ĐAU THẮT NGỰC

daydreaming distracted girl in class

ĐAU THẮT NGỰC

 

Tổng quan

Đau thắt ngực là đau ngực do giảm lưu lượng máu đến cơ tim. Nó thường không đe dọa đến tính mạng, nhưng đó là một dấu hiệu cảnh báo rằng bạn có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.

Với phương pháp điều trị thích hợp kết hợp thay đổi lối sống lành mạnh, bạn có thể kiểm soát đau thắt ngực và giảm nguy cơ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn.

A picture containing person

Description automatically generated

Đau thắt ngực có thể đưa đến cơn đau tim nguy hiểm

Triệu chứng của cơn đau thắt ngực

Triệu chứng chính của đau thắt ngực là đau ngực.

Đau ngực do đau thắt ngực thường có đặc điểm như sau:

  • Cảm giác đau như thắt, như bị bóp nghẹt hoăc đề nặng, có thể lan đến cánh tay, cổ, hàm hoặc lưng của bạn

  • Cảm thấy đau khi hoạt động gắng sức hoặc stress

  • Biến mất trong vòng vài phút sau khi nghỉ ngơi

Đôi khi có thể xuất hiện các triệu chứng khác, như cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở.

Khi nào cần trợ giúp y tế

Nếu bạn chưa từng được chẩn đoán bị đau thắt ngực, hãy đến gặp ngay bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu xuất hiện cơn đau ngực và biến mất vòng vài phút sau khi nghỉ ngơi.

Bạn nên tìm hiểu thêm về cách chẩn đoán đau thắt ngực

Gọi 115 cho xe cứu thương nếu bạn bị đau ngực, không dừng lại sau vài phút. Đây có thể là một cơn đau tim.

Chẩn đoán

Khi bạn đến gặp bác sĩ sau khi bị một cơn đau ngực, bác sĩ có thể hỏi về:

  • Các triệu chứng bạn đang có

  • Những gì bạn đang làm khi các triệu chứng xuất hiện

  • Lối sống của bạn (ví dụ, chế độ ăn uống của bạn như thế nào, có hút thuốc lá hay uống rượu không)

  • Tiền sử bệnh của gia đình bạn (người thân có mắc phải pahir các vấn đề về tim mạch hay không)

Bác sĩ cũng có thể thực hiện một số kiểm tra để đánh giá khả năng có vấn đề về tim, chẳng hạn như:

  • Đo huyết áp của bạn

  • Tính toán chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn - điều này liên quan đến việc đo cân nặng và chiều cao của bạn

  • Đo kích thước vòng eo của bạn

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra mức cholesterol trong máu (mỡ máu)

Sau đó, bạn có thể được chỉ định làm các xét nghiệm để đánh giá chính xác hơn bạn có bị đau thắt ngực hay không cũng như đánh giá nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng hơn như đau tim hoặc đột quỵ, bao gồm:

  • Điện tâm đồ (ECG) - một xét nghiệm để kiểm tra nhịp tim và lưu lượng máu đến tim

  • Chụp động mạch vành - chụp sau khi tiêm thuốc nhuộm để giúp làm nổi bật tim và mạch máu của bạn

  • ECG khi vận động – ECG được thực hiện trong khi bạn đang đi bộ trên máy chạy bộ hoặc sử dụng một chiếc xe đạp tập thể dục

Nguyên nhân gây đau thắt ngực

Đau thắt ngực xảy ra khi các động mạch cung cấp máu cho cơ tim bị thu hẹp bởi sự tích tụ các chất béo. Tình trạng này được gọi là xơ vữa động mạch.

Các yếu tố có thể gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch bao gồm:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh

  • Ít vận động, tập luyện thể dục thể thao

  • Hút thuốc lá

  • Người lớn tuổi

  • Tiền sử gia đình bị xơ vữa động mạch hoặc các vấn đề vè tim mạch.

Diagram

Description automatically generated

Mảng xơ vữa làm cản trở dòng lưu lượng máu đến tim

Phân loại

Có 2 loại cơn thắt ngực chính mà bạn có thể được chẩn đoán:

  • Đau thắt ngực ổn định (phổ biến hơn): cơn đau xuất hiện khi có tác nhân kích hoạt (như căng thẳng hoặc tập thể dục) và biến mất sau khi nghỉ ngơi khoảng vài phút.

  • Đau thắt ngực không ổn định (nghiêm trọng hơn): cơn đau ập đến bất ngờ, không thể đoán trước, xảy ra kể cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi hoặc không hoạt động thể lực, thời gian cơn đau kéo dài hơn đau thắt ngực ổn định

Một số trường hợp bị đau thắt ngực ổn định một thời gian sẽ tiến triển thành đau thắt ngực không ổn định.

Điều trị cơn thắt ngực

Có lẽ bạn sẽ cần phải dùng một số loại thuốc khác nhau cho phần còn lại của cuộc đời bạn.

Bạn sẽ được chỉ định các thuốc với mục đích:

  • Điều trị cắt cơn khi các cơn đau xảy ra (chỉ được dùng khi bạn lên cơn đau thắt ngực)

  • Ngăn chặn các đợt tấn công tiếp theo

  • Giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ

Nếu thuốc không phù hợp hoặc không hiệu quả, bạn có thể sẽ được khuyến cáo một số hoạt động để cải thiện lưu lượng máu đến cơ tim.

Sống chung với bệnh đau thắt ngực

Nếu bệnh được kiểm soát tốt, phần lớn người bệnh sẽ hoàn toàn có khả năng có cuộc sống bình thường với bệnh đau thắt ngực. Bạn có thể vẫn tự thực hiện được hầu hết các hoạt động thường ngày của mình.

A picture containing food, table, fruit, vegetable

Description automatically generated

Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh sẽ giúp trái tim của bạn khỏe mạnh hơn.

Một trong những điều quan trọng nhất bạn cần làm là thực hiện lối sống lành mạnh, chẳng hạn như:

  • Có một chế độ ăn uống cân bằng, khoa học

  • Cắt giảm rượu, bia

  • Ngừng hút thuốc nếu bạn hút thuốc

  • Giảm cân nếu bạn thừa cân

  • Tập thể dục thường xuyên – chú ý lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng sẽ an toàn hơn

Điều này sẽ góp phần giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
HIV & AIDS

HIV & AIDS

administrator
NHỊP TIM CHẬM

NHỊP TIM CHẬM

administrator
UNG THƯ LƯỠI

UNG THƯ LƯỠI

administrator
VIÊM XOANG CẤP TÍNH

VIÊM XOANG CẤP TÍNH

administrator
HỘI CHỨNG TRUYỀN MÁU SONG THAI

HỘI CHỨNG TRUYỀN MÁU SONG THAI

administrator
SUY TUYẾN YÊN

SUY TUYẾN YÊN

administrator
UNG THƯ HẮC TỐ DA

UNG THƯ HẮC TỐ DA

administrator
BÓC TÁCH ĐỘNG MẠCH CHỦ

BÓC TÁCH ĐỘNG MẠCH CHỦ

administrator