TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 1

daydreaming distracted girl in class

TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 1

Tổng quan

Bệnh tiểu đường tuýp 1, từng được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên hay bệnh tiểu đường phụ thuộc insuline, là một tình trạng mãn tính khi đó tuyến tụy sản xuất ít hay không sản xuất insuline. Insuline là một loại hormone cần thiết để đường (glucose) đi vào tế bào và tạo ra năng lượng.

Nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm di truyền hay virus, có thể góp phần gây nên bệnh tiểu đường tuýp 1. Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện vào thời thơ ấu hay thanh thiếu niên, nhưng đôi khi có thể gặp ở người lớn.

Mặc dù đã được nghiên cứu nhiều, bệnh tiểu đường tuýp 1 không có cách nào chữa khỏi. Quá trình điều trị tập trung vào việc kiểm soát lượng đường trong máu bằng insuline, chế độ ăn và lối sống để ngăn ngừa các biến chứng.

Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể xuất hiện đột ngột, bao gồm:

  • Khát nhiều

  • Đi tiểu thường xuyên

  • Có thể xuất hiện tình trạng ướt giường ở trẻ em vào ban đêm

  • Đói

  • Sụt cân

  • Cảm giác khó chịu, thay đổi tâm trạng

  • Mệt mỏi, suy nhược

  • Nhìn mờ

Làm thế nào để giúp trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có một cuộc sống học  đường tốt hơn? || Kienthuctieuduong.vn

Tiểu đường tuýp 1 hay gặp ở trẻ em

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường tuýp 1 vẫn chưa được biết rõ. Thông thường, hệ miễn dịch của cơ thể - giúp chống lại vi khuẩn và virus gây hại – phá hủy nhầm các tế bào sản xuất insuline (tế bào đảo Langerhans) ở tuyến tụy. Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Di truyền

  • Tiếp xúc với virus và các yếu tố môi trường khác

Vai trò của insuline

Khi có một lượng đáng kể các tế bào ở tuyến tụy bị phá hủy, cơ thể sẽ sản xuất ít hay thậm chí không có insuline. Tuyến tụy nằm phía sau, bên dưới dạ dày có chức năng sản xuất hormone insuline.

  • Tuyến tụy tiết insuline vào máu

  • Insuline cho phép đường đi vào các tế bào

  • Insuline giúp giảm lượng đường trong máu

Khi lượng đường trong máu giảm xuống, việc tiết insuline từ tuyến tụy cũng giảm theo.

Vai trò của glucose

Glucose – một loại đường – là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các tế bào tạo ra cơ bắp và các mô.

  • Glucose đến từ 2 nguồn chính: thức ăn và gan của bạn

  • Glucose được hấp thu vào máu, với sự trợ giúp của insuline

  • Gan dự trữ glucose dưới dạng glycogen

Khi lượng glucose của bạn thấp, chẳng hạn như khi nhịn ăn trong thời gian dài, gan sẽ phân hủy glycogen dự trữ thành glucose để giữ mức đường huyết bình thường.

Trong bệnh tiểu đường tuýp 1, cơ thể không có insuline để đưa glucose vào tế bào, gây tích tụ đường trong máu. Nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Kiểm tra lượng carbohydrate trong thực phẩm là rất quan trọng

Biến chứng

Theo thời gian, các biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm tim, mạch máu, hệ thần kinh, mắt và thận. Duy trì mức đường huyết bình thường làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các biến chứng. Các biến chứng của tiểu đường có thể gây tàn phế hoặc thậm chí đe dọa tính mạng.

  • Bệnh tim và mạch máu. Bệnh tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác như bệnh mạch vành, đau tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch và cao huyết áp.

  • Tổn thương thần kinh. Lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng hệ thần kinh, đặc biệt ở chân. Nó có thể gây ra ngứa ran, tê, rát hay đau ở đầu ngón tay, ngón chân và lan lên trên. Kiểm soát đường huyết kém có thể làm mất cảm giác ở các chi.

Tổn thương dây thần kinh liên quan tới tiêu hóa gây ra các vấn đề như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hay táo bón. Ở nam giới có thể gặp phải tình trạng rối loạn cương dương.

  • Bệnh thận. Thận chứa hàng triệu mạch máu nhỏ giúp lọc chất thải. Bệnh tiểu đường có thể tác động hệ thống lọc này. Tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn tới suy thận, bệnh thận giai đoạn cuối không thể phục hồi và cần lọc máu, ghép thận.

  • Tổn thương mắt. Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương các mạch máu của võng mạc, có thể dẫn tới mù lòa. Tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về thị lực nghiệm trọng khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.

  • Tổn thương chân. Tổn thương dây thần kinh ở chân hay giảm lưu lượng máu đến chân làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng ở chân. Nếu không điều trị, vết cắt hay mụn nước có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng thậm chí cần phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hay cẳng chân.

  • Bệnh lý ở da và miệng. Tiểu đường khiến bạn dễ nhiễm trùng da và miệng hơn, bao gồm nấm và vi khuẩn. Nó cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng và khô miệng.

  • Biến chứng khi mang thai. Lượng đường trong máu cao có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Nguy cơ sảy thai, thai chết lưu và dị tật bẩm sinh đều tăng lên nếu không kiểm soát bệnh tiểu đường tốt. Đối với mẹ, tiểu đường làm tăng nguy cơ nhiễm toan ceton, các bệnh lý về mắt, tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật.

Chẩn đoán

Các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:

  • Xét nghiệm hemoglobin glycated (A1C). Nó giúp xác định đường huyết trung bình của bạn trong 2 – 3 tháng qua. Xét nghiệm này đo lượng đường trong máu gắn với protein vận chuyển oxy ở tế bào hồng cầu (hemoglobin). Lượng đường càng cao thì càng gắn với hemoglobin nhiều. Mức HbA1C từ 6,5% trở lên ở 2 lần đo báo hiệu bệnh tiểu đường.

  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên. Bạn sẽ được lấy mẫu máu ngẫu nhiên để xét nghiệm đường huyết. Bất kể bạn vừa ăn khi nào, mức đường huyết ngẫu nhiên cao hơn 200 mg/dL (11,1 mmol/L) báo hiệu tình trạng tiểu đường, đặc biệt khi có các triệu chứng tiểu nhiều, khát nhiều.

  • Xét nghiệm đường huyết đói. Bạn sẽ được lấy mẫu máu vào buổi sáng nhưng không được ăn sáng. Mức đường huyết từ 126 mg/dL (7 mmol/L) trở lên ở 2 lần xét nghiệm cho thấy bệnh lý tiểu đường.

Xét nghiệm kháng thể trong máu cũng được thực hiện để chẩn đoán đái tháo đường tuýp 1 hay tuýp 2. Sự hiện diện của ceton – sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất béo – trong nước tiểu cũng gợi ý bệnh tiểu đường tuýp 1 chứ không phải tuýp 2.

Điều trị

Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 bao gồm:

  • Sử dụng insuline

  • Kiểm soát lượng carbohydrate, chất béo và protein

  • Đo lượng đường trong máu thường xuyên

  • Ăn các thực phẩm lành mạnh

  • Tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý

Mục đích là giữ cho lượng đường trong máu của bạn càng gần mức bình thường càng tốt, ngăn ngừa xuất hiện các biến chứng. Mục tiêu là giữ mức đường huyết trước bữa ăn từ 80 – 130 mg/dL (4,44 – 7,2 mmol/L) và sau khi ăn 2 giờ không cao hơn 180 mg/dL (10 mmol/L).

Tổng quan về bệnh đái tháo đường | Vinmec

Đo đường huyết thường xuyên để kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 1

Insuline

Không thể uống insuline do các enzyme dạ dày sẽ phá hủy nó. Bạn cần tiêm hoặc sử dụng máy bơm insuline.

  • Tiêm insuline. Bạn có thể sử dụng kim tiêm hay bút tiêm để cung cấp insuline dưới da.

  • Máy bơm insuline (insuline pump). Thiết bị này có kích thước bằng một chiếc điện thoại di động, được đeo bên ngoài cơ thể. Máy được thiết kế để tự động bơm insuline. Khi ăn, bạn cần lập trình với máy lượng carbohydrate trong bữa ăn và nồng độ glucose hiện tại. Nó sẽ tính toán và cung cấp liều insuline cần thiết.

Tuyến tụy nhân tạo

Vào tháng 9 năm 2016, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chấp thuận tuyến tụy nhân tạo đầu tiên cho người mắc tiểu đường tuýp 1 từ 14 tuổi trở lên. Thiết bị được cấy ghép liên kết với máy theo dõi đường huyết liên tục mỗi 5 phút một lần và máy bơm insuline. 

Theo dõi lượng đường trong máu

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị nên kiểm tra đường huyết trước khi ăn, trước khi ngủ, trước khi tập thể dục, lái xe và khi bạn nghi ngờ mình có lượng đường trong máu thấp. Ngay cả khi bạn sử dụng insuline và ăn uống theo đúng chế độ, lượng đường trong máu có thể thay đổi khó lường.

Ăn uống lành mạnh, kiểm tra lượng carbohydrate

Điều quan trọng là bạn cần tập trung chế độ ăn vào các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, ít béo và nhiều chất xơ như:

  • Trái cây

  • Rau

  • Các loại ngũ cốc

Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn ít thịt động vật và carbohydrate tinh chế hơn, chẳng hạn như bánh mì trắng và đồ ngọt. Chế độ ăn này được khuyến khích ngay cả ở những người không mắc bệnh tiểu đường.

Kiểm soát lượng carbohydrate trong thực phẩm bạn ăn để bổ sung đủ lượng insuline. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp lập chế độ ăn phù hợp cho bạn.

Hoạt động thể chất

Mọi người đều cần phải tập luyện thể dục thường xuyên, kể cả người mắc tiểu đường tuýp 1. Chọn các hoạt động bạn thích, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội và biến chúng thành thói quen hàng ngày của bạn. Tập luyện ít nhất 150 phút mỗi tuần và không được nghỉ 2 ngày liên tiếp. Ở trẻ em cần ít nhất 1 giờ hoạt động mỗi ngày.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
VIÊM TẮC ỐNG DẪN TINH

VIÊM TẮC ỐNG DẪN TINH

administrator
CĂNG CƠ QUÁ MỨC

CĂNG CƠ QUÁ MỨC

administrator
UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

administrator
HỘI CHỨNG KLINEFELTER

HỘI CHỨNG KLINEFELTER

administrator
LẬU

LẬU

administrator
GIÃN NÃO THẤT (NÃO ÚNG THỦY)

GIÃN NÃO THẤT (NÃO ÚNG THỦY)

administrator
BÀN CHÂN PHẲNG

BÀN CHÂN PHẲNG

Một người có bàn chân phẳng không thể nhìn thấy vòm bàn chân khi họ đứng. Tất cả trẻ sơ sinh đều có bàn chân phẳng. Vòm hình thành trong thời thơ ấu. Nếu vòm chân không phát triển - hoặc chúng bị sụp sau này khi lớn lên (vòm bị sa xuống) - bàn chân phẳng có thể gây đau và ảnh hưởng đến việc đi lại. Chỉnh hình và các bài tập kéo căng có thể hữu ích.
administrator
HẸP VAN HAI LÁ

HẸP VAN HAI LÁ

administrator