nhóm sau:

  • Dưới 45 tuổi bị thừa cân, béo phì và có một hay nhiều yếu tố nguy cơ liên quan tới tiểu đường

  • Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ

  • Những người được chẩn đoán tiền đái tháo đường

  • Trẻ em thừa cân, béo phì có tiền sử gia đình mắc tiểu đường tuýp 2 hay các yếu tố nguy cơ khác

Điều trị

Quản lý bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm:

  • Chế độ ăn lành mạnh

  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

  • Duy trì cân nặng lý tưởng

  • Sử dụng thuốc tiểu đường hay liệu pháp insuline

  • Đo lượng đường trong máu

Các bước này giúp giữ lượng đường trong máu của bạn gần mức bình thường, ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.

Chế độ ăn lành mạnh

Bạn cần tập trung vào chế độ ăn uống của mình:

  • Thực đơn rõ ràng cho bữa chính và bữa phụ

  • Chia nhỏ bữa ăn

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây, rau củ không tinh bột và ngũ cốc nguyên hạt

  • Ăn ít ngũ cốc tinh chế, rau củ nhiều tinh bột và đồ ngọt

  • Sữa ít béo, thịt ít béo và cá

  • Các chất béo lành mạnh, chẳng hạn như dầu oliu, dầu hạt cải

  • Ăn ít calo hơn

Chế độ ăn cho người đái tháo đường type 2 | Vinmec

Chế độ ăn giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

Hoạt động thể chất

Tập luyện thể dục rất quan trọng để giảm cân hay duy trì cân nặng lý tưởng. Nó cũng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

  • Tập aerobic

  • Tập với kháng lực

  • Hạn chế tình trạng thụ động

Giảm cân

Giảm cân giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, cholesterol, các chất béo và huyết áp. Bạn càng giảm nhiều cần thì càng có lợi ích lớn hơn đối với việc kiểm soát sức khỏe và các bệnh lý.

4 nhóm bài tập cho người đái tháo đường typ 2

Tập luyện thể dục thể thao giúp cải thiện sức khỏe

Đo đường huyết 

Đo đường huyết thường xuyên để đảm bảo nồng độ đường trong máu nằm trong mục tiêu. Ví dụ, bạn có thể đo đường huyết mỗi ngày một lần trước hay sau khi tập thể dục. Nếu sử dụng insuline, bạn có thể cần đo đường huyết nhiều lần trong ngày.

Sử dụng thuốc

Nếu bạn không kiểm soát được đường huyết nhờ chế độ ăn và tập thể dục, bác sĩ có thể kê đơn thuốc tiểu đường, bao gồm:

  • Metformin

  • Nhóm sulfonylureas

  • Nhóm glinides

  • Nhóm thiazolidinediones

  • Nhóm ức chế DPP-4

  • Nhóm chủ vận GLP-1

  • Nhóm ức chế SGLT-2

  • Các thuốc khác như thuốc hạ huyết áp, giảm cholesterol, aspirin liều thấp.

Liệu pháp insuline

Một số người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cần thiết phải điều trị bằng insulin. Trước đây, liệu pháp insulin thường được sử dụng như một biện pháp cuối cùng, nhưng ngày nay nó có thể được kê đơn sớm hơn nếu không đạt được mục tiêu đường huyết khi thay đổi lối sống và sử dụng các loại thuốc khác.

Bác sĩ sẽ xác định loại insulin thích hợp cho bạn và khi nào bạn nên dùng nó. Loại insulin, liều lượng và tần suất sử dụng của bạn có thể thay đổi tùy thuộc vào nồng độ đường trong máu của bạn. Hầu hết các loại insulin được sử dụng bằng đường tiêm. Tác dụng phụ của insulin bao gồm hạ đường huyết, nhiễm toan ceton và tăng triglycerid.

Phẫu thuật giảm cân

Phẫu thuật giảm cân làm thay đổi hình dạng và chức năng của hệ tiêu hóa. Phẫu thuật có thể giúp bạn giảm cân, kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 và các tình trạng khác có liên quan đến béo phì. Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau, nhưng tất cả chúng đều giúp bạn giảm cân bằng cách hạn chế lượng thức ăn. Một số phương pháp cũng hạn chế lượng chất dinh dưỡng mà bạn hấp thụ.

Phẫu thuật giảm cân chỉ là một phần của kế hoạch điều trị tổng thể. Quá trình điều trị của bạn cũng sẽ bao gồm thay đổi chế độ ăn, kiểm soát dinh dưỡng, tập thể dục và chăm sóc sức khỏe tâm lý.

Nói chung, phẫu thuật giảm cân có thể là một lựa chọn cho người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 35 trở lên. BMI là một công thức sử dụng cân nặng và chiều cao để ước tính lượng mỡ trong cơ thể. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh tiểu đường hay các bệnh kèm theo, phẫu thuật cũng có thể là một lựa chọn cho những người có chỉ số BMI < 35.

Phẫu thuật giảm cân yêu cầu cam kết thay đổi lối sống suốt đời. Các tác dụng phụ sau này bao gồm thiếu hụt chất dinh dưỡng và loãng xương.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
BẠI LIỆT

BẠI LIỆT

administrator
HUYẾT KHỐI (CỤC MÁU ĐÔNG)

HUYẾT KHỐI (CỤC MÁU ĐÔNG)

administrator
TRĨ NGOẠI

TRĨ NGOẠI

administrator
LAO MÀNG PHỔI

LAO MÀNG PHỔI

administrator
UNG THƯ BÀNG QUANG

UNG THƯ BÀNG QUANG

administrator
U TUYẾN YÊN

U TUYẾN YÊN

administrator
VÀNG DA SƠ SINH

VÀNG DA SƠ SINH

administrator
TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 1

TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 1

administrator